BÀI ĐỌC 1 VÀ 2 (NẾU CÓ)
BÀI ĐỌC I : Cv
2,14a.36-41
14
Trong ngày lễ Ngũ Tuần, ông Phê-rô đứng chung với Nhóm Mười Một lớn tiếng nói
với dân chúng rằng : 36
Toàn thể nhà Ít-ra-en phải biết chắc điều này : Đức Giê-su mà anh em đã treo
trên thập giá, Thiên Chúa đã đặt Người làm Đức Chúa và làm Đấng
Ki-tô."
37
Nghe thế, họ đau đớn trong lòng, và hỏi ông Phê-rô cùng các Tông Đồ khác :
"Thưa các anh, vậy chúng tôi phải làm gì? "38 Ông Phê-rô đáp : "Anh
em hãy sám hối, và mỗi người hãy chịu phép rửa nhân danh Đức Giê-su Ki-tô, để
được ơn tha tội ; và anh em sẽ nhận được ân huệ là Thánh Thần. 39 Thật vậy, đó là điều Thiên
Chúa đã hứa cho anh em, cũng như cho con cháu anh em và tất cả những người ở
xa, tất cả những người mà Chúa là Thiên Chúa chúng ta sẽ kêu gọi."40 Ông Phê-rô còn dùng nhiều
lời khác để long trọng làm chứng và khuyên nhủ họ. Ông nói: "Anh em hãy
tránh xa thế hệ gian tà này để được cứu độ."41 Vậy những ai đã đón nhận lời
ông, đều chịu phép rửa. Và hôm ấy đã có thêm khoảng ba ngàn người theo đạo.
ĐÁP CA : Tv 22
Đ. Chúa
là Mục Tử chăn dắt tôi,
tôi
chẳng thiếu thốn gì. (c 1)
1 Chúa là mục tử chăn dắt tôi,
tôi chẳng thiếu thốn gì. 2
Trong đồng cỏ xanh tươi, Người cho tôi nằm nghỉ. Người đưa tôi tới dòng nước
trong lành 3a
và bổ sức cho tôi.
3b
Người dẫn tôi trên đường ngay nẻo chính vì danh dự của Người. 4 Lạy Chúa, dầu qua lũng âm u
con sợ gì nguy khốn, vì có Chúa ở cùng. Côn trượng Ngài bảo vệ, con vững dạ an
tâm.
5 Chúa dọn sẵn cho con bữa
tiệc ngay trước mặt quân thù. Đầu con, Chúa xức đượm dầu thơm, ly rượu con đầy
tràn chan chứa.
6 Lòng nhân hậu và tình thương
Chúa ấp ủ tôi suốt cả cuộc đời, và tôi được ở đền Người những ngày tháng, những
năm dài triền miên.
BÀI ĐỌC II : 1Pr
2,20b-25
20b Anh em thân mến, nếu làm việc lành và
phải khổ mà anh em vẫn kiên tâm chịu đựng, thì đó là ơn Thiên Chúa ban.21 Anh em được Thiên Chúa gọi
để sống như thế. Thật vậy, Đức Ki-tô đã chịu đau khổ vì anh em, để lại một
gương mẫu cho anh em dõi bước theo Người.22
Người không hề phạm tội; chẳng ai thấy miệng Người nói một lời gian dối.23 Bị nguyền rủa, Người không
nguyền rủa lại, chịu đau khổ mà chẳng ngăm đe; nhưng một bề phó thác cho Đấng
xét xử công bình.24
Tội lỗi của chúng ta, chính Người đã mang vào thân thể mà đưa lên cây thập giá,
để một khi đã chết đối với tội, chúng ta sống cuộc đời công chính. Vì Người
phải mang những vết thương mà anh em đã được chữa lành.25 Quả thật, trước kia anh em
chẳng khác nào những con chiên lạc, nhưng nay đã quay về với Vị Mục Tử, Đấng
chăm sóc linh hồn anh em.
