BÀI ĐỌC 1 VÀ 2 (NẾU CÓ)
Normal
0
false
false
false
MicrosoftInternetExplorer4
BÀI ĐỌC I : Cv 13,14.43-52
14
Ngày ấy hai ông Phao-lô và Ba-na-ba rời Péc-ghê tiếp tục đi An-ti-ô-khi-a miền
Pi-xi-đi-a.Ngày sa-bát,hai ông vào hội
đường ngồi tham dự.
43
Tan buổi họp,
có nhiều người Do-thái và nhiều người đạo theo, tức là những người tôn thờ
Thiên Chúa, đi theo hai ông. Hai ông nói chuyện với họ và khuyên nhủ họ gắn bó
với ơn Thiên Chúa.
44 Ngày sa-bát sau, gần như cả thành
tụ họp nghe lời Thiên Chúa. 45 Thấy những đám đông như vậy, người
Do-thái sinh lòng ghen tức, họ phản đối những lời ông Phao-lô nói và nhục mạ
ông. 46 Bấy giờ ông Phao-lô và ông Ba-na-ba mạnh dạn lên tiếng:
"Anh em phải là những người đầu tiên được nghe công bố lời Thiên Chúa,
nhưng vì anh em khước từ lời ấy, và tự coi mình không xứng đáng hưởng sự sống
đời đời, thì đây chúng tôi quay về phía dân ngoại.47 Vì Chúa truyền
cho chúng tôi thế này: Ta sẽ đặt ngươi làm ánh sáng muôn dân, để ngươi đem ơn
cứu độ đến tận cùng cõi đất."
48
Nghe thế, dân ngoại vui mừng tôn vinh lời Chúa, và tất cả những người đã được
Thiên Chúa định cho hưởng sự sống đời đời, đều tin theo.49 Lời Chúa
lan tràn khắp miền ấy.
50
Nhưng người Do-thái sách động nhóm phụ nữ thượng lưu đã theo đạo Do-thái, và
những thân hào trong thành, xúi giục họ ngược đãi ông Phao-lô và ông Ba-na-ba,
và trục xuất hai ông ra khỏi lãnh thổ của họ.51 Hai ông liền giũ bụi
chân phản đối họ và đi tới I-cô-ni-ô. 52 Còn các môn đệ được tràn
đầy hoan lạc và Thánh Thần.
ĐÁP CA : Tv 99
Đ. 3c Ta là dân
Chúa, là đoàn chiên Người dẫn dắt.
1 Hãy tung hô Chúa, hỡi toàn thể
địa cầu,2 phụng thờ Chúa với niềm hoan hỷ,vào trước thánh nhan Người
giữa tiếng hò reo.
3 Hãy nhìn nhận Chúa là Thượng Đế,
chính Người dựng nên ta, ta thuộc về Người, ta là dân Người, là đoàn chiên
Người dẫn dắt.
5 Bởi vì Chúa nhân hậu, muôn ngàn
đời Chúa vẫn trọn tình thương, qua bao thế hệ, vẫn một niềm thành tín.
BÀI ĐỌC II : Kh 7,9.14b-17
9
Tôi là Gio-an,
tôi thấy một đoàn người thật đông không tài nào đếm nổi, thuộc mọi dân, mọi chi
tộc, mọi nước và mọi ngôn ngữ. Họ đứng trước ngai và trước Con Chiên, mình mặc
áo trắng, tay cầm nhành lá thiên tuế. 14b Họ là những người đã đến,
sau khi trải qua cơn thử thách lớn lao. Họ đã giặt sạch và tẩy trắng áo mình
trong máu Con Chiên.15 Vì thế, họ được chầu trước ngai Thiên Chúa,
đêm ngày thờ phượng trong Đền Thờ của Người; Đấng ngự trên ngai sẽ căng lều của
Người cho họ trú ẩn. 16 Họ sẽ không còn phải đói, phải khát, không
còn bị ánh nắng mặt trời thiêu đốt và khí nóng hành hạ nữa.17 Vì Con
Chiên đang ngự ở giữa ngai sẽ chăn dắt và dẫn đưa họ tới nguồn nước trường
sinh. Và Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt họ."
