BÀI ĐỌC 1 VÀ 2 (NẾU CÓ)
BÀI ĐỌC I : St 15,5-12.17-18
Khi ấy Thiên Chúa 5 đưa ông Ab-ra-ham ra ngoài và phán: "Hãy ngước mắt
lên trời, và thử đếm các vì sao, xem có đếm nổi không." Người lại phán:
"Dòng dõi ngươi sẽ như thế đó! "6 Ông tin
Đức Chúa, và vì thế, Đức Chúa kể ông là người công chính.
7 Người phán với ông: "Ta là Đức Chúa, Đấng đã đưa ngươi ra khỏi thành Ua
của người Can-đê, để ban cho ngươi đất này làm sở hữu."8 Ông
thưa: "Lạy Đức Chúa, làm sao mà biết là con sẽ được đất
này làm sở hữu? " 9 Người
phán với ông: "Đi kiếm cho Ta một con bò cái ba tuổi, một con dê cái ba
tuổi, một con cừu đực ba tuổi, một chim gáy và một bồ câu non."10
Ông kiếm cho Người tất cả những con vật ấy, xẻ đôi ra, và đặt nửa này đối diện
với nửa kia; còn chim thì ông không xẻ. 11 Mãnh cầm
sà xuống trên các con vật bị giết, nhưng ông Áp-ram đuổi chúng đi.
12 Lúc mặt trời gần lặn, thì một giấc ngủ mê ập xuống trên
ông Áp-ram; một nỗi kinh hoàng, một bóng tối dày đặc bỗng ập xuống trên ông.
17 Khi mặt
trời đã lặn và màn đêm bao phủ, thì bỗng có một lò nghi ngút khói và một ngọn
đuốc cháy rực đi qua giữa các con vật đã bị xẻ đôi.18 Hôm đó, Đức
Chúa lập giao ước với ông Áp-ram như sau :
"Ta ban cho dòng dõi ngươi đất này, từ sông Ai-cập đến Sông Cả, tức sông
Êu-phơ-rát."
ĐÁP CA : Tv 26
Đ. 1a Chúa là nguồn ánh sáng và ơn
cứu độ của tôi,
tôi còn sợ
người nào ?
1 Chúa là
nguồn ánh sáng và ơn cứu độ của tôi, tôi còn sợ người nào? Chúa là thành luỹ
bảo vệ đời tôi, tôi khiếp gì ai nữa?
7 Lạy Chúa, cúi xin Ngài nghe tiếng con kêu, xin thương tình
đáp lại. 8a Nghĩ về Ngài, lòng con tự nhủ: hãy tìm kiếm
Thánh Nhan.
8b Lạy Chúa,
con tìm thánh nhan Ngài, 9 xin Ngài
đừng ẩn mặt. Tôi tớ Ngài đây, xin đừng giận mà ruồng rẫy, chính Ngài là Đấng
phù trợ con.
13 Tôi vững
vàng tin tưởng sẽ được thấy ân lộc Chúa ban trong cõi đất dành cho kẻ sống. 14 Hãy cậy trông vào Chúa, mạnh bạo lên, can đảm lên nào !
Hãy cậy trông vào Chúa.
BÀI ĐỌC II : Pl 3,17- 4,1
3 17 Thưa anh
em, xin hãy cùng nhau bắt chước tôi, và chăm chú nhìn vào những ai sống theo
gương chúng tôi để lại cho anh em.18 Vì, như tôi đã nói với anh em
nhiều lần, và bây giờ tôi phải khóc mà nói lại, có nhiều người sống đối nghịch
với thập giá Đức Ki-tô: 19 chung
cục là họ sẽ phải hư vong. Chúa họ thờ là cái bụng, và cái họ lấy làm vinh
quang lại là cái đáng hổ thẹn. Họ là những người chỉ nghĩ đến những sự thế
gian.20 Còn chúng ta, quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta
nóng lòng mong đợi Đức Giê-su Ki-tô từ trời đến cứu chúng ta.21 Người
có quyền năng khắc phục muôn loài, và sẽ dùng quyền năng ấy mà biến đổi thân
xác yếu hèn của chúng ta nên giống thân xác vinh hiển của Người.
