BÀI ĐỌC 1 VÀ 2 (NẾU CÓ)
BÀI ĐỌC I : Kn.11, 22-12, 2
22
Lạy Chúa, trước Thánh Nhan, toàn thể vũ trụ ví tựa hạt cát trên bàn cân, tựa
giọt sương mai rơi trên mặt đất.23 Nhưng Chúa xót thương hết mọi
người, vì Chúa làm được hết mọi sự. Chúa nhắm mắt làm ngơ, không nhìn đến tội
lỗi loài người, để họ còn ăn năn hối cải. 24 Quả thế, Chúa yêu
thương mọi loài hiện hữu, không ghê tởm bất cứ loài nào Chúa đã làm ra, vì giả
như Chúa ghét loài nào, thì đã chẳng dựng nên. 25 Nếu như Ngài không
muốn, làm sao một vật tồn tại nổi ? Nếu như Ngài không cho hiện hữu,làm sao nó
có thể được duy trì ? 26 Lạy Chúa Tể là Đấng yêu sự sống, Chúa xử
khoan dung với mọi loài, vì mọi loài đều là của Chúa.
1
Quả vậy, lạy Đức Chúa, sinh khí bất diệt của Ngài ở trong muôn loài muôn vật. 2
Vì thế, những ai sa ngã, Chúa sửa dạy từ từ. Chúa cảnh cáo họ, nhắc cho họ nhớ
họ đã phạm tội gì, để họ bỏ điều ác mà tin vào Chúa.
ĐÁP CA : Tv 144
Đ. 1
Lạy Thiên Chúa con thờ là Vua của
con,
Xin chúc tụng Thánh Danh muôn thuở muôn
đời.
1 Lạy Thiên Chúa con thờ là Vua của
con, con nguyện tán dương Chúa và chúc tụng Thánh Danh muôn thuở muôn đời.2
Ngày lại ngày, con xin chúc tụng Chúa và ca ngợi Thánh Danh muôn thuở muôn đời.
8 Chúa là Đấng từ bi nhân hậu,
Người chậm giận và giàu tình thương. 9 Chúa nhân ái đối với mọi
người, tỏ lòng nhân hậu với muôn loài Chúa đã dựng nên.
10 Lạy Chúa, muôn loài Chúa dựng nên
phải dâng lời tán tạ, kẻ hiếu trung phải chúc tụng Ngài, 11 nói lên
rằng: triều đại Ngài vinh hiển, xưng tụng Ngài là Đấng quyền năng.
13cd Chúa thành tín trong mọi lời Chúa
phán, đầy yêu thương trong mọi việc Người làm. 14 Ai quỵ ngã, Chúa
đều nâng dậy, kẻ bị đè nén, Người cho đứng thẳng lên.
BÀI ĐỌC II : 2 Tx.1, 11-2, 2
1 11
Thưa anh em, lúc nào chúng tôi cũng cầu nguyện cho anh em: xin Thiên Chúa
chúng ta làm cho anh em được xứng đáng với ơn gọi, và xin Người dùng quyền năng
mà hoàn thành mọi thiện chí của anh em và mọi công việc anh em làm vì lòng tin.12
Như vậy, danh của Chúa chúng ta là Đức Giê-su, sẽ được tôn vinh nơi anh
em, và anh em được tôn vinh nơi Người, chiếu theo ân sủng của Thiên Chúa chúng
ta và của Chúa Giê-su Ki-tô.
2 1
Thưa anh em, về ngày Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, quang lâm và tập hợp
chúng ta về với Người, tôi xin anh em điều này: 2 nếu có ai bảo rằng
chúng tôi đã được Thần Khí mạc khải, hoặc đã nói, đã viết thư quả quyết rằng
ngày của Chúa gần đến, thì anh em đừng vội để cho tinh thần dao động, cũng đừng
hoảng sợ.3 Đừng để ai lừa dối anh em bất cứ cách nào.
BÀI GIẢNG
NHỜ CHÚA, CỦA CHIA SẺ MỚI SINH SỰ SỐNG DỒI DÀO !
Ai tin theo Chúa cũng hy vọng nhờ Chúa là Đấng toàn
năng và rất Thánh, Ngài tiêu diệt tội lỗi không còn nảy sinh từ lòng người,
gian ác không còn lan tràn trong xã hội. Nhưng thực tế xem ra ngược lại niềm
tin ấy. Do đó sách Khôn Ngoan lên tiếng giải thích : “Chúa xót thương mọi người, vì Người toàn năng phép tắc : Người làm lơ
đi trước tội lỗi người phàm, chờ chúng hối cải, vì Ngài yêu quý những gì Ngài
đã dựng nên, chứ Ngài không ghét bỏ nó, vì chúng hết thảy là của Chúa, do đó
Ngài muốn sự gì tồn tại nó có mãi,những ai sa ngã Chúa sửa dạy từ từ !” (Kn
11, 22-26 ; 12,2 : Bài đọc I).
