BÀI GIẢNG
TRỞ VỀ VỚI
CHÚA LÀ ĐỈNH CAO LÒNG SÁM HỐI
Trong
năm Phụng Vụ, không có mùa nào Hội Thánh thiết tha kêu gọi ta phải mau sám hối
và trở về sống kết hợp với Chúa Giêsu bằng mùa Chay. Để việc sám hối đạt hiệu
quả cao, Hội Thánh qua các Bài đọc trong Thánh Lễ hôm nay, dạy chúng ta cần suy
gẫm và thực hành năm điểm Giáo Lý :
-
Tội và ác tính
của tội.
-
Tình thương
tuyệt vời của Thiên Chúa.
-
Động lực giúp ta
trở về với Chúa.
-
Giá trị đích thực
của cuộc trở về.
-
Đạt đích sự trở
về là phải hòa giải và dự tiệc Thánh Thể.
I . TỘI VÀ ÁC TÍNH CỦA TỘI !
1/ TỘI.
Những tội được kê khai trong đoạn Tin Mừng Lc 15 :
a-
Tách
rời khỏi cộng đoàn
: Con chiên lạc, đồng bạc mất, con thứ rồi đến con cả bỏ mái ấm gia đình ra đi
!
b-
Đẩy
anh em ra khỏi cộng đoàn : Anh cả không muốn người cha cho em út trở về.
c-
Phá
tán ơn huệ : Con
thứ phung phí tiền của người cha đã chia cho.
d-
Vô
ơn : Mặc dù người
con cả theo luật được cha chia cho 2/3 gia tài (x Dnl 21,17), rõ ràng người cha
đã xử với con cả theo đặc quyền của trưởng nam, mà anh ta lại nói láo: “Bao nhiêu năm trời, tôi hầu hạ ông mà ông
không cho tôi lấy một con bê nhỏ, để tôi ăn mừng với bạn bè !” (Lc 15,29 :
Tin Mừng)
Chúng
ta còn có thể phân tích ra nhiều tội khác qua những dụ ngôn như trên. Tuy thế,
tội không muốn sống hiệp thông là tội đứng hàng đầu, và là tội
nặng nhất. Bởi vì “Thiên Chúa không cứu
con người cách riêng rẽ thiếu liên kết.” (HCHT số 9) Như vậy, người con cả mới là đứa con
hoang đàng, làm cha đau lòng nhất ! Vì anh ta đã được người cha năn nỉ, như
muốn làm hòa với con, mà anh nhất quyết không chịu vào dự tiệc với gia đình!
2/ ÁC TÍNH CỦA TỘI.
a-
Làm nô lệ cho ma qủy : chính là hình ảnh đứa con thứ
đi chăn heo, làm việc này là vô cùng
nhực nhã đối với người Do-thái, vì heo là loài ô uế (x Lv 11,7 ; Dnl 14,8). Bởi
lẽ theo quan niệm của người Do Thái, heo là con vật thuộc về ma qủy, hay là nơi
dung thân của qủy, hoặc là hiện thân của qủy thần (x Mt 8,3 và 2Mcb 7,1), và đã
làm nô lệ cho ma qủy thì không còn được gọi là con Thiên Chúa, tự khai trừ mình,
như lời Đức Giêsu nói : “Nô lệ không được
ở trong nhà mãi mãi, con mới lưu lại mãi mãi !” (Ga 8,35)
b-
Tội nào cũng che khuất vinh quang Thiên
Chúa và làm khổ đồng
loại, làm khổ bản thân, người con thứ đã ngộ ra điều này, anh thưa với cha : “Con đã phạm tội đến Trời và đến cha (con
người)” (Lc 15,21 : Tin Mừng).