4 1 Bởi vậy,
hỡi anh em thân mến lòng tôi hằng tưởng nhớ, anh em là niềm vui, là vinh dự của
tôi. Anh em rất thân mến, anh em hãy kết hợp với Chúa mà sống vững vàng như
vậy.
BÀI GIẢNG
HÃY NGHE LỜI CON THIÊN CHÚA
Cách
dùng Lời Chúa để chiến thắng mọi cuộc tấn công do satan gây nên trong Chúa
nhật I mùa Chay đã trở thành chứng từ sống động và cụ thể, để động viên mọi
người thêm tin tưởng thực thi mệnh lệnh của Cha trên trời : “Đây là Con chí ái Ta, các ngươi hãy nghe Lời
Ngài”, có thế con người mới đạt được vinh quang mà Tin Mừng Chúa nhật II
này đã hé mở cho ba môn đệ thấy trước.
Nhưng hôm nay, chúng ta nghe Lời Con Thiên Chúa ở đâu
? Để hiểu được thế nào là Lời Con Thiên Chúa, ta hãy xem cách bố cục mạc khải
như sau :
Nhìn vào lược đồ trên cho chúng ta
thấy : những gì xảy ra ở (4) thì cũng diễn ra ở (1) và (2) ; đồng thời cũng sẽ
xảy ra ở (3) .
Như
thế :
1/ HIỂN DUNG MINH CHỨNG ĐỨC GIÊSU CHIẾN
THẮNG SATAN TRONG SUỐT CUỘC ĐỜI NGÀI CHỊU CÁM DỖ, KHỞI ĐI TỪ PHÉP RỬA Ở SÔNG
GIOĐAN CHO TỚI NÚI SỌ.
Bằng
chứng :
a-
Phép rửa và Hiển
Dung :
Lời của Chúa Cha giới thiệu Đức Giêsu
cho nhân loại : “Đây là Con chí ái Ta, kẻ
Ta đã chọn”, chỉ xuất hiện hai lần trong cuộc đời của Ngài (phép rửa ở sông
Giođan : Lc 3,22 ; Hiển Dung ở núi cao :
Lc 9,35).
b-
Cám dỗ và Hiển Dung :
Đức
Giêsu bị cám dỗ liên lỉ, điển hình :
*
Đầu đời công khai, qủy cám dỗ Đức Giêsu tới ba lần, nó đều thất bại. Nhưng nó
còn chờ thời cơ tấn công tiếp. (x Lc 4,13)
*
Khi Hiển Dung, môn đệ cám dỗ Đức Giêsu : “Thầy
đừng xuống núi, hãy ở lại nơi lều chúng con sẽ dựng để thụ hưởng vinh quang”
! (x Lc 9,33t)
*
Vào cuối đời, mọi người cám dỗ Đức Giêsu : “Ông
hãy nhảy từ thập giá xuống coi !” (x Mt 27,40)
Nhưng
Đức Giêsu đã dùng Lời mà thắng tất cả qua dấu hiệu Ngài tỏ vinh quang cho ba
môn đệ thấy trước trên núi Hiển Dung.
Bởi
đó các chi tiết ở núi Hiển Dung đều xảy ra vào giờ Tử Nạn và Phục Sinh của Đức
Giêsu:
*
Vào ngày thứ 8 (x Lc 9,28 = Lc 24,1).
*
Đức Giêsu đem theo các ông Phêrô, Gioan và Giacôbê lên núi (x Lc 9,28 = Mt 26,37).
*
Thầy cầu nguyện, còn ba trò ngủ say ! (x Lc 9,32 = Lc 22,46)
*
Mây bao phủ ngọn núi (x Lc 9,34 = Cv 1,9).
