- Chị Maria Madalena là
người miền Bắc, ở gần biển hồ Tibêria ; trái lại Maria em Matta là người miền Nam ở
Betania.
- Chị Maria Madalena được
Đức Giêsu trừ cho bảy quỷ (x Lc 8,2), tiền thân vốn là người tội lỗi khét tiếng
; khác hẳn với Maria em Matta là người đạo đức, có tâm nghe Lời Chúa (x Lc 10,
38-42).
- Chị tội lỗi xức dầu
thơm vào chân Đức Giêsu trong Lc 7,36t với tâm trạng sám hối tội lỗi, tỏ lòng
biết ơn Đức Giêsu đã tha thứ tội cho chị ; khác hẳn với Maria em Matta xức dầu
vào chân Đức Giêsu với mục đích tỏ lòng biết ơn Ngài vì đã cứu Lazaro, em chị
đã chết thối bốn ngày được sống lại (x Ga 11 và 12, 1-11).
- Cả bốn Tin Mừng không
có tác giả nào ghi chị Maria Madalena đã xức dầu vào chân Đức Giêsu trước khi
Ngài bị giết. Chị này chỉ muốn xức dầu trên xác Đức Giêsu đã được an táng trong
mộ, nhưng tới nơi chị thấy xác Ngài không còn nữa (x Mt 28,1t).
- Trong trình thuật xức
dầu cho Đức Giêsu, chỉ có ông Luca ghi một điểm giống với Tin Mừng Gioan về
việc xức dầu vào chân (x Lc 7,36t ; Ga 12,1t).
B. GIÁO
HUẤN
NGƯỜI TA NHÌN BỀ NGOÀI,
THIÊN CHÚA NHÌN ĐÁY LÒNG
(1Sm 16,7)
Chắc
chắn thánh Giuse và Đức Maria đã nhiều lần hôn Đức Giêsu khi Ngài còn thơ bé,
những lúc bồng ẵm Hài Nhi trên tay. Nhưng Phúc Âm đã không nhắc đến điều này.
Trong Tin Mừng chỉ có hai lần kể lại Đức
Giêsu được hôn trong cuộc đời công khai :
- Một lần người đàn bà
tội lỗi trong thành (x Lc 7,36t).
- Và một lần Giuđa trong
Nhóm Mười Hai Đức Giêsu đã chọn làm môn đệ, hắn dùng cái hôn để nộp Thầy (x Mt
26,15).
Nhìn bề ngoài, ai cũng biết Giuđa là một trong môn đệ được anh em
tín nhiệm, nên giữ chức quản lý của Nhóm, và nhất là hắn đã đã được Thầy dầy
công huấn luyện, nên hắn hôn Thầy là hợp tình hợp lý, là cách biểu lộ lòng yêu
mến và tôn kính, tập tục dạy làm.
Còn người đàn bà tội lỗi đi tìm Đức Giêsu, khi gặp
được Ngài, bà khóc nức nở, nước mắt tuôn trào nhỏ đẫm chân Ngài, bà hốt hoảng
vội lấy tóc mình mà lau, sau đó không ngừng hôn chân Ngài, rồi xức dầu thơm, ai
nhìn cũng cho đó là cử chỉ của một phụ nữ lẳng lơ, không đứng đắn đàng hoàng (x
Lc 7,45 : Tin Mừng).