II. TÌNH THƯƠNG TUYỆT VỜI CỦA THIÊN CHÚA !
1/ TÌNH THƯƠNG CỦA THIÊN CHÚA NGÀY
CÀNG GIA TĂNG VÀ LUÔN THỔN THỨC VỀ HẠNH PHÚC CON NGƯỜI, ĐƯỢC DIỄN TẢ LIÊN TIẾP
QUA BA DỤ NGÔN CÀNG NGÀY ĐAU KHỔ CÀNG GIA TĂNG :
ü Dụ ngôn một người giàu, có 100 con
chiên, lạc mất 1 con (mất 1/100), làm ông thổn thức đi tìm (x Lc 15,47), cũng
chưa bằng :
ü Người đàn bà nghèo chỉ có 10 đồng,
mất 1 đồng (mất 1/10), làm bà lo lắng tìm kiếm (x Lc 15,8-10), cũng chưa bằng :
ü Một người cha có hai người con,
lúc nào ông cũng mất 1 người (mất ½) : Con thứ thì dại dột, vui chơi với những
kẻ đàng điếm, nên đã nướng hết tài sản của cha chia cho. Khi lâm cảnh đói, hắn
xin người trong vùng cho hắn chăn heo, hắn ước được lấy cám heo ăn cho đỡ đói
mà không ai cho ! Bị nhục đến thế, hắn mới trở về cùng cha ; thế mà khi người con
thứ trở về, lại chính là lúc anh cả bỏ gia đình ra đi, vì bất mãn với cha đã
đón em về! Đây là chứng từ nhiều người phục vụ trong Hội Thánh, khi thấy kẻ ác
gặp hên, thì nghi ngờ không có Chúa, nên bỏ đạo, sống trác táng, vì nghĩ rằng cứ
theo lối sống kẻ không tin Chúa vẫn gặp may, thì theo Chúa làm gì cho thêm bận
tâm !
Câu
chuyện chấm lửng ở đây và không biết sẽ kết thúc thế nào ? Bao giờ gia đình với
xum họp đầy đủ ? Điều này diễn tả sự chờ mong và lòng thổn thức của Chúa đối
với loài người kể cả những người cùng gọi Thiên Chúa là Cha, như Chính Thống,
Tin Lành, Anh Giáo, Công Giáo, bao giờ mới hiệp nhất trong cùng “Chuồng Chiên”
của Mục Tử Giêsu để được dự tiệc Thánh Thể ?!
2/ TỘI NHÂN TRỞ VỀ VỚI CHÚA, LUÔN LUÔN LÀ
SÁNG KIẾN ĐẦU TIÊN CỦA THIÊN CHÚA ĐI TÌM KIẾM.
Hình
ảnh người con thứ khi trở về, mặc dù chưa thấy cha, nhưng người cha đã chạy ra
trước ôm lấy con hôn lấy hôn để, chứng tỏ là từ ngày con ra đi, cha luôn đứng
đầu ngõ chờ đón con trở về, chứ cha không an tâm tự mãn vì đã làm tròn trách
nhiệm là chia xong phần gia tài cho con. Hình ảnh này diễn tả tình thương của
Thiên Chúa dành cho loài người đã được thể hiện ngay từ khi ông A-đam,bà E-và phạm tội, Thiên Chúa đã có sáng
kiến đi tìm họ để bênh vực, Ngài hỏi : “Ngươi
ở đâu?” (St 3,9)
3/ TỘI NHÂN TRỞ VỀ VỚI CHÚA, NGÀI TRAO CHO
HỌ QUYỀN CAO CHỨC CẢ CỦA NGÀI.
a-
Hành động người cha trao nhẫn cho con là lặp lại hình ảnh vua
Pharaôn rút nhẫn từ tay mình mà trao cho ông Giuse, dấu chỉ trao toàn quyền – chỉ sau vua – trong nước Ai Cập ! (x St 41,42)
b-
Mang áo đẹp và giày mới mặc vào cho con. Đó là hình ảnh của người làm chủ, được
tự do, không phải là kẻ nô lệ,vì nô lệ không được mang giày dép, phải đi chân
đất, trong lúc con thứ chỉ ước làm nô lệ giúp việc trong nhà thôi cha thôi (x
Lc 15,19 : Tin Mừng).
Vậy
con trở về được cha trao nhẫn, mặc áo, mang giày đẹp, mở tiệc ăn mừng, diễn tả tội nhân trở về với Chúa được Ngài trả lại quyền làm con Chúa, xác nhận là con được tự do ở trong nhà cha mãi mãi,
chứ không phải là kẻ nô lệ bị đuổi ra ngoài (x Ga 8,35). Đặc biệt, ta được Chúa
nhìn nhận là Hiền Thê của Ngài, như vua Assuerus xỏ nhẫn cho bà
Esther, hiền thê của vua (Et 3,10 ; 8,2).