*
Hai vị từ trời đến đàm đạo với Đức Giêsu (x Lc 9,30 = Ga 20,12 = Cv 1,10).
2/ HIỂN DUNG DẪN TA VÀO THAM DỰ
PHỤNG VỤ CỦA HỘI THÁNH ĐỂ ĐẠT VINH QUANG.
Có
một sự kiện mang kịch tính đã xảy ra lúc Đức Giêsu bảo người ta : “Muốn nghe giáo lý của tôi, cứ vào Nhà Thờ hỏi
người đã nghe tôi nói” (x Ga 18,19-21), tức khắc ở trong sân có đám đông
dân chúng đến dự phiên tòa xử Đức Giêsu, một đứa tớ gái hỏi ông Phêrô, là thủ
lãnh những người đã nghe Ngài.
-
Cả bác nữa, bác cũng ở với ông Giêsu người Galilê?
Vừa
nghe nói thế ông Phêrô giật bắn người lên và chối phắt :
-
Tôi chẳng biết chị đang nói gì ?
Một
lúc sau, cô gái khác nói với mọi người :
-
Bác này đã ở với Giêsu người Nadareth.
Ông
Phêrô liền kéo gân cổ lên :
-
Tôi không biết người ấy.
Trước
tòa án, Đức Giêsu nhất quyết không rút lại lời nói :
-
Cứ hỏi người đã nghe tôi nói.
Thế là người ta lại hỏi ông Phêrô
lần thứ ba : “nghe giọng bác nói lộ tẩy
rồi”. Có nghĩa là người ta nghe giọng ông Phêrô, đã tố cáo ông thuộc về Đức
Giêsu, nhưng ông cũng vẫn chối! Tức thì gà gáy làm ông chợt tỉnh ngộ liền sám
hối vì đã hèn nhát chối Thầy. Do đó ông bật khóc bởi biết rằng Thầy vẫn tín
nhiệm ông. Từ đó ông đã không tiếc mạng sống mình để làm chứng cho Thầy ! (x Mt
26,69-75 ; Ga 21,19)
Vậy
Đức Giêsu đã trao quyền giảng Lời cho các môn đệ, thì cho dù họ có bất xứng như
ông Phêrô chối Thầy đi nữa, Ngài vẫn cứ bảo người ta : “Hãy hỏi
người đã nghe tôi nói”, nghĩa là lúc này họ chối không biết, nhưng lúc khác họ sẽ phải nói !
Ta
lưu ý : người ta biết ông Phêrô thuộc về Đức Giêsu nhờ nghe giọng Phêrô nói.
Không biết người khác nghe giọng ta, họ có nhận ra ta thuộc về Chúa Giêsu hay
không ? Nếu không thì cũng là cách ta đang chối Chúa.
Đến
đây ta phải xác tín rằng “Ai muốn nghe
giáo lý của Chúa Giêsu, hãy vào Nhà Thờ hỏi người đã nghe Ngài nói", điều ấy còn giá trị hơn đi tìm những điều ở
dưới đất, để phục vụ cho cái bụng đáng xấu hổ, vì tôn thờ nó là chúa của mình !
(x Pl 3,19 : Bài đọc II) Thánh Phaolô khuyên các tín hữu : “Anh em hãy bắt chước chúng tôi” (Pl 3,17
: Bài đọc II) là tích cực tham dự phúc lộc trên trời đã kéo xuống Phụng Vụ
trong Nhà Thờ, để chúng ta được nghe Lời khôn tả, như thánh Phaolô đã được nghe
khi Chúa cất nhắc ông lên tầng trời thứ
ba (x 2Cr 12,4t), và ta lại còn được kết hiệp với Đấng Phục Sinh (rước lễ) hầu
được trở nên đồng hình đồng dạng với Ngài (x Bài đọc II : Pl 3,17-4,1).
