BÀI ĐỌC 1 VÀ 2 (NẾU CÓ)
BÀI ĐỌC I : St 12,1-4a
1 Hồi ấy, Đức Chúa phán
với ông Áp-ram: "Hãy rời bỏ xứ sở, họ hàng và nhà cha ngươi, mà đi tới đất
Ta sẽ chỉ cho ngươi.2 Ta sẽ làm cho ngươi thành một dân lớn, sẽ chúc
phúc cho ngươi. Ta sẽ cho tên tuổi ngươi được lẫy lừng, và ngươi sẽ là một mối
phúc lành. 3 Ta sẽ chúc phúc cho những ai chúc phúc cho ngươi; Ai nhục mạ ngươi, Ta sẽ nguyền rủa. Nhờ
ngươi, mọi gia tộc trên mặt đất sẽ được chúc phúc."
4
Ông Áp-ram ra đi, như Đức Chúa đã phán với ông.
ĐÁP CA : Tv 32
Đ. Xin đổ tình thương xuống chúng con,
lạy
Chúa, như chúng con hằng trông cậy nơi Ngài. (c 22)
4 Lời
Chúa phán quả là ngay thẳng, mọi việc Chúa làm đều đáng cậy tin. 5
Chúa yêu thích điều công minh chính trực, tình thương Chúa chan hoà mặt đất.
18
Chúa để mắt trông nom người kính sợ Chúa, kẻ trông cậy vào lòng Chúa yêu
thương, 19 hầu cứu họ khỏi tay thần chết và nuôi sống trong buổi cơ
hàn.
20
Tâm hồn chúng tôi đợi trông Chúa, bởi Người luôn che chở phù trì. 22
Xin đổ tình thương xuống chúng con, lạy Chúa, như chúng con hằng trông cậy nơi
Ngài.
BÀI ĐỌC II : 2Tm 1,8b-10
8 Anh yêu quý, dựa vào
sức mạnh của Thiên Chúa, anh hãy đồng lao cộng khổ với tôi để loan báo Tin
Mừng.9 Người đã cứu độ và kêu gọi chúng ta vào dân thánh của Người,
không phải vì công kia việc nọ chúng ta đã làm, nhưng là do kế hoạch và ân sủng
của Người. Ân sủng đó, Người đã ban cho chúng ta từ muôn thuở trong Đức Ki-tô
Giê-su, 10 nhưng giờ đây mới được biểu lộ, vì Đấng cứu độ chúng ta
là Đức Ki-tô Giê-su đã xuất hiện. Chính Đức Ki-tô đã tiêu diệt thần chết, và đã
dùng Tin Mừng mà làm sáng tỏ phúc trường sinh bất tử.
BÀI GIẢNG
A. PHẦN TÌM HIỂU
Ý NGHĨA BIẾN CỐ HIỂN DUNG ?
Hiển Dung là minh chứng Đức Giêsu
chiến thắng mọi ác thần trong suốt cuộc đời của Người chịu cám dỗ, khởi đi từ
phép rửa ở sông Giođan cho tới núi Sọ.
Nhìn
vào lược đồ trên cho chúng ta thấy : những gì xảy ra ở (4) thì cũng diễn ra ở
(1) và (2) ; đồng thời cũng sẽ xảy ra ở (3) .
Bằng chứng :
a- Phép rửa với Hiển Dung :
Lời
Chúa Cha giới thiệu Đức Giêsu cho nhân loại : “Đây là Con chí ái Ta, kẻ Ta sủng mộ”, chỉ xuất hiện hai lần trong
cuộc đời của Ngài: Khi Người chịu phép rửa ở sông Giođan (x Mt 3,17) và lúc
Người Hiển Dung ở núi cao (Mt 17,5a :
Tin Mừng).
b-
Cám dỗ với Hiển Dung và Tử Nạn:
Đức Giêsu bị cám dỗ liên lỉ, điển
hình :
* Đầu cuộc đời công khai của Đức
Giêsu, quỷ cám dỗ Người ba lần (x Mt 4,11).