c-
Người cha hôn lấy hôn để con thứ. Đó là hình ảnh giao hòa giữa
hai đối thủ, như ông
Áp-sa-lon, con vua Đa-vít mưu đồ ám hại cha để hòng cướp ngôi vua, khi trở về
gặp cha, ông giả vờ xin làm hòa, vua cha đã chạy ra ôm hôn con ! (x 2Sm 14,23)
Điều này không thấm thía bằng tên Giu-đa giả hình tôn kính Thầy Giêsu, khi hắn
dùng cái hôn, dấu yêu thương, để chỉ điểm cho kẻ ác bắt Thầy ! (x Mt 26,48) Thế
mà khi Đức Giêsu bị treo trên thập giá, Ngài lại xin Cha tha thứ cho kẻ giết
Ngài, vì họ lầm ! (x Lc 23,34) Để chúng được giao hòa với Thiên Chúa.
Như
vậy khi đến Tòa Hòa Giải ta phải xác tín được thảm trạng của tội mình trước tình
thương tuyệt vời của Thiên Chúa, như thánh Phaolô nói : “Ở đâu tội lỗi nhiều, ở đó ân sủng càng chan chứa” (Rm 5,20) ; và vì
thế thánh Phaolô kêu gọi : “Trong Đức Kitô,
Thiên Chúa đã cho thế gian được hoà giải
với Người. Người không còn chấp tội nhân loại nữa, và giao cho chúng tôi công
bố lời hoà giải. Vì thế, chúng tôi là sứ giả thay mặt Đức Kitô, như thể chính
Thiên Chúa dùng chúng tôi mà khuyên dạy.” (2 Cr 5,19-20 : Bài đọc II), và quyết
tâm sửa mình, “sẽ trở nên một tạo vật
mới, con người cũ đã qua đi, và này con người mới được thành sự” (2Cr 5,17
: Bài đọc II) ; để nhận ra gía trị ơn huệ nổi bật nơi tòa Hòa Giải, ta có thể
so sánh tòa Hòa Giải với tòa án đời :
v Trước vành móng ngựa tòa án đời,
mọi bị can sẽ bị xét xử nghiêm khắc, may mắn lắm kẻ bị oan mới được tha bổng
trở về tay trắng !
v Trong tòa Hòa Giải, mọi người đều
là tội nhân, thế nhưng tất cả đều được tha bổng, trở về mang theo đầy ân sủng
của Thiên Chúa.
III. ĐỘNG LỰC CON THỨ
TRỞ VỀ !
1/ BỞI ĐAU KHỔ.
Chính
khi con thứ gặp lúc cùng cực khốn khổ nhục nhã nhất : đi chăn heo mà không được
ăn cám heo, đã giúp anh ý thức được sự chua xót bỏ nhà cha ra đi để sống tự do.
Như vậy, chính lúc Chúa để con người gặp đau khổ, đó là cách Chúa huấn luyện
chúng ta : “Con ơi, đừng có khinh màng
việc Chúa sửa dạy, và bị Người quở trách, con đừng buông xuôi, vì Chúa thương
ai thì Người mới sửa dạy, con nào Người nhận, Người mới đánh đòn.” (Dt
12,5-6)
2/ CON THỨ NHỚ ĐẾN NGƯỜI CHA ĐỐI XỬ NHÂN HẬU
VỚI CÁC TÔI TỚ TRONG NHÀ.
Nô
lệ là kẻ không được nhìn nhận phẩm giá, mà người cha còn thương cho họ có dư
bánh ăn (x Lc 15,17 : Tin Mừng), thế thì khi con được ở trong nhà cha, chắc
chắn còn được cha thương gấp mấy! Ông Caryre nói : “Muốn biết lòng nhân hậu của ai hãy coi
cách đối xử của họ với bầy tôi !” Thử hỏi nếu người con thứ nhớ lại cách sống người cha
luôn cay nghiệt với những kẻ làm công, hoặc nhớ đến cảnh gia đình như hỏa ngục,
thì liệu anh có muốn trở về nhà không ?
Như
vậy sự trở về của hối nhân còn lệ thuộc vào tinh thần quảng đại của người có
trách nhiệm, và của cộng đoàn. Do đó ta phải tìm cách dìu dắt mọi người về với
Chúa, chứ không chỉ riêng mình trở về mà
thôi, vì Chúa muốn cứu độ cả loài người
(x Mt 28,19-20).