BÀI GIẢNG
Normal
0
false
false
false
MicrosoftInternetExplorer4
Normal
0
false
false
false
MicrosoftInternetExplorer4
CHỦ CHIÊN VÀ CHIÊN
Chúa nhật này được gọi là Chúa
nhật “Ơn Thiên Triệu”, nhằm mục đích
quy tụ muôn dân thành một “đoàn chiên của
Thiên Chúa”. Muốn làm thế giới này này mọi người trở nên một đoàn chiên của
Chúa:
-
Ta
phải nhận biết Chúa Giêsu là Vị Mục Tử nhân lành của loài người có một không
hai.
-
Ta
phải đặt chỉ tiêu cho mình trở thành chiên ngoan của Mục Tử Giêsu.
-
Ta
phải trở thành mục tử cho đồng loại theo mẫu gương Chúa Giêsu.
I. NHẬN BIẾT CHÚA GIÊ-SU LÀ Vị MỤC
TỬ NHÂN LÀNH CỦA LOÀI NGƯỜI CÓ MỘT KHÔNG HAI.
Đức
Giê-su nói về những người có trái tim
nghe Lời Ngài : “Tôi ban cho chúng sự
sống đời đời, không bao giờ chúng bị diệt vong, không ai giựt được chúng khỏi
tay tôi. Cha tôi, Đấng đã ban chúng cho tôi, thì lớn lao hơn tất cả, và không
ai giựt được chúng khỏi tay Cha tôi. Tôi và Cha tôi là một” (Ga 10,28-30 :
Tin Mừng).
*
“Tôi
ban cho chúng sự sống đời đời” (x Ga 10,28a) :
Đối với những ai được kết hợp nên một với Chúa Giê-su, đặc biệt qua Bí tích
Khai tâm, kiên trì sống đức ái trong Hội Thánh (x HCHT số 14), thì họ có chết
cách nào cũng sẽ được sống lại vinh hiển muôn đời (x Ga 6,54). Bởi đó, ai đã
được Chúa Ki-tô cứu độ, thì cái chết thể lý của họ trước mặt Chúa chỉ là một
giấc ngủ (x Mc 5,39).
*
“Không
bao giờ chúng bị diệt vong” (x Ga 10,28b) : Diệt thì khác với giết. Diệt là mất cả hồn lẫn xác,
còn giết thì chỉ hại được thân xác ở đời này mà thôi. Vì vậy Đức Giê-su nói với
các môn đệ khi họ phải đương đầu với
những quyền lực sự ác : “Đừng sợ
những kẻ giết được thân xác, nhưng không thể giết được linh hồn ; hãy sợ Đấng
có thể diệt cả hồn lẫn xác trong hỏa ngục” (Mt 10,28). Đó là lý do một bà
mẹ có bảy người con bị vua hành quyết trước mặt bà, vì không theo lệnh vua bỏ
Lề Luật Chúa mà thờ thần của vua. Bà ghé miệng vào tai con thì thầm : “Mẹ không rõ các con đã thành hình trong bụng
mẹ thế nào. Không phải mẹ ban cho các con Thần Khí và sự sống. Cũng không phải
mẹ sắp đặt các phần cơ thể cho mỗi người trong các con. Chính Đấng Tạo Hóa càn
khôn đã nắn đúc nên loài người, và đã sáng tạo nguồn gốc muôn loài. Chính Người
do lòng thương xót, cũng sẽ trả lại cho các con Thần Khí và sự sống, bởi vì bây
giờ các con trọng Lề Luật của Người hơn bản thân mình. Con ơi, con hãy thương
mẹ : chín tháng cưu mang, ba năm bú mớm, mẹ đã nuôi nấng dạy dỗ con đến ngần
này tuổi đầu. Mẹ xin con hãy nhìn xem
trời đất và muôn loài trong đó, mà nhận biết rằng Thiên Chúa đã làm nên tất cả
từ hư vô, và loài người cũng được tạo thành như vậy. Con đừng sợ tên đao phủ
này ; nhưng hãy tỏ ra xứng đáng với các anh con, mà chấp nhận cái chết, để đến
ngày Chúa thương xót, Người sẽ trả con và các anh con cho mẹ” (2Mcb
7,22-23.27-29).