BÀI GIẢNG
LIÊN
KẾT TRONG CHÚA GIÊSU
MỚI
ĐƯỢC CỨU ĐỘ
Con người chỉ được hạnh phúc thật
như Thiên Chúa khi thực hành lời giáo huấn của Công Đồng Vat.II trong Hiến Chế
Hội Thánh số 9 dạy : “Chúa không cứu
con người cách riêng rẽ thiếu liên kết”. Liên kết ở đây phải
hiểu trước hết là liên kết với Chúa Giêsu Phục Sinh, vì Ngài là Đấng Cứu Độ duy
nhất (x Cv 4,12). Tất cả những ai được liên kết với Chúa Giêsu Phục Sinh thì
trở thành chi thể trong Thân Mình Mầu Nhiệm của Ngài, cũng chính là Hội Thánh.
Vì thế thánh Phaolô nói : “Nếu một chi
thể nào đau, thì mọi chi thể cùng đau. Nếu một chi thể nào được vẻ vang, thì mọi chi thể cũng vui chung”
(x 1Cr 12,26).
Sự liên kết để chăm sóc nhau mỗi
người phải bắt đầu bằng tấm lòng khiêm tốn nhận ra tội mình và sám hối, xin
Chúa Giêsu thương xót và thể hiện bằng việc lãnh Bí tích Thánh Tẩy, và như dân
chúng đã hỏi ông Phêrô và các Tông Đồ: “Thưa
các anh, vậy chúng tôi phải làm gì?” Ông Phêrô đáp : “Anh em hãy sám hối và mỗi người hãy chịu Phép Rửa nhân danh Đức Giêsu
Kitô để được ơn tha tội ; và anh em sẽ nhận được ân huệ là Thánh Thần. Đó là
điều Thiên Chúa đã hứa cho anh em, cũng như cho con cháu anh em, và tất cả
những người ở xa, tất cả những người mà Chúa là Thiên Chúa chúng ta đã kêu gọi.
Anh em hãy tránh xa thế hệ gian tà này để được cứu độ” (Cv 2,37-40 : Bài
đọc I). Thông thường có ba cách người ta
được thanh tẩy và được tái sinh để trở nên chi thể trong Thân Mình Mầu Nhiệm Chúa
Giêsu là Hội Thánh :
1/
ĐƯỢC LÃNH PHÉP RỬA BẰNG NƯỚC TỰ NHIÊN NHÂN DANH BA NGÔI THIÊN CHÚA.
Chúa Giêsu dạy : “Không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu
không sinh ra bởi nước và Thần Khí”. (Ga 3,5). Cụ thể Đức Giêsu truyền cho
các môn đệ : “Anh em hãy đi khắp tứ
phương tập họp môn đệ cho Thầy bằng Phép Rửa : Nhân danh Chúa Cha và Chúa Con
và Chúa Thánh Thần” (Mt 28,19).
2/
ĐƯỢC THANH TẨY VÀ SINH LẠI BỞI LỜI CHÚA.
Chúa Giêsu nói : “Chúng con đã được sạch nhờ Lời Thầy nói với
chúng con” (Ga 15,3) ; thánh Giacôbê nói : “Chúa đã tự ý dùng Lời chân lý mà sinh ra chúng ta, để chúng ta nên như
của đầu mùa trong các thọ tạo của Người” (Gc 1,18). Thanh tẩy bằng Lời phải
liên tục len lỏi vào mọi sinh hoạt suốt cuộc đời người Kitô hữu. Bởi đó, Đức
Giêsu dạy các môn đệ : Sau khi ban Thánh Tẩy cho kẻ tin, thì còn phải dạy họ
những Lời Thầy truyền (x Mt 28,20).
3/
ĐƯỢC THANH TẨY VÀ TÁI SINH NHỜ DANH CHÚA GIÊSU.
Thánh Phêrô nói : “Anh em hãy sám hối, và mỗi người hãy chịu
phép rửa nhân danh Đức Giêsu Kitô, để được ơn tha tội; và anh em sẽ nhận được
ân huệ là Thánh Thần.” (Cv 2,38). Được thanh tẩy và được tái sinh mỗi ngày
khi ta dự tiệc Thánh Thể, vì trong Thánh Lễ ta như nắm đất sét trong tay Chúa
Giêsu, để Ngài nắn tạo ta mỗi ngày thêm hoàn hảo (x Is 64,7). Vì Bí tích Thánh
Thể là nguồn suối thanh tẩy thông ban ơn thanh tẩy cho các Bí tích khác.