Nhiều người chỉ xét đoán bề ngoài, nên không đồng ý
với cái hôn của chị này. Ông Simon chủ nhà, người mời Đức Giêsu đến dùng bữa,
đã lẩm bẩm và nghi ngờ Ngài. Đó là thái độ của con người xét đoán từ bên ngoài,
còn chính Đức Giêsu thì sao ? Ngài đã trách cái hôn của Giuđa : “Bạn
dùng cái hôn để nộp Con Người sao ?” (Mt 26,50) Nhưng Ngài bênh vực nụ
hôn của người đàn bà tội lỗi, đồng thời trách ông Simon đã bỏ việc đáng lẽ đích
thân ông phải làm, thì người đàn bà tội lỗi đã làm : “Ông thấy người phụ nữ này chứ? Tôi vào nhà ông: nước lã, ông cũng không
đổ lên chân tôi, còn chị ấy đã lấy nước mắt tưới ướt chân tôi, rồi lấy tóc mình
mà lau. Ông đã chẳng hôn tôi một cái, còn chị ấy từ lúc vào đây, đã không ngừng
hôn chân tôi. Dầu ô-liu, ông cũng không đổ lên đầu tôi, còn chị ấy thì lấy dầu thơm mà đổ lên chân
tôi. Vì thế, tôi nói cho ông hay: tội của chị rất nhiều, nhưng đã được tha,
bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều. Còn ai được tha ít thì yêu mến ít." Rồi
Đức Giê-su nói với người phụ nữ: "Tội của chị đã được tha rồi.” (Lc
7,44-47 : Tin Mừng).
Đức Giêsu xét đến tâm tư thầm kín của từng người :
Giuđa đến hôn Thầy là cái hôn làm dấu cho kẻ ác đến bắt Thầy : Hắn nhân danh
tình yêu để chỉ điểm cho người ta giết Thầy.Còn bà tội lỗi hôn chân Đức Giêsu
để tỏ lòng thống hối, xin ơn làm lại cuộc đời.
Cái hôn của Giuđa chỉ tốt ở bề ngoài, vì hợp với
phong tục tập quán, người môn đệ hôn Thầy đúng luật xã giao và hợp tình hợp
nghĩa, nhưng ý nghĩa bên trong thì thật là đểu cáng! Còn nụ hôn của người đàn
bà tội lỗi, bên ngoài thì thật là khó coi vì những lý do dễ hiểu, nhưng bên
trong lại đầy những ý hướng tốt đẹp!
Vậy cuộc sống với giá trị bên trong mới đáng kể, nếu
tôi thấy một người có những thái độ xem ra không thích hợp với phong tục tập
quán, với xã hội và tôn giáo, tôi đừng vội nghi ngờ và lên án, họ có thể không
được xã hội đồng ý, không được đa số chấp nhận. Nhưng biết đâu trước mặt Chúa,
họ không có gì phải hổ thẹn và thua kém ai. Rất có thể điều đó đẹp lòng Chúa
hơn tôi chăng? Chúa đã chẳng bênh vực người đàn bà tội lỗi đó hay sao? Và Ngài
lại không trách ông Simon đó sao ? Điều này mỗi người chúng ta phải lo sợ và đề
phòng hơn hết, vì có thể có thái độ giống Giuđa dùng việc đạo đức tốt lành bề
ngoài để nộp Thầy, bán Thầy ! Có khi lợi dụng việc đạo đức để kiếm tiền, tìm
danh, thủ lợi!