Hỏi
rằng trong mùa Chay : lương dân nhìn thấy gia đình Công Giáo hoặc xứ đạo, từ
chủ chăn đến giáo dân, có hình ảnh nào lôi cuốn mời gọi họ trở về với Thiên
Chúa? Chính những đau khổ của hối nhân và lòng nhân ái của mọi người trong Hội
Thánh, đóng góp cụ thể và tích cực vào cuộc trở về của hối nhân. Ý thức được
hai điều này, trong Kinh Tiền tụng thứ ba của mùa Chay, Hội Thánh cầu nguyện
rằng : “Chúa đã muốn chúng con dùng việc
hãm mình (đau khổ) mà tạ ơn Chúa, để việc hãm mình giúp chúng con là những kẻ tội
lỗi biết sống tiết độ hơn, và khi biết giúp nuôi dưỡng những kẻ thiếu thốn (bác
ái), nó làm cho chúng con trở nên những người biết noi theo lòng nhân hậu của
Chúa (nên giống Chúa).”
Cha
Séraphim Sarov (người Nga) nói : “Cứ cứu
rỗi chính mình đi, rồi hàng triệu triệu người chung quanh sẽ được cứu rỗi.”
3/ ƠN TRỢ LỰC CỦA THIÊN CHÚA.
Sự
trở về với Thiên Chúa còn kể đến ơn Chúa đổ xuống trên mọi người. Bởi vì một
người đã phạm tội là làm mất ơn thánh sủng của Thiên Chúa, tự họ không thể trở
về với Chúa được. Thánh Công Đồng Vat.II nói : “Tự do của con người vì bị tội lỗi làm
tổn thương, nên chỉ nhờ ơn Chúa trợ lực mới có thể thực hiện việc hướng về
Thiên Chúa cách hoàn toàn sống động.” (G.E.S. 17) Bởi đó hơn lúc nào hết, vào mùa Chay, mọi
thành phần trong Hội Thánh phải tha thiết xin Chúa ban ơn trợ lực cho mọi
người, để hết thảy nhờ ơn Chúa mà mau mắn trỗi dậy trở về sống công chính trong
Chúa Giê-su Phục Sinh.
IV. GÍA TRỊ ĐÍCH THỰC
CỦA SỰ TRỞ VỀ !
1/ TINH THẦN PHỤC VỤ.
Gía trị lòng sám hối thật cụ thể trong Tin Mừng hôm
nay là hình ảnh người con thứ mong được trở về làm người phục vụ trong nhà cha (x Lc 15,19). Đó là tầm quan
trọng cho ý nghĩa và giá trị sự trở về. Thực vậy, nếu con thứ trở về với mưu
toan gian ác, với những yêu sách (đòi hỏi), với lòng hậm hực người anh được chia
2/3 gia tài của cha, thì thử hỏi sự trở về như thế có gía trị gì ? Bởi thế,
thánh Gioan Bt kêu gọi: “Hãy sinh qủa
phúc đức xứng với lòng hối cải.” (Mt 3,8)
Hoa
qủa phúc đức là những việc lành, đặc biệt việc tìm ý Chúa để thực hành, như
ngôn sứ Ba-rúc nói : “Như tư tưởng các
con đã làm các con lạc xa Thiên Chúa. Một khi trở lại, các con hãy nhiệt thành gấp
10 tìm kiếm Chúa.” (Br 4,28 – bản dịch NTT)
2/ LÀM LÀNH ĐỂ NGĂN CẢN SỰ ÁC.
Ta
trở về làm việc lành còn là để ngăn ngừa đời sống sa đọa. Thánh Phêrô nói : “Hỡi anh em, hãy phấn đấu làm lành hơn nữa,
làm sao cho ơn Thiên Chúa kêu gọi và
sự tuyển chọn anh em được nên kiên cố, làm thế anh em không sợ phải sa ngã bao
giờ.” (2Pr 1,10 – Bản dịch NTT)
Đó
cũng là lý do khi một hối nhân đã xưng thú tội lỗi, Linh mục bảo làm một ít
việc lành, gọi là để đền tội ! Nhưng đó chỉ là biểu lộ lòng sám hối chân thành
cách cụ thể. Chứ đừng có kiểu sám hối như một số người xì-ke bị tù viết thư về nhà
xin lỗi cha mẹ, nội dung rất mùi mẫn… ! Nhưng đến đoạn tái bút : “con xin cha
mẹ gởi cho con …… !” làm cha mẹ tái mặt ! Té ra con sắp hồi gia, cả nhà hồi hộp
!