NGOÀI RA CON
NGƯỜI CÒN ĐƯỢC CHÚA CỨU ĐỘ NHỜ SỐNG CÁC NHÂN ĐỨC.
1- Đức mến Chúa yêu
người.
Thánh sử Matthêu ghi nhận : Vào ngày
cánh chung, những người được vào Thiên Đàng, Chúa không hề xét hỏi tội họ, Ngài
chỉ tra vấn họ về lòng trắc ẩn đối với những kẻ bé mọn, và nếu họ đã làm lành
cho kẻ bé nhỏ, tức là làm cho chính Ngài (x Mt 25,34-40), vì Đức Ái đã phủ lấp
muôn vàn tội lỗi của họ (1Pr 4,8).
Để nhấn mạnh về giá trị Đức Ái thanh
tẩy tội chúng ta, thánh Công Đồng Vat.II trong Hiến Chế Hội Thánh số 14 nói : “Dù được tháp nhập vào Hội Thánh mà không kiên
trì sống Đức Ái, thì tuy thể xác họ ở trong Hội Thánh, nhưng linh hồn họ ở
ngoài Hội Thánh, chẳng những họ không được cứu độ mà còn bị xét xử nghiêm khắc
hơn”.
2- Đức Tin thể hiện bằng đổ máu vì Chúa Giêsu.
Đan cử : Người lương dân bằng lòng
chết vì tuyên xưng theo Chúa Giêsu. Kìa cả đến Đức Giêsu khi đã chịu phép rửa
bằng nước tại sông Giođan, Ngài còn muốn hoàn tất Phép Rửa bằng máu khi bị giết
ở đồi Sọ. Ngài nói : “Thầy còn một phép
rửa phải chịu, và lòng Thầy khắc khoải biết bao cho đến khi việc này hoàn tất!”
(Lc 12,50). “Thật vậy, Đức Kitô đã chịu
đau khổ vì anh em,để lại một gương mẫu cho anh em dõi bước theo Người. Người
không hề phạm tội ; chẳng ai thấy miệng Người nói một lời gian dối. Bị nguyền
rủa, Người không nguyền rủa lại, chịu đau khổ mà chẳng ngăm đe, nhưng một bề
phó thác cho Đấng xét xử công bình. Tội lỗi của chúng ta chính Người đã mang
vào thân thể mà đưa lên cây thập giá, để một khi đã chết đối với tội,chúng ta
sống cuộc đời công chính. Vì Người
phải mang những vết thương mà anh em đã được chữa lành” (1Pr 2,21b-24 : Bài
đọc II). Thánh Gioan nhìn về viễn tượng ngày cánh chung, khi ông nói về những người được Chúa Giêsu cứu độ : “Họ là những người từ cuộc quẫn bách lớn lao
đã đến ; họ đã giặt áo họ và phiếu trắng tinh trong Máu Chiên Con” (Kh
7,14).
3- Đức Tin vào
Tín Điều Các Thánh Cùng Thông Công.
Nhờ Đức Tin này mà những người không
có điều kiện học giáo lý hoặc trẻ sơ sinh, cũng được lãnh Bí tích Thánh Tẩy.
Ngay từ thời các thánh Tông Đồ, nhiều gia đình đã được thánh Phaolô ban Thánh
Tẩy cho hết mọi người lớn cũng như trẻ nhỏ. Đan cử như gia đình bà Lyđia
buôn len cánh kiến (x Cv 16,14-15) ; gia đình viên cai ngục (x Cv 16,30-34) ;
gia đình ông Kryspo trưởng hội đường (x Cv 18,8).
4- Đức Tin, Đức
Mến khát vọng được thuộc về Chúa Giêsu.
Đây là trường hợp bất thường, một
người có khát vọng theo Chúa, muốn học giáo lý, muốn gia nhập Hội Thánh mà
không có ai giúp, hay không có điều kiện đón nhận. Đối với loại người này, nếu
qua đời bất thình lình, thì họ cũng đã thuộc về Hội Thánh rồi.