* Tại núi Hiển Dung, môn đệ cám dỗ
Đức Giêsu đừng xuống núi để các ông dựng ba lều (x Mt 17,4 : Tin Mừng).
* Vào giờ Đức Giêsu chịu Tử Nạn, đám
đông cám dỗ Người ba điều :
- Mi là kẻ phá được Đền Thờ, và
nội trong ba ngày xây lại?
- Hãy cứu lấy mình đi?
- Nếu
mi là Con Thiên Chúa, thì xuống khỏi thập giá xem nào? (Mt 27,40).
c-
Hiển Dung với Tử Nạn, Phục Sinh, và Lên
Trời.
Ta
thấy các chi tiết ở núi Hiển Dung đều xảy ra vào giờ Tử Nạn và Phục Sinh
của Đức Giêsu:
· Ông Matthêu ghi “sáu ngày sau” Đức Giêsu Hiển
Dung (x Mt 17,1) là báo trước Người bị giết vào ngày thứ sáu, rồi ngày thứ I
trong tuần, tức là ngày thứ tám Người sống lại và lên trời (x Lc 24).
· Tại núi Hiển Dung, cũng như núi Cây Dầu, vào giờ
Tử Nạn, Đức Giêsu bị bắt đều có ba ông Phêrô, Gioan và Giacôbê ở với Đức Giêsu (x
Mt 17,4 = Mt 26,37).
· Nơi núi Hiển Dung và núi Sọ (vào lúc 3giờ Thứ
Sáu Tuần Thánh), rồi lên trời đều có mây bao phủ ngọn núi (x Mt 17,5 = Mt 27,45
= Cv 1,9).
· Nơi núi Hiển Dung có hai ông Môsê và Êlya hiện
ra đàm đạo với Đức Giêsu (x Mt 17,3 : Tin Mừng) ; thì vào lúc Đức Giêsu Phục Sinh có hai thiên thần
từ trời đến báo cho các bà ra mộ : Đức Giêsu không còn ở đây (x Ga 20,12) ; và
chính lúc Đức Giêsu lên Trời, cũng có hai thiên thần nói với các môn đệ đang
đứng nhìn Thầy về Trời : các ông hãy trở về, Người sẽ đến cùng một thể thức như
các ông vừa thấy (x Cv 1,10).
B. GIÁO HUẤN
CÁC
KITÔ HỮU PHẢI DIỄN TẢ VINH QUANG THIÊN CHÚA
Biến cố Hiển Dung, chắc chắn Chúa
Giêsu muốn ta đạt ba vinh quang :
- Thân xác khỏe mạnh.
- Trí tuệ thông minh, tài ba.
- Tâm hồn đạo đức thánh thiện.
Thánh Tôma Tiến sĩ nói : “Mỗi vấn đề phải được giải quyết trong lãnh
vực của nó”.
1/ Muốn có thân
xác khỏe mạnh, ta phải ăn uống điều độ và đủ chất dinh dưỡng ; thêm vào mỗi
ngày ta phải tập thể thao thể dục.
2/ Muốn có trí
tuệ thông minh, tài ba, ta chăm chỉ học hành và cần cù làm việc.
3/ Muốn có tâm
hồn đạo đức thánh thiện, ta phải là người Công Giáo siêng năng hiệp dâng Thánh
Lễ, để tâm nghe và thực hành Lời Chúa qua Phụng Vụ của Hội Thánh.
Nhưng
a-
Nghe Lời Chúa ở đâu ?