Như thế sự
dữ còn xảy ra vừa để ta có lòng khiêm tốn về những ơn cao siêu Chúa ban (x 2Cr
12,7), vừa để ta nhận biết lòng thương xót của Chúa, vì : “Chúa giam người
ta trong tột bất tuân, để Ngài thương xót mọi người” (Rm.11,32). Sự kiên
nhẫn của Chúa còn biểu lộ Ngài là Đấng mạnh, kẻ yếu mới lo tiêu diệt kẻ thù,
bậc trượng phu nào có sợ chi ? Kẻ yếu mới lo tác oai tác quái (x Kn 12,13-19). Vì Thiên Chúa là Đấng mạnh, Ngài muốn diệt tội
lỗi hay kẻ ác lúc nào tùy ý.
Nhưng sự ác không tồn tại muôn
đời, mỗi Thánh Lễ cũng được gọi là ngày Quang Lâm của Chúa, vì bản chất của Thánh
Lễ là tiêu diệt tội lỗi và ban phần cơ nghiệp sự sống cho ai tin mà đón nhận.
Bởi đó thánh Phaolô nói : “Về ngày Đức
Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, quang lâm và tập hợp chúng ta về với Người”.
Nhưng đây không phải là ngày tận thế, nên thánh Tông Đồ lại phải nhắc : “Tôi xin anh em điều này : nếu có ai bảo rằng
chúng tôi đã được Thần Khí mạc khải, hoặc đã nói, đã viết thư quả quyết rằng
ngày của Chúa gần đến, thì anh em đừng vội để cho tinh thần dao động, cũng đừng
hoảng sợ” (2Tx 1,11-12 ; 2,1-3 :Bài
đọc II). Ông Giakêu tìm gặp Chúa Giêsu và rộng tay chia sẻ, minh họa
sống động giá trị lòng Chúa thương xót mọi người, để ông được tồn tại mãi mãi
như đã nói trong Bài đọc I .
1.
Ý
THỨC MÌNH CÓ TỘI, THÌ TÌM HẾT CÁCH ĐỐI DIỆN VỚI CHÚA.
Ông Giakêu
biết nguyên tổ Adam, Evà xưa phạm tội, Chúa đến tìm nhưng họ lại trốn lủi vào
gốc cây để tránh mặt Chúa (x St.3, 8-9). Trái lại ông Giakêu cũng là tội nhân
bị đồng hóa với hạng đĩ điếm (x Lc.5,30 ; Mt 11,19 ; Mt 21,31). Ông Giakêu như
một ngôi sao lạc lõng trong rừng người : chỉ mình ông leo lên cây cao, không
phải chỉ để nhìn thấy Chúa Giêsu mà còn là cách tránh né đám đông đang nhìn ông
bằng con mắt khinh dễ, nếu họ không sợ Luật Roma, thì họ đã ném đá ông. Bởi vì
ông thuộc loại “tú bà”, là trưởng ty quan thuế đã dựa vào thế lực của Roma để
điều khiển những tay thu thuế của dân tộc mình, ông lợi dụng quyền để thu
nhiều, nhưng chỉ nộp đủ tiêu chuẩn cho Roma theo quy định. Bởi đó ông Giakêu
rất giàu có. Thế nhưng trong rừng người đang theo Chúa Giêsu, chỉ có Ngài nhìn
đáy lòng ông (x 1Sm 16,7), Ngài biết ông có lòng sám hối đang cần được gặp
Ngài, nên Ngài ngước mắt nhìn ông, như thế ông đã “lọt mắt xanh” Ngài, chuẩn bị
nhận ơn.
Bạn tội lỗi
hơn mọi người ư ? Bạn đừng mặc cảm và thất vọng, hãy bắt chước ông Giakêu tìm
hết cách đối diện với Chúa. Cụ thể bạn đã có sáng kiến gì trong việc tìm kiếm
Lời Chúa ? Lãnh nhận Bí tích ? Quan tâm đến nhu cầu người khác ? Triết gia
Kierkegaard nói : “Thiên Chúa chúc phúc
cho con người, không phải chỉ khi nó gặp được Chúa, mà ngay khi nó khởi sự đi
tìm kiếm Ngài”.
2.
CHÚA
ĐẾN THAY ĐỔI LÒNG GIAKÊU.
