BÀI ĐỌC 1 VÀ 2 (NẾU CÓ)
BÀI ĐỌC I :
Is 50,4-7
4
Đức Chúa là Chúa Thượng đã cho tôi nói năng như một người môn đệ, để tôi biết
lựa lời nâng đỡ ai rã rời kiệt sức. Sáng sáng Người đánh thức, Người đánh thức
tôi để tôi lắng tai nghe như một người môn đệ. 5 Đức Chúa là
Chúa Thượng đã mở tai tôi,còn tôi, tôi không cưỡng lại, cũng chẳng tháo lui. 6
Tôi đã đưa lưng cho người ta đánh đòn,
giơ má cho người ta giật râu. Tôi đã không che mặt khi bị mắng nhiếc phỉ nhổ. 7
Có Đức Chúa là Chúa Thượng phù trợ tôi, vì thế, tôi đã không hổ thẹn, vì thế,
tôi trơ mặt ra như đá. Tôi biết mình sẽ không phải thẹn thùng.
ĐÁP CA : Tv 21
Đ. 2
Đ. Lạy Chúa con thờ, muôn lạy Chúa,
Ngài
nỡ lòng ruồng bỏ con sao ? (c
2a)
7 Thân
sâu bọ chứ người đâu phải,con bị đời mắng chửi dể duôi, 8 thấy con
ai cũng chê cười, lắc đầu bĩu mỏ buông lời mỉa mai: 9 "Nó cậy
Chúa, mặc Người cứu nó! Người có thương, giải gỡ đi nào! "
17 Caû
bầy chó trong ngoài vậy bủa, chúng đâm con
thủng cả chân tay, 18 xương con đếm được vắn dài ; chúng đưa cặp mắt cứ hoài ngó xem.
19 Áo
mặc ngoài chúng đem chia chác, còn áo trong cũng bắt thăm luôn. 20
Chúa là sức mạnh con nương, cứu mau, lạy Chúa, xin đừng đứng xa.
23 Con
nguyện sẽ loan truyền danh Chúa cho anh em tất cả được hay, và trong đại hội
dân Ngài, con xin dâng tiến một bài tán dương.
24 Hỡi
những ai kính sợ Đức Chúa, hãy ca tụng Người đi! Hỡi toàn thể giống nòi
Gia-cóp, nào hãy tôn vinh Người! Dòng dõi Ít-ra-en tất cả, nào một dạ khiếp
oai!
BÀI ĐỌC II
: Pl 2,6-11
6
Đức Giê-su Ki-tô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa
vị ngang hàng với Thiên Chúa, 7 nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh
quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. 8
Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây
thập tự. 9 Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban
danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh
hiệu. 10 Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giê-su, cả trên trời dưới
đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ; 11 và để tôn vinh
Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng : "Đức Giê-su Ki-tô
là Chúa".
BÀI GIẢNG
QUA ĐAU KHỔ
ĐẾN VINH QUANG
Chỉ
duy nơi bản tính Thiên Chúa mới bộc lộ sự toàn năng và tình yêu (Agapê) qua đau
khổ.
-
Đức Giêsu là Thiên Chúa Toàn Năng, vì chỉ duy Thiên Chúa mới bộc lộ tính toàn năng : biến
dữ ra lành, biến tội ra ơn, biến chết ra sống một cách dễ dàng, lúc nào tùy ý
muốn của Ngài. Ngoài Thiên Chúa, không có thần minh nào, không một thụ tạo nào
có thể biểu lộ được sự toàn năng. Bởi thế, thánh Phaolô nói : “Thập giá đối với những kẻ đang hư đi là một
sự điên rồ, còn đối với chúng ta những người đã thuộc về Chúa đang ở trên đường
cứu thoát, lại là quyền năng của Thiên Chúa” (1Cr 1,18).