Để
minh chứng Chúa buộc mọi người phải nghe Hội Thánh giảng dạy :
Trong
lúc Đức Giêsu Hiển Dung, Chúa Cha đã giới thiệu Con của Người, và buộc loài
người phải nghe Lời Con của Người : “Đây là Con Ta yêu dấu, hằng làm đẹp lòng Ta, các
ngươi hãy nghe Lời Ngài’’ (Lc 9,35 : Tin Mừng). Thế mà sau đó, Đức Giê-su lại ra lệnh cho các môn đệ
: “Chúng con phải im lặng cho đến khi Con
Người từ cõi chết sống lại” (Mc 9,9). Như chúng ta đã xác định từ lúc Đức
Giêsu bị xử án, Ngài chấm dứt giảng dạy, vì đã trao quyền giáo huấn cho Hội
Thánh, và khi Ngài phục sinh, các môn đệ chính thức được Đức Giêsu sai đi rao
giảng Tin Mừng ! (x Mt 28,19-20). Vậy lệnh Đức Giêsu cấm các môn đệ không được nói gì lúc ở trên núi hiển dung đi
xuống, TRỞ THÀNH LỜI GIẢI THÍCH lệnh : “Chúa
Cha bảo phải nghe Lời Con của Người”, chính là CHÚA CHA BUỘC MỌI NGƯỜI PHẢI
NGHE LỜI HỘI THÁNH, nhất là đến dự tiệc Thánh Thể để được Chúa ở cùng. Nhờ được
đón nhận Lời Chúa và rước lễ, chúng ta mới ra đi phục vụ đồng loại với lòng
quảng đại, nhân ái như ông Ab-ra-ham, sau khi ông bước theo tiếng gọi của Thiên
Chúa, ông đã sẵn sàng nhường miền đất phì nhiêu cho cháu Lót, cả khi cháu bị kẻ
ác đến cướp hết tài sản, ông Abraham cũng sẵn sàng đem quân giúp Lót lấy lại
của đã bị cướp! (x St 13t) Vì thế ông Abraham được Thiên Chúa chúc phúc : “Dòng giống của ngươi đông như sao trời như
cát bãi biển”. Để bảo đảm cho lời chúc phúc ấy, Chúa bảo ông lấy con vật xẻ
đôi mà tế lễ dâng Ngài, lúc ấy có lửa ngang giữa xác con vật đã bị xẻ đôi – đó
là dấu bên nào phản bội sẽ bị phân thây như con vật ! (x Bài đọc I : St
15,5-12.17-18)
Thế
mà sau này, chúng ta là con cháu thuộc dòng giống ông Abraham đã phản bội Thiên
Chúa, chúng ta lại không bị phân thây,
mà chính Con Thiên Chúa, Đấng hằng trung tín với lời giao ước đã bị phân thây, chết nhục nhã trên thập gía, để
làm hoàn tất Hy Lễ mới, hơn lễ tế của ông Abraham xưa. Vì thế, Chúa hằng khao
khát mời gọi mọi người đến tham dự (x Lc 22,15 ; Ga 19,28), để không chỉ vì
được tái lập Giao Ước với Chúa, mà còn
được lãnh nhận di chúc đã được ký kết bằng Máu Thánh Con Cha trên trời (x Dt
9,16). Đó là cách ta được tham dự vào vinh quang của Chúa như trên núi Hiển
Dung đã được tiên báo. Điều ấy cho ta xác tín rằng “Chúa là nguồn ánh sáng và ơn cứu độ của tôi, tôi còn sợ người nào ?
Chúa là thành lũy bảo vệ đời tôi,tôi khiếp gì ai nữa !” (Tv 27,26 : Đáp ca)
THUỘC LÒNG.
Chúa Giêsu dạy : “Ai muốn nghe giáo lý của tôi, cứ
vào Nhà Thờ hỏi người nghe tôi nói, vì hằng ngày tôi giảng dạy trong đó !” (x Ga 18,19-21)
http://phaolomoi.net
LM. GIUSE ĐINH QUANG THỊNH