*
“Không
ai giựt được chúng khỏi tay tôi” (x Ga 10,28c) : Đức Giê-su hữu ý dùng động từ giựt này, vì muốn ám chỉ Ngài là ông Hô-sê mới gìn giữ người
nghe Lời Ngài hơn ông Hô-sê đã gìn giữ bà vợ Gô-mơ mang tính dâm đãng : Ta biết
vào thời Cựu Ước, người đàn ông có nhiều đặc quyền trong hôn nhân : họ có quyền
lấy nhiều vợ, và muốn rẫy từ người vợ nào tùy ý họ, khi họ khám phá ra bà nào
có bất cứ điều gì không vừa ý. Thế mà ông Hô-sê không dùng những đặc quyền này,
ông chỉ trung thành và quyết tâm gìn giữ người vợ dâm đãng. Đã nhiều phen ông
bắt gặp vợ trong vòng tay tình lang, ông vẫn dụ bà vào nơi vắng vẻ, lòng kề
lòng thỏ thẻ tâm sự và tặng nhiều báu vật. Nhưng vợ ông vẫn ngựa quen đường cũ.
Ông mới nghĩ ra kế : “Phen này ta sẽ lột
trần cái đĩ già của vợ ta trước mặt các gã tình lang, để không ai giựt được nó khỏi tay ta” (Hs 2,12 : Bản dịch NTT).
Chắc
chắn do ơn Chúa gìn giữ ông Hôsê sống trung thành với người vợ bất trung như
thế, để Chúa dùng ông báo trước về tình yêu của Thiên Chúa dành cho những ai
yêu mến nghe Lời Ngài và tuân giữ, dù nơi họ còn có điều bất xứng (x Rm 7,
18-19). Cũng không sự dữ nào có thể giựt được họ khỏi tay Chúa Con và Chúa
Cha. Đó là lý do khi Đức Giêsu thấy chị Matta băn khoăn, bận rộn lo phục vụ bữa
ăn thiết đãi Ngài, và chị đã tỏ ra bất mãn khi thấy cô em Maria cứ ngồi dưới
chân Thầy Giêsu để nghe giảng dạy, thì Ngài đã cảnh tỉnh chị : “Matta, Matta, con lo lắng xôn xao về nhiều
chuyện quá, chỉ có một điều cần thôi, Maria em con đã chọn phần tốt nhất, và
không bị ai giựt mất” (Lc 10,38-42).
Trước
năm 1975, một anh phi công đem lòng thương mến một cô lầm lạc làm nghề bán
thân. Anh hy vọng cưới cô về, cô cảm nhận được lòng quảng đại và yêu thương của
chồng và cô sẽ từ bỏ nếp sống cũ. Ai ngờ sau những ngày cưới không bao lâu, anh
phải ra chiến trường, vì có việc riêng anh phải trở về nhà, anh hoảng hốt bắt
gặp quả tang cô vợ đang trong vòng tay người tình. Anh chịu không nổi, đã rút
súng kết liễu hai mạng người ! Đời là thế, Chúa thì khác hẳn !
*
“Cha
tôi, Đấng đã ban chúng cho tôi, thì lớn lao hơn tất cả” (Ga 10,29a) : Lý do Đức Giêsu đã
nói với các môn đệ : “Những gì của Thầy
là của Cha, và của Cha cũng là của Thầy”(Ga 17,10), và “mọi quyền năng trên trời dưới đất Cha đã
trao vào tay Thầy” (Mt 28,18). Nhưng trong những quà tặng Chúa Cha trao vào
tay Chúa Con, thì không có gì Đức Giêsu yêu quý hơn “những người Cha đã lấy từ
trong thế gian mà ban cho Con, và Con đã ban lại cho chúng những Lời của Cha,
và chúng đã giữ Lời Cha” (x Ga 17,6-8). Bởi thế Đức Giêsu gìn giữ họ không
bị sự dữ nào giựt được họ khỏi tay Ngài.