Đây là ơn
trọng đại đầu tiên ông được Chúa đến ngụ nhà. Ngài nói : "Này ông Giakêu, xuống mau đi, vì hôm nay tôi
phải ở lại nhà ông! " Ông vội vàng tụt xuống và mừng rỡ đón rước Người.
Thấy vậy mọi người đều sầm sì với nhau : “Nhà người tội lỗi mà ông ấy cũng vào
trọ”. Ông Giakêu đứng đó thưa với Chúa rằng : “Thưa Ngài, đây phân nửa tài sản
của tôi, tôi cho người nghèo ; và nếu tôi đã chiếm đoạt của ai cái gì, tôi xin
đền gấp bốn” (Lc 19,5-8 : Tin Mừng). Như thế nhờ Chúa đến thay đổi lòng ông
nên ông đã quảng đại hơn Luật đòi hỏi, vì :
Theo
Luật, nếu có ai lấy trộm chiên bò, rồi làm thịt hoặc đem bán, thì sẽ lấy năm
con bò đền một, và bốn con chiên đền một (x Xh.21, 37).
Nghề thu
thuế thì đâu có gian lận về chiên cừu, chỉ bóc lột người ta về tiền bạc, nên theo
Luật phải đền đủ số đã lấy và thêm vào 1/5 (x Lv 5,23-24), chứ không phải đền
gấp bốn như trộm chiên cừu.
Rõ ràng ông Giakêu trong Tin Mừng hơn
ông Biệt phái trong Chúa nhật trước:
q
Biệt
phái rất cẩn thủ, triệt để thi hành Luật, mới dâng cho Chúa 1/10 tài sản ông có
(x Lc.18,11t), thua xa ông Giakêu, sống Đạo vì thương người, chia sẻ ½ phần gia
tài ông có, và đền gấp 4 của cải cho ai ông đã gian lận.
q
Ông
Giakêu cũng hơn ông thu thuế tuần trước, đến Nhà Thờ chỉ thấy mình có tội, chẳng
chia cho ai của gì, nên không dám ngước mắt nhìn Chúa (x Lc.18,13).
q
Ông
Giakêu đã hành động theo mãnh lực tình yêu : “Dù nước lũ có dâng lên, dù
sóng thần có ập tới, cũng không dập tắt được tình yêu. Ai đem hết gia tài sự
nghiệp đổi lấy tình yêu, ắt sẽ bị người đời khinh dể” (Dc 8,7).
Ông Giakêu đã trở mẫu sống Đạo cho các Kitô
hữu,đúng như lời triết gia Kierkegaard nói : “Làm một Kitô hữu mà không có
chút điên khùng, thì không phải là Kitô hữu chính danh”. Như thế “chân lý Tin Mừng chỉ nên trình
bày cho người ngoại lệ”.
Vậy ông thấp bé nhất trong đoàn người vây quanh Chúa, nhưng
người tội lỗi “lùn” này lại là người “cao” nhất trong đám đông ấy !
3.
GIÁ
TRỊ CỦA ĐỨC ÁI .
a-
Đức ái tạo nên dòng giống Thiên Chúa chúc phúc : Cả một tập thể Do Thái, thuộc dòng
giống tổ phụ Abraham theo huyết nhục, họ chen chúc theo Chúa trên đường lên
Giêrusalem ngang qua Giêrikhô, thế mà Chúa
không xác nhận ai là con cháu tổ phụ Abraham, Ngài chỉ tuyên bố một mình ông
Giakêu thuộc dòng giống Abraham đã được Chúa chúc phúc : “Ta sẽ ban phúc
lành cho ngươi, Ta sẽ làm cho dòng giống ngươi nên đông đúc như sao trên trời,
như cát biển, và dòng giống ngươi sẽ chiếm đoạt cửa thành quân địch. Mọi dân
thiên hạ sẽ lấy dòng giống ngươi mà cầu phúc cho nhau, bởi vì ngươi đã vâng
nghe Lời Ta” (St.22,17-18).
Tại sao thế
? Ấy tại ông Giakêu biết đón Chúa vào nhà và rộng tay chia sẻ, như xưa tổ phụ
Abraham đón ba người khách lạ và phục vụ bữa ăn tiệc tận tình ! (x St.18,1-15).
b-
Đức Ái cứu mình và cứu người thuộc về mình :
Một mình
ông Giakêu có quyết tâm chia sẻ mà được Chúa xác nhận : “Hôm nay, ơn cứu độ
đã đến cho nhà này”. Vì “việc chia sẻ thanh tẩy tội phạm và cứu khỏi sự
chết” (Tb 4,10 ; 12,9 ; Dn 4,24 ; Hc 3, 30 ; 1 Pr 4,8). Thực vậy, bà Linh
Dương biết chia sẻ, khi chết được thánh Phêrô cầu cho bà sống lại (x Cv.9). Con
của các bà ngoại giáo ở Sarepta hay ở Shunem đã chết,nhưng được các ngôn sứ Êlya
và Êlysê cầu cho hai cậu sống lại, vì mẹ của hai chú đã giúp người của Thiên
Chúa (x 1 V.17 + 2 V.4).