-
Đức Giêsu là Thiên Chúa Tình Yêu, vì chỉ duy nơi Đức Giêsu qua mầu nhiệm cuộc Tử Nạn và
Phục Sinh, Ngài cho chúng ta nhìn thấy những giá trị tích cực của đau khổ :
1- Đau khổ là cách Chúa huấn luyện ta, thánh Phêrô nói : “Anh em sẽ được hân hoan vui mừng, mặc dầu
còn phải ưu phiền ít lâu giữa trăm chiều thử thách. Những thử thách
đó nhằm tinh luyện đức tin của anh em là thứ quý hơn vàng gấp bội, - vàng là
của phù vân, mà còn phải chịu thử lửa. Nhờ thế, khi Đức Giê-su Ki-tô tỏ hiện,
đức tin đã được tinh luyện đó sẽ trở thành lời khen ngợi, và đem lại vinh quang,
danh dự” (x 1Pr 1,6-7).
2- Đau
khổ là cách ta biểu lộ lòng mến cao nhất. Đức Giêsu nói : “Không có tình yêu nào cao quý hơn tình yêu
của một người hy sinh mạng sống mình vì bạn hữu” (x Ga 15,13). Ta lưu ý bạn
hữu ở đây không phải chỉ là những người bạn tâm giao, nhưng Đức Giê-su chết cho
cả loại bạn đểu cáng như Giuđa, vì chính hắn đã dùng cái hôn để nộp Thầy. Đức
Giêsu nói với hắn : “Này bạn, bạn đến đây làm gì thì cứ làm đi” (Mt 26,50).
3- Đau
khổ vì Chúa là cách ta được cộng tác với Chúa Giêsu Thập Giá để biến dữ
ra lành, để được thông dự vào vinh quang Phục Sinh của Chúa Giêsu : “Vì một khi chúng ta cùng chịu khổ với Đức
Ki-tô, để rồi cũng được chia phần vinh hiển với Ngài” (Rm 8,17b).
4- Đau
khổ là cái thắng ; thành công, vui mừng là cái máy. Một chiếc xe chạy
tốt, an toàn, phải có hai bộ phận mang chức năng đối nghịch : thắng (phanh) thì
kéo lại và máy nổ thì lôi đi. Xe có máy nổ tốt mà không có thắng, ngồi lên là
chết sớm, thà rằng có thắng mà không có máy, ngồi lên chẳng đi tới đâu nhưng vẫn
an toàn. Như thế đau khổ xét một khía cạnh nào đó vẫn hơn may mắn.
5- Đau
khổ nhất là sự chết, đối lại là sự sống, đây là quy luật mâu thuẫn, quy
luật phát triển. Đức Giêsu nói : “Nếu hạt
lúa gieo xuống đất mà không chết đi, thì nó trơ trọi một mình ; nhưng nếu nó
chết đi, nó mới sai hoa lắm quả” (Ga 12,24).
Hạt
giống ở đây không nói về hạt giống cây cỏ, vì nếu hạt giống cây cỏ gieo xuống
đất mà chết đi, thì không bao giờ nó mọc lên. Vậy hạt giống chết đi để sinh
nhiều hoa trái, phải hiểu là Đức Giêsu bị giết chết, cũng như các thánh bị chết
vì phục vụ Tin Mừng, sau đó phát sinh nhiều Ki-tô hữu. Đúng như lời ông Tertuliano
nói : “Máu các thánh Tử Đạo là hạt giống
phát sinh các Ki-tô hữu”.
6- Đau
khổ minh chứng giá trị chân lý : Các thánh Tông Đồ minh chứng chân lý
sự Phục Sinh nhờ vào Chúa Giê-su đã từ cõi chết sống lại. Khi giảng chân lý
này, nếu các ông sợ ra tù vào khám, sợ chết, thì không ai tin vào lời các ông
giảng dạy. Để minh chứng lời các ông rao giảng là chân thật, các ông đã phải
trả giá đến mất mạng về lời rao giảng này (x Cv 5,17t).