*
“Không
ai giựt chúng khỏi tay Cha tôi. Tôi và Cha tôi là một” (Ga 10,29b-30) : Như vậy người
có trái tim nghe và thực hành Lời Chúa, họ ở trong vòng tay quyền năng yêu
thương của Chúa Con và Chúa Cha, để không sự dữ nào giựt được họ khỏi tay Chúa
Con (x Ga 10,28c) và cũng không ai giựt được họ khỏi tay Chúa Cha (x Ga
10,29b). Bởi vì cả Chúa Con và Chúa Cha cùng một quyết tâm gìn giữ họ.
Hình
ảnh “chiên ở trong tay Con và tay Cha”
còn gợi nhớ đến Tv 139/138, 5-10 : “ Chúa
chặn con trước (tay Chúa Con), Ngài ngừa con sau (tay Chúa Cha). Bàn tay của
Ngài (Con và Cha) đặt trên con mãi, và
tay hữu Ngài (quyền năng và yêu thương)
nắm lấy con”.
II. TA
PHẢI ĐẶT CHỈ TIÊU CHO MÌNH TRỞ THÀNH CHIÊN NGOAN CỦA MỤC TỬ GIÊSU.
Muốn
trở thành chiên ngoan của Mục Tử Giêsu, người Kitô hữu phải :
-
Nghe Lời Chúa.
-
Thanh tẩy mình bằng Lời Chúa và bằng máu đào.
-
Nên một trong Chúa Giêsu Phục Sinh.
a-
Ta biết nghe Lời Chúa, như Lời Đức Giêsu nói : “Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi” (Ga 10,27 : Tin Mừng), vì chiên
của Mục Tử Giêsu không phải do dòng
giống xác thịt nào sinh ra, mà là những người được thanh tẩy bởi Lời Chúa (x Ga
15,3), và cũng bởi Lời Chúa được tái sinh trở nên của lễ đầu mùa dâng tiến Chúa
(x Gc 1,18).
Bài
đọc I đã xác định điều này : Bất cứ ai – người Do-thái (dòng giống các đấng
thánh tổ phụ như ông Abraham, Giacob…), hay dân ngoại được ví như con chó (x Mt
15,21t) mà biết nghe Lời Chúa qua các chủ chăn của Hội Thánh (x Ga 18,19-21 ;
Lc 10,16), thì họ đều là chiên của Thiên Chúa. Trái lại, kẻ nào chống đối không
muốn nghe Lời Chúa, thì cho dù họ có cùng huyết thống với tổ phụ Abraham, Giacob
cũng sẽ bị loại ra khỏi đoàn chiên của Thiên Chúa ! (x Cv 13,14-52 : Bài đọc
I).
b-
Ta
được thanh tẩy không phải chỉ bằng Lời mà còn được thanh tẩy nhờ kết hợp với
Chúa Giêsu, ta phục vụ Tin Mừng đến đổ máu. Thực vậy, ông Phaolô và ông Barnaba nhiệt tâm rao
giảng Lời Chúa, đã chấp nhận đổ máu vì người Do Thái ghen ghét, loại trừ (x Cv
13,44.50 : Bài đọc I). Người như thế mới được nhập vào “một đoàn người thật đông không tài nào đếm nổi, thuộc mọi dân, mọi chi
tộc, mọi nước và mọi ngôn ngữ. Mặc áo trắng tay cầm ngành lá vạn tuế, sau khi trải qua cơn
thử thách lớn lao, họ đã giặt sạch và tẩy trắng áo mình trong Máu Con Chiên. Nên họ được chầu trước ngai Thiên Chúa, đêm ngày thờ phượng trong Đền
Thờ của Người (dự Phụng Vụ); Đấng ngự trên ngai sẽ căng lều của Người cho họ
trú ẩn (Chúa che chở).… Vì Con Chiên (Chúa Giêsu Phục Sinh) đang ngự ở giữa
ngai sẽ chăn dắt và dẫn đưa họ tới nguồn nước trường sinh. Và Thiên Chúa sẽ lau
sạch nước mắt họ”
(Kh 7,9.14b-17 : Bài đọc II).