Chính vì thế mà thánh Gioan Kim Khẩu
nói : “Ở Nhà Thờ thân xác Đức Kitô không cần quần áo, mà Ngài cần tâm hồn
sám hối của ta, nhưng ở ngoài Nhà Thờ, thì Ngài lại cần cả quần áo. Vậy anh em
hãy tôn kính Ngài theo kiểu Ngài ưa thích : đó là chia sẻ cho kẻ khó, Thiên
Chúa không cần bình vàng, nhưng cần tấm lòng vàng. Trước khi dâng cúng gì cho
Chúa, anh em hãy chia sẻ cho đồng loại, Thiên Chúa mới vui nhận lễ vật anh em
dâng. Vì khi dâng lễ vật thì chỉ có người dâng cúng được lời, còn khi chia sẻ
thì cả người dâng, lẫn người nhận đều có lời. Việc dâng cúng có thể là cơ hội
xem ra phô trương công đức, còn việc chia sẻ thì chỉ là việc từ thiện biểu lộ
lòng thương xót
KẾT LUẬN :
Dưới ngòi
bút của thánh sử Luca trong Tin Mừng và trong sách Tông Đồ Công Vụ, ông rất gay
gắt về vấn đề tiền của, ông cho thấy nó xấu hơn là tốt, đan cử :
- Lc.6,
20-21 : Kẻ giàu bị chúc dữ.
q - Lc. 12,13t
: Phú hộ được mùa xây thêm kho lẫm là “Tên Ngốc”.
q - Lc.
16,1-16 : Quản lý bất lương ăn bớt của chủ.
q -
Lc 16,19-31 : Phú hộ chỉ lo cho cái tôi được hưởng thụ mà không quan tâm
đến người nghèo.
q - Cv. 5,1t : Hai vợ chồng Ananya và Saphira
gian dối, giấu bớt tiền sau khi bán hết tài sản, mà nói dối thánh Phêrô là dâng
hết, nên bị phạt chết gục dưới chân thánh Phêrô !
Nhưng đặc
biệt chỉ có hai hình ảnh người biết dùng tiền của :
F
Mở đầu cuộc đời truyền giáo : Các bà tội lỗi và người ngoại
giáo cùng một số phụ nữ khác đã lấy của cải do tay làm ra để giúp Chúa Giêsu và
các môn đệ trên đường truyền giáo. Do đó các bà đã được kể chung trong danh
sách môn đệ đi theo Đức Giêsu. (x Lc.8, 1-3)
C Kết thúc cuộc truyền giáo : Ông Giakêu là người cuối
cùng mà Chúa Giêsu gặp sau ba năm truyền giáo, ông như người quản lý trung tín làm
lời gấp mười tài sản của chủ trao (x Lc 19,16), nên ng đã trở thành mẫu người
được đi chung đường với Chúa Giêsu khải hoàn vào đền thánh Giêrusalem (x Lc.19,
28t).
Trong Thánh Lễ này, chúng ta có nhiều
điều kiện thuận lợi hơn ông Giakêu xưa, vì ngoài lòng sám hối và Đức Ái của ta,
ta còn được Chúa thanh tẩy và ban cho ta nên một dòng giống cùng một xương thịt
với Con Thiên Chúa, hơn ông Giakêu là giống nòi tổ phụ Abraham. Nhưng thực tế trong
Thánh Lễ đông nghẹt người, liệu có người nào được Chúa chúc phúc như ông Giakêu
không? Vậy ít ra ta hãy sám hối và trông cậy vào lòng thương xót của Chúa như
anh trộm lành (x Lc.23,35-43), hay như ông thu thuế đến Nhà Thờ sấp mặt sám hối
trước nhan Chúa (x Lc.18,13), hầu ta được cất tiếng thưa : “Lạy Thiên Chúa con thờ là Vua của con, xin
chúc tụng Thánh Danh muôn thuở muôn đời” (Tv 145/144,1 : Đáp ca).
THUỘC LÒNG.
Dù
nước lũ có dâng lên, dù sóng thần có ập tới, cũng không thể vùi lấp được tình
yêu. Ai đem hết gia tài sự nghiệp mà đổi lấy tình yêu, ắt sẽ bị người đời khinh
dể ! (Dc 8,7).
http://phaolomoi.net
Lm Giuse Đinh Quang Thịnh