7- Đau
khổ kích thích phát triển tài năng và sáng kiến : Đi bộ thấy mỏi chân, thì
cưỡi ngựa ; đi ngựa còn chậm thì sáng chế ra xe đạp ; đi xe đạp còn thấy mệt,
sáng chế ra xe máy ; dùng xe máy còn bị mưa nắng, lại sáng chế ra xe hơi ; chạy
xe hơi còn bị kẹt đường, sáng chế ra máy bay…
8- Đau
khổ để nhận ra điều thật điều giả : Người đến Nhà Thờ dự Lễ thấy trên
Cung Thánh có hai bình hoa rất đẹp, mà người cắm hoa, vì thiếu hoa thật nên cắm
thêm bình hoa giả. Khi mới cắm, ai nhìn lên cũng đều nghĩ đó là hai bình hoa
thật, có khi nhìn bình hoa giả lại đẹp hơn, nhưng vài ngày sau hoa nào rũ tàn
(chết), người ta mới nhận ra đó là hoa thật ! Hoa thật thì dù héo tàn, nó vẫn
được quý hơn hoa giả không rũ tàn. Bởi đó, người chết vì chân lý vẫn được tôn
vinh hơn kẻ giả dối sống phây phây.
Tưởng
rằng 8 điều tích cực rút ra từ đau khổ cho phép chúng ta xác tín như thánh Phaolô
: “Ai chịu đau khổ với Chúa Giê-su Ki-tô,
thì cũng được chia phần vinh quang với Ngài”. Ta biết Đức Giêsu bị giết
ngày thứ sáu, an táng ngày thứ bảy, và ngày thứ tám sống lại vinh quang.
Vậy ai
phục vụ đau khổ đến chết, người đó mới đúng là người có đầy uy tín. Thực vậy,
vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, cao điểm tình yêu của Đức Giêsu phục vụ đến liều
mạng, khi Ngài bị đánh đến nát thân, lúc đó ông Philato dẫn ngài ra trước mặt
toàn dân và giới thiệu : “Này là người” (Ga 19,5).
Ngoài ra ta còn tìm được mọi nhân
đức nơi thập giá :
C Đức bác ái : không có tình yêu nào cao quý hơn tình yêu của người đã liều mạng
sống vì bạn hữu của mình (Ga 15,13).
C Đức nhẫn nhục : Đức Giêsu như chiên bị dẫn đi làm thịt (x Is 53,7).
C Đức khiêm nhường : Đức Giêsu vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải
nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ
vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần
thế … (x Pl 2,6t).
C Đức vâng phục : Adam thứ I bất tuân ý Chúa ; trái lại Adam cuối cùng (Đức Giê-su)
hoàn toàn tùng phục ý Cha (x Lc 22,42).
C Đức thanh bần, nghèo khó : ngày thứ Sáu Tuần Thánh, Đức Giê-su bị bóc lột hết
: danh dự, nhân phẩm, đến cả mạng sống (x Ga 19).
C Đức hiền từ, không báo oán : Đức Giê-su đã nói : “Ta hiền từ và khiêm nhường trong lòng” (x Mt 11,29b). Ta biết loài
người không lúc nào tỏ ra gian ác, vô ơn, lếu láo đối với “Con Cha Chí Ái, Đấng Cha sủng mộ” (x Mt 3,17) bằng ngày Thứ Sáu
Tuần Thánh : Đức Giêsu vốn dĩ là Đấng toàn năng, mà xem ra phải “chịu trận”
trước những “con rối” quá lếu láo trước mắt : chúng khạc nhổ vào mặt, giật râu,
tát đến “phù mỏ”, đánh đòn nát thân, rồi lột hết y phục để cho xấu hổ, chỉ còn
lại thân xác trơ trụi bầy nhầy đẫm máu. Lúc ấy :
-
Ngài còn có đôi tay
luôn ban ơn, thì chúng đã trả nghĩa bằng những chiếc đinh nhọn dưới nhát búa
đóng hằn học !