c-
Ta
nên một trong Chúa Giêsu
Phục Sinh, được
diễn tả qua hình ảnh vợ chồng gắn bó với nhau và cùng đồng hành, như lời Chúa
Giêsu nói : “Tôi biết chúng và chúng theo
tôi.” (Ga 10,27b)
·
“Biết’’ trong Thánh Kinh là sống đời vợ
chồng với nhau. (x St 4,1 ; Lc 1,34). Chúa biết ta từ lúc ta lãnh Bí tích Thánh
Tẩy, ta đã trở nên Hiền Thê của Ngài (x 2Cr 11,2)
·
“Chiên theo
Mục Tử” không
phải bị bạo lực lôi kéo, mà vì từ nơi chủ chiên toát ra hấp lực sự sống. Ví dụ
bạn ôm bó cỏ đi vào giữa đàn dê, tức khắc cả đàn dê theo sau bạn, vì hấp lực sự
sống thúc bách chúng đi theo bạn. Cũng
vậy, một đoàn lũ dân chúng đông đảo kể không xiết chạy đi tìm Đức Giêsu, cũng
chỉ vì họ biết Ngài dư quyền cho họ được no bụng ! Nhưng Ngài phải dẫn họ đến
dự tiệc Thánh Thể là của ăn thật, mới cho họ sự sống đời đời vinh quang (x Ga
6,22-26).
Lý do quan
trọng hơn ta phải theo Chúa Giêsu để được Ngài bảo vệ, và Ngài còn biến dữ ra
lành cho ta. Ta biết cả một bầy chiên không thể chống cự lại một con sói hay
con sư tử, vì chúng có nanh vuốt sắc bén, lại nhanh như cắt và rất mạnh ; trong
khi chiên không có răng nanh ăn thịt, không có sừng, không có vuốt chống đối
thủ. Bởi đó chiên phải theo chủ mới được an toàn.
Ông Phaolô
tuy là cột trụ Hội Thánh, ông giáo dục được nhiều giáo đoàn, nhưng ông không
thắng được tính yếu đuổi của bản thân, ông đã thú nhận với giáo đoàn Roma : “Chẳng có gì lành cư ngụ trong tôi, sự lành
tôi muốn tôi không làm, còn sự dữ tôi không muốn tôi lại cứ làm” (Rm
7,18-19). Ông Phêrô đã nói : “Ma quỷ thù
địch của anh em, nó như sư tử gầm thét rảo quanh tìm mồi cắn xé anh em”
(1Pr 5,8), làm sao ông Phaolô có thể thắng được con người yếu đuối của mình ?
Bởi đó ông chỉ còn biết cầu nguyện và bám chặt lấy Chúa như lời ông nói: “Đã ba lần tôi nài xin Chúa nó rời khỏi tôi.
Nhưng Ngài đã phán bảo tôi : ơn Ta đủ cho ngươi. Vì chưng quyền năng được biểu
lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối”. Vì thế ông Phaolô lại tự hào về sự yếu đuối
của mình, nhờ ông đi theo Chúa. Ông nói : “Khi
tôi yếu chính là lúc tôi mạnh” (2 Cr 12,7-10).
Người như
thế mới đúng là chiên của Thiên Chúa, được Ngài cứu độ.
III. TA PHẢI TRỞ THÀNH MỤC TỬ CHO
ĐỒNG LOẠI THEO MẪU GƯƠNG CHÚA GIÊSU.
Chúa
nói : “Ta sẽ đặt ngươi làm ánh sáng muôn
dân, để ngươi đem ơn cứu độ của Ta đến tận cùng cõi đất” (Cv 13,47 : Bài
đọc I). Để làm mục tử đem ánh sáng Tin Mừng cứu độ đến cho muôn dân, ta hãy bắt
chước Mục Tử Giê-su trong ba việc :
-
Chia
sẻ Lời Chúa cho đồng loại.
-
Hy
sinh mạng sống vì đem Tin Mừng cho đồng loại.
-
Phó
thác việc trong tay Chúa và cầu nguyện cho đồng loại.
1/
Chia sẻ Lời cho đồng loại. Đức Giêsu thưa với Chúa Cha về
các môn đệ Ngài : “Các Lời của Cha đã ban
cho Con, Con đã ban lại cho chúng, chúng đã chịu lấy và nhận thật rằng Con đã xuất
tự Cha, cùng đã tin rằng chính Cha đã sai Con” (Ga 17,8).