Phải khẳng định rằng ta chỉ được trực tiếp
nghe Lời Con yêu dấu của Chúa khi Hội
Thánh giảng dạy trong Phụng Vụ (x Dt 1,1-2). Chân lý này đã được mạc khải trong
trình thuật Đức Giêsu Hiển Dung, Chúa Cha đã giới thiệu Con của Ngài, và buộc
loài người phải nghe Lời Con của Ngài : “Đây
là Con Ta yêu dấu, các ngươi hãy nghe Lời Người” (Mt 17,5 : Tung Hô Tin
Mừng). Thế mà sau đó, Đức Giêsu lại ra
lệnh cho các môn đệ : “Chúng con phải im
lặng cho đến khi Con Người từ cõi chết sống lại” (Mt 17,9 : Tin Mừng). Như
chúng ta biết từ lúc Đức Giêsu bị xử án, Người đã chấm dứt giảng dạy, ai muốn
nghe Giáo Lý của Đức Giêsu, Người bảo: “Cứ
vào Nhà Thờ hỏi người nghe tôi giảng dạy, vì hằng ngày tôi giảng cách công khai
ở đó” (x Ga 18, 19-21), thì ta phải hiểu đó chính là lúc Hội Thánh cử hành
Phụng Vụ, là ta thực hành giáo huấn của Công Đồng Vat.II trong Hiến Chế Phụng
Vụ số 7 : “Thiên Chúa hiện diện thiết
thực khi ta đọc Thánh Kinh trong Hội Thánh”. Vì trong Phụng Vụ, Hội Thánh
thể hiện quyền giáo huấn Chúa đã ban riêng cho, bằng cách chọn các Bài đọc
trích từ Kinh Thánh và người giảng phải dựa vào các Bài đọc ấy mà trình bày các
mầu nhiệm Đức Tin và những Quy Tắc cho đời sống Kitô hữu trong suốt chu kỳ năm
Phụng Vụ (x HCPV số 24 và 52).
Vậy
Lệnh Đức Giêsu cấm các môn đệ không được
nói cho ai những gì họ đã được mắt thấy tai nghe ở trên núi Hiển Dung, cho đến
khi Đức Giêsu từ cõi chết sống lại, TRỞ THÀNH LỜI GIẢI THÍCH lệnh : “Chúa Cha truyền phải nghe Lời Con của Ngài”,
chính là CHÚA CHA BUỘC MỌI NGƯỜI PHẢI NGHE LỜI HỘI THÁNH.
Mặt khác, ta lại biết ngay từ lúc
Đức Giêsu bắt đầu hoạt động công khai tại tiệc cưới Cana, để rồi lên đường đi
giảng Lời, thì đã có Mẹ Maria dặn bảo loài người : “Đức Giêsu bảo gì cứ làm theo” (Ga 2,5). Như vậy Mẹ Maria đã dặn mọi
người phải nghe và thực hành Lời Đức Giêsu trong ba năm Người giảng dạy bằng con
người xương thịt ; còn Chúa Cha thì buộc mọi người phải nghe và thực hành Lời
Con chí ái của Ngài, khi Hội Thánh lên tiếng giảng trong Thánh Lễ.
Ta
biết lý do ba môn đệ muốn dựng ba lều ở trên núi Hiển Dung : một cho Thầy, một cho
ông Môsê và một cho ông Êlya, là vì các ông nhận ra rằng nơi đây là Nhà Tạm của Thiên Chúa. Vì trong thời ông Môsê còn dẫn dân bỏ Ai
Cập về đất Hứa, trước khi ông có ý kiến với dân, thì ông vào Lều Hội Ngộ (Nhà
Tạm của Thiên Chúa), nơi đặt hai Bia Đá để thỉnh ý Chúa, lúc ấy có mây bao phủ
Lều (x Xh 33, 7t). Đây là dấu chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa, nên nhiều thế kỷ sau, khi Đền Thờ được khánh
thành, mây cũng bao phủ khắp Đền Thờ (x 1V 8,10).