-
Ngài còn có đôi chân
đến với mọi người đau khổ để nâng đỡ ủi an, thì chúng bắt chéo hai chân Ngài
chồng lên, để đỡ tốn một chiếc đinh, ghim chặt hai chân Ngài vào cây gỗ hết
nhúc nhích.
-
Ngài còn có cái đầu để
suy nghĩ điều hay lẽ phải mà giảng dạy cho muôn dân, thì chúng tết một vòng gai
nhọn oan nghiệt rồi dấn trên đầu, chế nhạo “vua cỏ”, “ngôn sứ dổm”.
-
Cuối cùng Ngài chỉ còn
trái tim luôn yêu thương hết mọi loại người, chúng cũng chọc thủng ngoáy nát,
để còn chút máu và nước làm cho tim đập, phải dốc ra hết. Tim ngừng yêu !
Đức tin của Hội Thánh dạy chúng ta biểu lộ mỗi khi ta
làm dấu Thánh Giá : Đó không phải là dấu của sự “chịu vậy”, mà là dấu phấn đấu,
không thỏa hiệp với lối sống nghịch Tin Mừng. Đức Giêsu đã dùng dấu này để diễn
tả tình yêu cao nhất của Ngài, và Ngài đã lật ngược lại “bảng giá trị sự khôn ngoan của loài người”, bởi vì sự khôn ngoan của
loài người lại là điều nhờm tởm đối với Thiên Chúa (x 1Cr 1,18-25).
Dấu Thánh Giá là sự hiệp thông của Ba Ngôi Thiên Chúa
trong chương trình cứu độ loài người qua đau khổ đến vinh quang (x Lc 24,26 ;
Dt 9,22):
- Ngôi Cha : Tình yêu đóng đinh.
- Ngôi Con : Tình yêu chịu đóng định.
- Ngôi Thánh
Thần : sức mạnh vô song của thập giá.
Vậy thập giá là sự chọn lựa có ý thức theo ý Chúa Cha
muốn khắc ghi chân lý, tình thương vào lòng con người, để biến dữ ra lành. Thực
vậy, nguồn gốc của thập giá là dấu dữ, dùng để giết người theo ý muốn của đế
quốc Roma, nhưng vì người ta đã treo Đấng vô tội lên đó, thì dấu dữ ấy đã trở
thành dấu lành, mà ngày nay cả loài người dù tin hay không tin Thiên Chúa, ai
cũng lấy dấu thập giá làm dấu của tình thương, dấu của việc cấp cứu (dấu thập
giá nơi các bệnh viện, hoặc trên xe cứu thương).
Dầu sao đau khổ vẫn còn là một mầu nhiệm, mà mầu
nhiệm thì loài người không thể suy thấu, vì nó vượt quá trí khôn con người. Qua
mạc khải, Thiên Chúa cho chúng ta suy gẫm về sự đau khổ con người còn phải hứng
chịu, được minh chứng qua đời sống của ông Gióp :
Ông Gióp là người giàu có nhất trên thế gian, cũng là
người đạo đức nhất trên đời, Chúa lại ban cho ông được bảy trai ba gái, không
có một gia đình có những người con thông minh, khỏe mạnh và đạo đức như các con
của ông Gióp. Thế mà chỉ nội trong một ngày, Chúa cho phép satan tiêu diệt tất
cả tài sản cũng như con cái của ông Gióp. Trước thảm họa trút xuống bất ngờ
trên ông, Gióp ngửa mặt lên trời thưa với Chúa : “Con tạ ơn Chúa, Chúa đã ban cho
nay Chúa lại cất đi, xin chúc tụng danh Ngài” (G 1,21). Satan thấy ông
Gióp vẫn còn gân, nó lại xin phép Chúa cho nó có quyền làm hại thân xác Gióp.