Vậy
người mục tử của Chúa Giêsu có một ngôn ngữ riêng từ trời ban cho, đó là tiếng
kêu đặc thù để chăn dắt chiên. Trong nghề chăn chiên, khi lùa chúng ra khỏi
chuồng, mỗi mục tử có âm thanh riêng, chiên của chủ nào thì theo tiếng kêu đó
mà theo chủ, nó không theo người lạ, vì chiên nhận biết tiếng người lạ (x Ga 10,
4b-5). Vì vậy mà mục tử Phêrô dạy chúng ta : “Ai có nói thì nói Lời Thiên Chúa, ai phục vụ thì phục vụ bằng sức lực
Chúa ban, trong mọi việc chúng ta mới tôn vinh Thiên Chúa, nhờ Đức Giêsu Kitô”
(1 Pr 4,11).
2/ Hy sinh mạng sống vì đem Tin Mừng cho đồng loại. Người mục tử vừa làm gương, vừa
đem thân đỡ đạn bảo vệ đoàn chiên. Do đó, “người mục tử đi trước và chiên theo sau” (x Ga 10,4a). Hình ảnh này có
hai ý :
a-
Mục tử đi trước là để nêu gương cho chiên. Chính Đức Giêsu đã làm gương cho
mọi hoạt động của Hội Thánh, nên ông Luca khi viết lịch sử Hội Thánh (sách Công vụ), ông mở đầu bằng câu : “Đức Giêsu
làm rồi mới dạy”
(Cv 1,1).
b-
Mục tử đi trước để che chở chiên khỏi bị thú dữ vồ. Mục tử đàn chiên không phải là
kẻ chăn bò, chăn trâu, vì người chăn đi sau trâu bò dùng roi quật vào chúng để
bắt chúng đi.
Ông
Đavid, dù chỉ là cậu bé chăn chiên nhưng đã trở nên thủ lãnh dân Do Thái, vì
khi đoàn quân Do Thái ra nghênh chiến với quân Philitinh có Golyat, tướng mạo
oai phong lẫm liệt dẫn đầu. Ông Đavid chạy về phía đầu đoàn quân Do Thái để
chiến đấu với đối phương, Golyat thì cao lớn với áo giáp và gươm sắc, làm sao
Đavid dám đọ sức, vì Đavid chỉ có chiếc nỏ với năm viên sỏi. Nhưng ông đã thách
thức Golyat, vì tin tưởng vào Chúa như lời ông nói : “Mày đánh tao bằng gươm với giáo và đao phóng, phần ta, ta đến đánh mày
với danh Thiên Chúa các cơ binh” (1Sm 17,45).
Hai
thánh Tông Đồ Phaolô và Barnaba trên đường truyền giáo cũng can đảm như ông
Đavid, nên dù hai ông bị những người Do Thái ngược đãi, cũng không làm cho các
ông thối chí trên đường phục vụ Tin Mừng (x Cv 13, 14.43-52 : Bài đọc I).
3/ Người mục tử của Chúa Giêsu phó thác công việc phục
vụ trong tay và cầu nguyện cho mọi người. Cụ thể hai ông Phaolô và Barnaba khi bị dân Do Thái chống
đối không nghe các ngài giảng để tin vào Chúa Giêsu, thì các ông quay sang dân
ngoại, làm dân ngoại hết sức vui mừng, vì tất cả những người này cũng được Thiên
Chúa ban cho hưởng sự sống đời đời. Trái lại người Do-thái xách động nhóm phụ nữ thượng lưu
đã theo đạo Do Thái và những thân hào trong thành xúi giục họ trục xuất Phaolô
và Barnaba ra khỏi lãnh thổ của họ. Hai ông liền rũ bụi chân phản đối, rồi đi
tới Ikonium, lòng các ông đầy tràn hoan lạc và
Thánh Thần. (x Cv 13,48-52 : Bài đọc I).