Những cách con người được Chúa cứu
độ, gọi đó là những cánh cửa Đức Giêsu mở ra cho chiên Ngài vào, vì Ngài là Mục Tử nhân lành.
Ngài nói : “Thật, tôi bảo thật các ông :
Ai không đi qua cửa mà vào ràn chiên, nhưng trèo qua lối khác mà vào, người ấy
là kẻ trộm, kẻ cướp. Còn ai đi qua cửa mà vào, người ấy là mục tử. Người giữ
cửa mở cho anh ta vào, và chiên nghe tiếng của anh ; anh gọi tên từng con, rồi
dẫn chúng ra. Khi đã cho chiên ra hết, anh ta đi trước và chiên đi theo sau, vì
chúng nhận biết tiếng của anh. Chúng sẽ không theo người lạ, nhưng sẽ chạy
trốn, vì chúng không nhận biết tiếng người lạ” (Ga 10, 1-5 : Tin Mừng).
NHƯ THẾ CHÂN DUNG
MỤC TỬ NHÂN LÀNH CÓ NHỮNG NÉT ĐẶC THÙ ĐỂ CHIÊN NHẬN RA.
a- “Mục tử gọi tên
từng con chiên” (Ga 10,3a), gọi đúng tên chiên là cứu nó, vì
vào thời Thiên Chúa cứu độ, Ngài nói : “Đừng
sợ, Ta đã chuộc ngươi về, Ta đã gọi bằng chính tên ngươi, ngươi là của riêng Ta”
(Is 43,1b). Mà “làm sao con người được
tồn tại nếu Chúa không gọi tên nó” (Kn 11,25).
b- “Mục Tử dẫn chiên ra khỏi chuồng
và đi trước chiên” (Ga 10,4a). Ông Luca rất khéo
léo khi mở đầu sách Lịch Sử Hội Thánh (Tông Đồ Công Vụ), ông viết : “Chúa Giêsu làm rồi mới dạy” (1,1), có ý
nhấn mạnh tất cả các Kitô hữu phải tiếp tục viết lịch sử Hội Thánh theo mẫu
Chúa Giêsu “làm rồi mới dạy”.
Chính vì vậy mà lần duy nhất trong Tin Mừng Marco, tác giả nói về danh 12 người
Đức Giêsu tuyển chọn : “Các Tông Đồ tin
lại cho Thầy Giêsu tất cả những gì họ đã làm và đã dạy” (Mc 6,30). Có thế họ mới
thực là mục tử tốt theo gương Thầy chí thánh.
c- “Chiên nhận ra tiếng Mục Tử” (Ga
10,4b), bởi vì Đức Giêsu đã xác nhận Ngài từ trời mà đến, Cha Ngài dạy sao Ngài
nói vậy (x Ga 12,50), và Ngài còn nói về những kẻ được Ngài sai đi truyền giảng
: “Người của Thiên Chúa sai thì nói Lời
Thiên Chúa” (Ga 3,34). Vì thế, để chu toàn sứ mệnh ngôn sứ, thánh Phaolô
nói : “Tôi giảng chẳng cần lời lẽ khôn
khéo hấp dẫn, nhưng chỉ dựa vào bằng chứng xác thực của Lời Chúa và quyền năng
Thiên Chúa” (1Cr 2,4).
Để
hướng dẫn các chủ chăn giảng trong Thánh Lễ, Hội Thánh quy định :
F Lời Chúa tối ư quan trọng,
nên Bài giảng phải căn cứ vào các Bài đọc (HCPV số 24).
F Bài giảng phải căn cứ vào
Thánh Kinh để trình bày các mầu nhiệm Đức Tin và các quy tắc cho đời sống Kitô
giáo trong suốt chu kỳ năm Phụng Vụ (HCPV số 52).