V. ĐẠT ĐÍCH CUỘC TRỞ
VỀ
LÀ PHẢI HÒA GIẢI VÀ DỰ
TIỆC THÁNH THỂ !
Vì
“Đích điểm ra đi phải là khởi điểm trở
về, con người lạc mất Thiên Chúa là hình khổ bậc nhất!” (Gioan Scotus
Erigenus)
Muốn
không lạc mất Thiên Chúa, có hạnh phúc thật, giáo huấn Chúa nhật 4 mùa Chay đặt
ra hai chỉ tiêu, mọi người phải thực hiện bằng được :
1/ HÃY HÒA GIẢI VỚI THIÊN CHÚA.
Trước
mặt Thiên Chúa, ai ai cũng là tội nhân, kẻ tưởng mình “ngon lành” như con cả
trong Tin Mừng lại chính là đứa con “hoang đàng” cần phải sám hối nhiều và hòa
giải với Thiên Chúa và đồng loại trước. Tin Mừng kể lại một sự nghịch lý :
*
Con thứ mới phung phá 1/3 gia tài người cha chia cho, mà anh lại chân thành sám
hối và muốn trở về với cha trước.
*
Trong khi người con cả được cha chia cho 2/3 gia tài, lại tỏ ra vô ơn, kết án
cha hà khắc, thì người cha lại muốn làm hòa với con, còn muốn cho con nhiều của
hơn Luật dạy : “Con ơi, con hằng ở với
cha, mọi sự của cha đều là của con”. Nhưng con cả nhất quyết không chấp
nhận làm hòa ! Thánh Phaolô trong Bài đọc II thúc bách chúng ta : “Chúng tôi nài xin anh em hãy làm hòa với
Thiên Chúa, Đấng chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã biến Người thành
hiện thân của tội lỗi vì chúng ta, để làm cho chúng ta nên công chính trong
Người” (2 Cr 5,20-21). Thế nên lời Kinh Thánh kêu gọi : “Đừng ỷ được tha thứ mà khinh nhờn, rồi cứ chồng chất tội này lên tội
khác. Đừng nói : “Người rất mực cảm thương, tôi có phạm tội nhiều, Người cũng
tha thứ cả ! Đừng trì hoãn, hãy trở về với Thiên Chúa đi ; đừng lần lữa hết
ngày này qua ngày khác, vì thình lình Thiên Chúa sẽ nổi cơn thịnh nộ và trong
thời trừng phạt, con sẽ phải tiêu vong” (Hc 5,5-6a.7).
Bởi
vì: “Ngã vào tội là người, nán lại trong
tội là quỷ”. (ngạn ngữ Đức)
2/ HÃY VÀO DỰ TIỆC CỦA THIÊN CHÚA.
Mạc khải cho chúng ta biết ơn cứu
độ được Chúa ban trọn vẹn cho con người luôn luôn được diễn tả trong bữa tiệc :
-
Người
đầy tớ trung tín làm trọn những nhiệm vụ chủ trao phó, khi chủ về, ông đặt đầy
tớ vào bàn tiệc để hầu hạ (x Lc 12,35-37).
-
Đức
Giêsu diễn tả những người được Ngài cứu độ là những khách được mời đến dự tiệc
của vua, ai đến tham dự thì được sống, kẻ khước từ bị chu diệt (x Lc 14,15t).
-
Đứa
con hoang đường trở về cũng như người con cả muốn được hưởng hạnh phúc bên cha
thì phải dự tiệc của cha đã dọn (x Lc 15,11t).
-
Ngày
cánh chung, khi Chúa cho mọi người từ cõi chết sống lại cả hồn lẫn xác, thì tất
cả những người công chính : người biết thương giúp đồng loại, quy tụ họ về với
Chúa, trở thành những “kẻ bé nhỏ”, để tất cả được vào dự tiệc hoan lạc trong
Nước Thiên Chúa (x Mt 25,31-46).