Thực ra mọi vấn đề trong cuộc sống con người trên
trần gian chỉ được lý giải, chỉ được sáng tỏ trong thế giới Phục Sinh.Đan cử
như nhìn vào đời sống của ông Phaolô,quá khứ của ông đã nhúng tay vào máu giết
người vô tội (x Cv 7, 58-60 ; 8,1-3 ; 9,1-5), thì ai có thể tin ông là người
chân thành hết lòng đi loan báo Tin Mừng cứu độ muôn dân? Bởi đó ông Phaolô đã
trải qua tiếng xấu và tiếng tốt, nên ông nói với giáo đoàn Corintho : “Tôi là người hèn mọn nhất trong các Tông Đồ,
tôi không đáng được gọi là Tông Đồ vì đã
ngược đãi Hội Thánh của Thiên Chúa. Nhưng tôi có là gì cũng là nhờ ơn
Thiên Chúa và ơn Ngài ban cho tôi đã không vô hiệu ; trái lại, tôi đã làm việc
nhiều hơn tất cả những vị khác, nhưng không phải tôi mà là ơn Thiên Chúa cùng
với tôi”. Ông Phaolô nói thế cũng chưa đủ để thuyết phục người ta tin vào
lòng thành của ông, do đó ông phải nại đến biến cố Đức Giêsu bị giết, nhưng ba
ngày sau Ngài sống lại, và “Ngài đã từng
hiện ra với ông Phêrô, với Nhóm Mười Hai, với hơn năm trăm người, sau cùng Ngài
cũng hiện ra với chính tôi” (1Cr 15,1-11 : Bài đọc năm chẵn). Hình ảnh đó
như ông đưa mọi người đứng trước mặt Chúa Giêsu Phục Sinh trong ngày cánh
chung, lúc đó mọi người mới mở mắt ra biết rõ ai thiện ai ác, ai phải ai trái,
ai đúng ai sai, ai đáng khinh ai đáng ngưỡng mộ, ai bất hạnh ai hạnh phúc. Và
những kẻ đã từng kết án người anh em vô tội, chắc chắn khi ấy phải đấm ngực
buông câu : “À ra thế!”. thánh Tôma
Tiến sĩ nói : “Thà nghĩ tốt cho người xấu chứ đừng nghĩ xấu cho
người tốt, vì cách thứ nhất không làm hại ai”. Bởi thế trong thế giới Phục
Sinh, người công chính trước mặt Chúa mới đứng vững và ngẩng đầu lên trong niềm
hân hoan nói lên lời : “Tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ” (Tv
118/117,1 : ĐC năm chẵn).
Thánh Gioan Tẩy Giả thúc giục những tội nhân : “Hãy sinh quả phúc đức xứng với lòng hối cải”
(Mt 3,8), theo như Lời Kinh Thánh đã nói : “Xưa
kia anh em lạc xa chân lý, nhưng nay hối lỗi trở về, anh em hãy nhiệt thành gấp
mười mà tìm kiếm Ngài” (Br 4,28). Thánh Phaolô lấy trải nghiệm lòng sám hối
của ông và thể hiện bằng việc lành bằng cách tích cực rao giảng Tin Mừng, mà
nhắc nhở cho Timôthêu môn đệ của ông : “Chớ
gì đừng có ai coi thường anh vì anh còn trẻ, anh hãy nên gương mẫu cho các tín
hữu về lời ăn tiếng nói, về cách cư xử, về Đức Ái, Đức Tin và lòng trong sạch.
Hãy chuyên cần đọc Sách Thánh trong các buổi họp, chuyên cần khuyên nhủ và dạy
dỗ. Đừng thờ ơ với đặc sủng đang có nơi anh,để mọi người nhận thấy những tiến
bố của anh. Anh hãy thận trọng trong cách ăn nết ở và trong lời giảng dạy, anh
sẽ cứu được mình, lại còn cứu được những người nghe anh giảng dạy” (1Tm
4,12-16 : Bài đọc năm lẻ).
Ai sống được như thế thì chắc chắn được thừa hưởng
Lời Chúa hứa : “Tất cả những ai đang vất
vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt
11,28: Tung Hô Tin Mừng). Vì “việc Chúa
làm quả thật lớn lao” (Tv 111/110,2a : ĐC năm lẻ).
Hai người đứng chung lúc màn trời đang buông xuống,
họ nhìn thấy hai bóng đen ở xa xa : lúc ôm nhau, lúc đẩy ra, rồi lại thấy hai
bóng ấy khi đứng khi nằm!
Người thứ nhất nói : Hai người đang đánh nhau.
Người thứ hai nói : Đó là cặp tình nhân lợi dụng lúc
đêm tối làm tình.
Thế là hai người vội cầm chiếc đèn chạy đến can ngăn
mới ngỡ ra là hai người đang thao diễn võ thuật. Họ buông lời : “À ra thế!”
THUỘC LÒNG
Người ta nhìn bề ngoài, Thiên Chúa nhìn tận
đáy lòng (1Sm 16,7).
http://phaolomoi.net
Lm GIUSE
ĐINH QUANG THỊNH