F Để quy tụ dân Chúa trước nhất
phải dựa vào Lời Thiên Chúa, Lời ấy đặc biệt phải tìm thấy nơi miệng lưỡi các Linh mục, bởi vì
Linh mục mắc nợ dân về Lời Chúa (Sắc Lệnh ĐTLM số 4).
d- “Mục Tử biết
chiên và chiên biết Mục Tử” (Ga 10,14 : Tung Hô Tin
Mừng). Từ “biết”
trong ngôn ngữ Kinh Thánh là liên hệ mật thiết trong đời sống vợ chồng. Đan cử
:
- Ông Adam biết Eva
vợ mình, thế là bà có thai sinh ra Cain (x St 4,1 – Bản dịch NTT).
- Khi sứ thần truyền tin cho
Đức Maria sinh Con Đấng Tối Cao, Đức Maria thưa lại : “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào vì tôi không biết đến việc vợ chồng”
(Lc 1,34 – Bản dịch CGKPV). Chúng ta được Chúa Giêsu “biết”
đến nhờ lãnh Bí tích Thánh Tẩy, nên thánh Phaolô nói với các tín hữu : “Tôi đã đính hôn anh em với một người độc
nhất là Đức Kitô, để tiến dâng anh em cho Người như một trinh nữ thanh khiết”
(2Cr 11,2). Đức Giêsu còn xác nhận : “Chiên
của tôi thì nghe tiếng tôi; tôi biết chúng và chúng theo tôi. Tôi
ban cho chúng sự sống đời đời; không bao giờ chúng phải diệt vong và không ai giựt
được chúng khỏi tay tôi. Cha tôi, Đấng đã ban chúng cho tôi, thì lớn hơn tất
cả, và không ai giựt được chúng khỏi tay Chúa Cha. Tôi và Chúa Cha là
một." (Ga 10,27-30). Như vậy, Mục Tử Giêsu và Chúa Cha chỉ ra
tay bảo vệ những ai nghe tiếng Ngài. Đó là dấu chỉ họ là Hiền Thê của Ngài, đi
theo Ngài. Ngài ra tay gìn giữ, bảo vệ và chăm sóc họ hơn ông Hôsê trung tín
bảo vệ cô vợ dâm đãng luôn bội tình với chồng, để không sự dữ nào giựt vợ khỏi
tay ông! (Hs 2).
e- “Mục Tử chấp
nhận gian khổ vì phục vụ dưới ánh sáng Lời Chúa”. Thực
vậy bài giảng đầu tiên của thánh Phêrô chỉ dựa vào danh Chúa Giêsu, để cho mọi
người nhận ra Chúa Giêsu là Mục Tử tốt mà tin theo, hôm đó ông Phêrô đã ban
Thánh Tẩy cho 3.000 người (x Cv 2,14a-41 : Bài đọc I). Nhưng khi ông chấp nhận
gian khổ trong đời phục vụ, thì ông thâu nhận tới 5.000 người về cho Chúa (x Cv
4, 1-4). Vì thế thánh Phêrô nói : “Nếu anh
em phải khổ vì làm việc lành mà anh em vẫn kiên tâm chịu đựng, thì đó là ơn
Thiên Chúa ban. Anh em được Thiên Chúa gọi để sống như thế” (1Pr 2,20b-21a
: Bài đọc II).
ĐỨC GIÊSU VẠCH MẶT
NHỮNG LOẠI MỤC TỬ BẤT LƯƠNG, NÓ LÀ TRỘM LÀ CƯỚP, vì không qua cửa mà
vào ràn chiên nhưng đã trèo qua lối khác (Ga 10,1a).Đây là những kẻ
a- Không
tin vào Chúa Giêsu, họ có làm việc tốt lành, thì cũng chỉ
là việc của sinh vật, không có giá trị cứu độ,trước sau cũng ra tro bụi (x Cv 5,38).
Đức Giêsu còn khẳng định: “Ai không đi
với Ta là chống lại Ta, và kẻ không cùng Ta thu họp là phá hoại” (Lc 11,23).