Vì
thế “bữa tiệc của Thiên Chúa” hay “tiệc cưới Con Chiên” (x Mt 22, 1t ; Kh
19,7t). Cụ thể nhất là tiệc Thánh Thể. Người đi dự tiệc không tất yếu là “người
công chính” theo nghĩa luân lý, vì trước khi rước Lễ, ai ai cũng thành tâm thú
tội : “Lạy Chúa, con chẳng đáng Chúa ngự
vào nhà con…” Dầu vậy vẫn cần lên rước Lễ Chúa mới vui lòng. Kìa người con
cả, trong lòng luôn nghĩ xấu về cha coi anh như nô lệ, vậy mà anh ta vẫn ăn ở
trong nhà cha, và cả lúc anh ta bộc lộ lòng vô ơn lếu láo đối với cha, người
cha vẫn tha thiết mời anh vào dự tiệc. Cho nên đứa con thứ dù có trở về, cha
vẫn không tín nhiệm! (x Ga 2,24) Bởi lẽ người cha có kinh nghiệm đứa con cả
hằng ở với cha, và cha đã cho mọi sự cha có đều là của con (x Lc 15,31 : Tin
Mừng). Vậy mà cha năn nỉ con vào dự tiệc, nó nhất quyết từ chối và ra đi chẳng
biết bao giờ nó trở về ?! Đứa con vô ơn này minh chứng có nhiều người Công Giáo
luôn bất mãn, xấu hổ vì mình là người có Đạo, thì “thể xác họ thuộc về Hội Thánh, nhưng linh hồn họ ở ngoài Hội Thánh,
người như thế sẽ lãnh án phạt nặng nề hơn người vô đạo !” (Hiến Chế Hội
Thánh số 14).
Bài
đọc I diễn tả : khi dân về đất Chúa hứa, họ ăn thổ sản của đất Canaan, lúc họ dừng chân cắm trại ở Gilgal. (x Gs 5,9-12)
“Gilgal”
có nghĩa là “cuộn lại”, thế thì kẻ rước Thánh Thể Chúa - thổ sản của đất Canaan mới – thì tội của
họ, Thiên Chúa cũng “cuộn lại”. Đó là lý do thánh Phaolô xác tín cho chúng ta :
“Điều quan trọng không phải vì tôi là
người hoàn hảo, mà quan trọng vì Chúa lấy tôi” (Pl 3,12)
Vì
hai việc làm cụ thể của sự trở về như trên mà luật Hội Thánh buộc các tín hữu :
* Phải xưng tội nặng không để quá một năm.
(x Giáo Luật số 989)
*
Nhất là phải dự tiệc Thánh Thể trong mùa Phục Sinh (từ lễ Tro đến lễ Chúa Ba
Ngôi), để không làm
vô hiệu hóa công cuộc cứu độ của Chúa Giêsu thực hiện đến mất mạng !
Truyện kể rằng : Một Linh mục ở Tây Ban Nha đã phát cáu lên khi giải tội
cho một anh thanh niên, vì tuần nào anh
cũng đến xưng tội, nhưng cũng chỉ với tội cũ anh đã xưng trước, và cũng rất
nhiều lần cha giải tội đã khuyên răn anh hết lời, đồng thời còn bắt anh phải
làm nhiều việc lành để đền tội. Ngài còn đe : “Nếu anh còn phạm tội đó nữa, thì đừng có đến xưng tội, cha không giải
đâu !” Thế nhưng chỉ một tuần sau, anh trở lại xin xưng tội và cũng chỉ với
tội đó! Cha giải tội bực mình quá, ngài quát lên ngay trong tòa giải tội : “Cút đi, giải tội cho con rồi về cũng phạm
thì giải tội làm gì ?”
Lúc ấy cha nghe có tiếng sột soạt
trên thập giá, cha ngước nhìn lên, thì thấy Chúa Giêsu đang giơ tay ra ban phép
lành cho anh. Thấy sự việc đó cha vô cùng hối hận vì nhớ lại lời Thánh Kinh cha
vẫn đọc : “Hãy nghiệm xem Chúa tốt lành
biết mấy” (Tv 34/33,9a : Đáp ca). Thánh Giacôbê cũng dạy rằng : “Phúc thay những kẻ đã có lòng kiên trì,… vì
Chúa là Đấng từ bi nhân hậu !” (Gc 5,11). Thế rồi ngài gọi anh lại xin lỗi
và bảo anh quỳ xuống để ngài giải tội cho.
THUỘC LÒNG.
Xưa các con chỉ nghĩ đến chuyện xa lìa Thiên Chúa,
thì một khi trở về, các con phải nỗ lực gấp mười mà tìm kiếm Chúa. (Br 4,28)
http://phaolomoi.net
LM. GIUSE ĐINH QUANG THỊNH