Nhưng Đức Giêsu không cho các ông
dựng Lều ở trên núi Hiển Dung, đấy mới chỉ là dấu chỉ Nhà Tạm của Thiên Chúa,
do đó Người buộc các ông phải xuống núi để đi loan báo Tin Mừng, quy tụ muôn
dân vào Hội Thánh. Đấy mới thực là Lều của Thiên Chúa, Người luôn hiện diện với
dân, đặc biệt khi Hội Thánh cử hành Phụng Vụ. Nơi đây người ta được Chúa dạy
bảo, hơn xưa ông Môsê vào Lều Hội Ngộ (Nhà Tạm) thỉnh ý Chúa.
b- Nghe Lời Chúa, tâm tư ta phải thế nào ?
Đức Giêsu phục vụ đến mất mạng mới
có lời dạy trong Thánh Lễ, nên ta không phải chỉ là nghe Lời Chúa bằng lỗ tai,
mà nghe bằng con tim thể hiện bằng hành động như Đức Giêsu. Đức Hồng y Newmann
nói : “Giảng là trái tim nói với trái tim”
(Cor ad cor loquitur). Có thế, trong ngày cánh chung, ta mới được vinh quang giống
Chúa Giêsu (x 1Ga 3,2). Vì “nếu ta cùng
chịu đau khổ với Người, thì ta sẽ cùng sống ; nếu ta chịu đựng, ta sẽ đồng hiển
trị” (2Tm 2,11-12a). Vậy ta hãy thực
hành lời thánh Phaolô dạy : “Đừng rập theo đời này, trái lại hãy canh tân
lương tri, mà biến hình đổi dạng, làm sao anh em thẩm định được ý Thiên Chúa là
gì, thật là tốt lành,thú vị, trọn hảo” (Rm 12,2).
c-
Kết quả Lời Chúa đem lại cho ta điều gì ?
Nhờ nghe Lời Chúa dẫn ta vào Hội
Thánh để được hưởng muôn phúc lành, hơn Lời Chúa đã hứa với tổ phụ Abraham : “Hãy rời bỏ xứ sở, họ hàng và nhà cha ngươi,
mà đi đến đất Ta sẽ chỉ cho ngươi. Ta sẽ làm cho ngươi thành một dân lớn, sẽ
chúc phúc cho ngươi. Ta sẽ cho tên tuổi ngươi được lẫy lừng, và ngươi sẽ là một
mối phúc lành. Ta sẽ chúc phúc cho những ai chúc phúc cho ngươi ; ai nhục mạ
ngươi, Ta sẽ nguyền rủa. Nhờ ngươi, mọi gia tộc trên mặt đất sẽ được chúc phúc”
(St 12,1-3 : Bài đọc I). Nhưng bây giờ (thời Tân Ước) mới được biểu lộ, vì “Đấng Cứu Độ chúng ta là Đức Giêsu Kitô đã
xuất hiện. Chính Đức Kitô đã tiêu diệt thần chết, và đã dùng Tin Mừng mà làm
sáng tỏ phúc trường sinh bất tử. Vậy ta hãy đồng lao cộng khổ để loan báo Tin
Mừng. Người đã cứu độ và kêu gọi chúng ta vào dân thánh của Người, không phải
vì công kia việc nọ chúng ta đã làm, nhưng là do kế hoạch và ân sủng của Người.
Ân sủng đó, Người đã ban cho chúng ta từ muôn thuở trong Đức Giêsu Kitô”
(2Tm 1, 8b-10 : Bài đọc II).
Vậy ta hãy cầu nguyện : “Xin đổ tình thương xuống trên chúng con, lạy
Chúa, như chúng con hằng trông cậy nơi Ngài” (Tv 33/32,22 : Đáp ca).
THUỘC LÒNG
Đừng rập theo đời này, trái lại hãy canh
tân lương tri, mà biến hình đổi dạng, làm sao anh em thẩm định được ý Thiên
Chúa là gì, thật là tốt lành,thú vị, trọn hảo (Rm 12,2).
http://phaolomoi.net
Lm GIUSE ĐINH QUANG THỊNH