Thánh Tông Đồ còn nhấn mạnh : “Giả như
tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà chia sẻ, hay nộp cả thân xác tôi để chịu
thiêu đốt mà không có Đức Ái thì cũng chẳng ích gì cho tôi” (1Cr 13,3). “Đức Ái là Thiên Chúa” (1Ga 4,8).
b- Không
được Hội Thánh sai đi. Chúa Giêsu Phục Sinh đến thổi hơi (ban
Thánh Thần) cho các môn đệ và nói : “Như
Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em” (Ga 20,21b). Bởi đó thánh Tông Đồ
nói : “Làm sao họ kêu cầu Đấng họ không
tin? Làm sao họ tin Đấng họ không được nghe? Làm sao mà nghe, nếu không có ai
rao giảng? Làm sao mà rao giảng, nếu không được sai đi? Như có lời chép: Đẹp
thay bước chân những sứ giả loan báo tin mừng!” (Rm 10,14-15). Quả thật, thánh
Phaolô đã nhấn mạnh người đi rao giảng Tin Mừng phải là người được sai đi, nên
ông nói : “Mười bốn năm sau, tôi
lại lên Giêrusalem một lần nữa cùng với ông Barnaba ; tôi cũng đem theo anh
Titô đi với tôi. Tôi
lên đó vì được Thiên Chúa mạc khải, và đã trình bày cho người ta Tin Mừng tôi
rao giảng cho dân ngoại, - cách riêng cho các vị có thế giá -, vì sợ rằng tôi
ngược xuôi, và đã ngược xuôi vô ích” (Gl 2,1-2)
c- Không được chiên nghe theo, vì chiên không theo tiếng người
lạ, nhưng trốn tránh (Ga 10,5.8). Người mục tử tốt lành phải biết nghe và thực
hành Lời Chúa mới có thể chăm sóc chiên, như Lời Kinh Thánh đã nói : “Kẻ nào không nghe những Lời
của Ta, những lời người ấy nói nhân danh Ta, thì chính Ta sẽ hạch tội nó. Nhưng
ngôn sứ nào cả gan nhân danh Ta mà nói Lời Ta đã không truyền cho nói, hoặc
nhân danh những thần khác mà nói, thì ngôn sứ đó phải chết."(Dnl
18,19-20). Loại mục tử nhân danh các thần khác mà nói đó là loại mục tử gian
ác, không tìm kiếm chiên lạc, không tập họp chiên về đồng cỏ xanh tươi, chiên
bệnh chúng không chăm sóc, chỉ mong xén lông chiên và vắt sữa, con nào béo thì
đem làm thịt (x Ed 34,1-10).
d- Mục tử chưa được kết hợp với Chúa Giêsu,
tầm cỡ như ông Môsê, ông Giosuê, vua Đavid, hay các ngôn sứ
Isaia, Giêrêmia …cũng không đem lại sự sống đời đời cho ai, ngoại trừ Mục Tử
Giêsu (x Cv 4,12). Bởi đó Đức Giêsu nói : “Hết
thảy mọi kẻ đến trước Ta đều là trộm là cướp” (Ga 10,8a), vì các mục tử tốt
trước Chúa Giêsu có đem Luật Chúa cho dân, thì Luật đó vẫn còn giam người ta
trong tội (x Gl 3,22). Luật giam chúng ta trong tội, vì Luật nào cũng nhằm hai
tiêu chuẩn : Cấm làm điều xấu và dạy làm điều tốt. Nhưng trong thực tế không ai
có thể chu toàn hai tiêu chuẩn này. Thánh Phaolô coi Luật như quản giáo dẫn ta
đến kết hợp với Chúa Giêsu, mới được cứu độ (x Gl 3,24).
Vì
vậy người Công Giáo luôn phải tuyên xưng Đức Tin về Đức Giêsu : “Chúa là Mục Tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu
thốn gì” (Tv 23/22,1 : Đáp ca).
THUỘC LÒNG.
Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi; tôi biết
chúng và chúng theo tôi. Tôi ban cho chúng sự sống đời đời; không bao giờ chúng
phải diệt vong và không ai giựt được chúng khỏi tay tôi. Cha tôi, Đấng đã ban
chúng cho tôi, thì lớn hơn tất cả, và không ai giựt được chúng khỏi tay Chúa
Cha (Ga 10,27-29).
http://phaolomoi.net
Lm GIUSE ĐINH QUANG THỊNH