Việc
các Tông Đồ rũ bụi chân ra đi, là hình ảnh những người Do Thái sau khi rời vùng
đất dân ngoại trở về quê hương, họ làm cử chỉ này để minh xác rằng : dù họ tới
vùng dân ngoại, nhưng không nhiễm lây thờ tà thần như dân ngoại, thậm chí bụi
không để bám vào chân ! Như vậy hai ông Phaolo và Barnaba rũ bụi chân trước mặt
người Do Thái chống đối Tin Mừng, là các ông cảnh cáo họ có lối sống như dân
ngoại. Mà dân ngoại lại được Đức Giêsu quan tâm, hay lui tới, dù Luật không cho
phép (x Mt 4, 15 ; 8, 5t ; 15, 21t)
Một
anh Công Giáo mồ côi cha mẹ từ bé, anh không có nơi nương tựa. Nhiều lúc quá
đói anh phải ăn cắp vặt để sống qua ngày ! Nhưng nhiều phen anh bị công an bắt
được, anh ra tù vào khám như cơm bữa. Vào trại tù gặp những tay giang hồ khét
tiếng dạy anh nhiều mánh khóe lưu manh hơn. May có lần anh được ở chung với một
số tù nhân chính trị, họ là những người có ý chí và giàu nghị lực, họ đã dạy
anh phải cố gắng vươn lên bằng đôi tay với sức mình mà sống, chứ đừng sống nhờ
vào của ăn ắp.
Sau
khi mãn hạn tù, anh trở về đi làm phụ hồ, dù lương ít nhưng cũng đủ sống
qua ngày, và đã từ bỏ nếp sống cũ. Anh
thuê một phòng trọ, ngày kia anh gặp một người bạn đạo Phật từ quê lên tỉnh
cũng làm nghề phụ hồ như anh, thế là hai
anh trở nên bạn bè thân thiết. Ngày kia, chủ nhà kêu mất đồ, họ đi báo công an,
và công an ập tới phòng hai anh khám xét, và
họ đã tìm được tang vật trong
rương của anh Phật Giáo. Công an liền lập biên bản. Anh Công Giáo biết chắc
rằng bạn mình sẽ vào tù, mà vào tù thì học nhiều thói xấu hơn trước, anh đã có
kinh nghiệm này, nên không muốn để bạn mình vào tù. Lúc đó anh rỉ tai người bạn
Phật Giáo : “Tôi sẽ nhận tội thế cho anh,
với điều kiện từ nay anh phải từ bỏ hẳn thói ăn cắp”.Thế rồi, anh nói với
công an : “Chính tôi chủ mưu lấy món đồ
đó và tôi giấu vào rương của bạn tôi”. Thế là anh bị công an còng tay đưa
đi. Khi ra tòa, tòa án đã biết anh này đã từng ra tù vào khám, nên lần này tòa
xử anh nặng hơn những lần trước : 10 năm tù giam ! Anh Phật Giáo thấy bạn quá
tốt, anh vô cùng hối hận, từ bấy giờ anh không bao giờ ăn cắp nữa và tận tâm
làm việc nhiều hơn để kiếm thêm chút tiền thăm nuôi người bạn, nhất là anh đã
xin theo đạo Công Giáo như bạn anh. Thế ra người ta nói : “Cái khó nó ló cái khôn”. Anh Công Giáo mồ côi, qua gian khổ anh lại
trở thành mục tử cho bạn mình được gặp Chúa và sống lương thiện”.
Là
mục tử được Chúa Giêsu chọn, ta hãy noi gương thánh Phaolô khi bị bắt, ông rất
thương những người còn ở lại : "Giờ đây, tôi xin phó thác anh em cho Thiên Chúa và
cho Lời ân sủng của Người, là Lời có sức xây dựng và ban cho anh em được hưởng
phần gia tài cùng với tất cả những người đã được thánh hiến”. Mọi người ôm lấy ông Phaolô rồi
oà lên khóc, vì họ sẽ không còn được nhìn thấy ông nữa ! (x Cv 20,32t)
THUỘC LÒNG.
Tôi phải sống đạo sao cho lương dân níu lấy áo tôi
mà nói : Chúng tôi muốn đi theo anh, vì
chúng tôi đã nghe biết rằng Thiên Chúa ở với anh! (Dcr 8,23).
http://phaolomoi.net
LM. GIUSE ĐINH QUANG
THỊNH