Ngày hôm sau, satan đánh phạt Gióp lở loét từ gan bàn chân đến đỉnh đầu, ông
phải ngồi trên đống tro, lấy mảnh sành cạo máu mủ. Đau nhất lúc ấy, người vợ
lên tiếng chế nhạo đức tin của ông : “Ông
còn kiên quyết trong sự liêm chính của ông nữa hay thôi ? Hãy nguyền rủa Thiên
Chúa rồi chết đi cho rồi”, nhưng ông bảo bà : “Bà nói như một mụ điên. Chúng ta nhận điều tốt lành từ Thiên Chúa, làm
sao chúng ta lại không nhận điều bất hạnh ?” May thay chỉ còn có ba người
bạn của ông Gióp, họ nhìn ông trong đau khổ biết chia buồn và an ủi ông, họ cất
tiếng khóc ròng, mỗi người xé áo mình ra và rắc tro lên đầu, đoạn ngồi bệt
xuống bên cạnh ông trong bảy ngày đêm, không nói với ông được một lời, vì họ
thấy sự đau khổ của ông quá lớn ! (x G 2)
Nhưng
từ chương 3 trở đi, ông Gióp cảm thấy những đau khổ quá sức chịu đựng, nên ông
bắt đầu rên la về kiếp người, ông thưa với Chúa : “Phải chi tôi chết ngay trong bụng
mẹ, đừng để tôi chào đời” (G 3,3.11). Điều này nói lên khả năng chịu
đựng đau khổ của con người có giới hạn, Chúa cũng thông cảm nên chẳng chấp, vì
thế “Đức Giê-su đã trải qua thử thách và
đau khổ, nên Ngài có thể cứu giúp những ai chịu thử thách” (Dt 2,18), mãi
đến chương 19, câu 25 ông Gióp mới mơ ước về một thế giới Phục Sinh, nhờ đó
giúp ông thêm nghị lực chịu đựng gian khổ, nhưng rồi ông lại lên tiếng than…
Thế mà Chúa vẫn im lặng trước đau khổ của ông, mãi đến chương 38 Chúa mới lên
tiếng trả lời cho ông về lý do Ngài để cho ông gặp đau khổ. Và cuối sách Gióp,
chương 42, câu 10 lúc đó ông Gióp mới lên tiếng cầu nguyện cho các bạn, nhất là
những người đang gặp đau khổ, thế là Chúa nhận lời Gióp, ban lại cho ông tài
sản gấp đôi thuở ban đầu : trước ông có 7.000 con chiên, nay có 14.000 con ;
trước ông có 3.000 lạc đà, nay Chúa ban cho ông 6.000 con ; trước bò và lừa mỗi
loại có 500 con, nay ông lại có mỗi loại 1.000 con ; và đặc biệt vào tuổi già,
sức lực hao mòn vì chịu quá nhiều đau khổ, thế mà Chúa lại ban cho ông sinh
mười người con khỏe mạnh, thông minh, xinh đẹp, ngoan hiền hơn trước. Với niềm
vui ấy, chắc chắn vượt lòng mơ ước của
ông Gióp, và như thế ông đã báo trước vinh quang của Chúa Ki-tô qua đau khổ, để
Ngài chia phần chiến thắng cho chúng ta, những kẻ vác thập giá theo Ngài hằng
ngày.
THUỘC LÒNG.
Nếu anh em làm việc lành và phải khổ mà anh
em vẫn kiên tâm chịu đựng, thì đó là ơn Thiên Chúa ban.Anh em được Thiên Chúa
gọi để sống như thế. Thật vậy, Đức Kitô đã chịu đau khổ vì anh em, để lại một
gương mẫu cho anh em dõi bước theo Người (1Pr 2, 20-21).
http://phaolomoi.net
LM. GIUSE
ĐINH QUANG THỊNH