BÀI GIẢNG
PHÚC ĐƯỢC
LÀM MÔN ĐỆ CHÚA GIÊSU
Người
đời còn nhận ra “tu là cõi phúc”. Quả thật, cứ nhìn vào những người được Đức
Giêsu kêu gọi và làm theo Lời Ngài dạy, tuy gặp nhiều gian khổ nhưng cuối cùng
đạt thành công rực rỡ hơn lòng mong ước. Ai muốn làm Tông Đồ cho Chúa để đạt
hạnh phúc, hãy dựa vào các Bài đọc trong
Thánh Lễ hôm nay mà nhận định về :
-
Điều kiện để làm môn đệ
Đức Giêsu.
-
Mục đích làm môn đệ Đức
Giêsu.
-
Lợi ích được làm môn đệ
Đức Giêsu.
I. ĐIỀU KIỆN
ĐỂ LÀM MÔN ĐỆ ĐỨC GIÊSU.
Nếu
không được Đức Giêsu lên tiếng gọi, chẳng ai biết theo Ngài. Nhưng hôm nay ta
nghe tiếng Chúa ở đâu và Chúa đòi hỏi ta phải làm gì trước tiên ?
1/ Ta nghe tiếng Chúa trong Hội
Thánh.
Tin
Mừng hôm nay, tác giả Luca ghi nhận : có hai chiếc thuyền đậu gần bờ, nhưng Đức
Giêsu chỉ chọn thuyền của ông Phêrô để nhờ ông đẩy thuyền ra xa bờ, ngồi trên
thuyền Ngài giảng dạy cho dân (x Lc 5,3 : Tin Mừng).
Lời
Chúa được loan đi từ thuyền của ông Phêrô là dấu chỉ Chúa trao quyền giáo huấn
cho Hội Thánh Ngài lập mà Ngài đã đặt ông Phêrô làm thủ lãnh (x Mt 16, 18-19).
Thực vậy, dựa vào mạc khải :
C Chúa chỉ mạc khải cho kẻ bé mọn (x Mt 11,25-26) là
Hội Thánh của Ngài (x 1Ga 2,1.12.14.18.28).
C Khi ông Phêrô tuyên xưng Đức Tin về Đức Giêsu : “Thầy là Đức Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống”,
Đức Giê-su liền xác nhận : “Cha trên trời
mạc khải riêng cho con” (Mt 16,16-17).
C Đức Giêsu báo trước các môn đệ bị satan thử thách
Đức Tin như người ta sàng gạo, nhưng Đức Giêsu chỉ cầu nguyện riêng cho Phê-rô,
vì ông có nhiệm vụ củng cố Đức Tin của cộng đoàn (x Lc 22,31-32).
C Đức Giêsu chỉ mở trí cho các môn đệ hiểu Lời Ngài
giảng, còn dân chúng thì không (x Mt 13,11).
C Ai muốn nghe giáo lý của Đức Giêsu, cứ vào Nhà Thờ
(Hội Thánh) hỏi người đã nghe Ngài giảng (x Ga 18,19-21).
C Chúa chỉ mạc khải riêng cho ông Phê-rô bỏ luật cắt
bì (x Cv 10,10t).
C Đức Giêsu xác nhận : “Ai nghe lời môn đệ tôi là nghe Lời tôi” (Lc 10,16).
C Vì những lý do trên mà ông Phaolô xác quyết : “Cả đến các thiên thần trên trời giảng Lời
Chúa khác Hội Thánh, thì bị Chúa chúc dữ” (Gl 1,8).
Bởi
thế giáo huấn Công Đồng Vat.II trong Hiến Chế Phụng Vụ số 7 dạy : “Chúa Giêsu hiện diện cách thiết thực trong
Lời của Ngài, vì chính Ngài nói khi ta đọc Thánh Kinh trong Hội Thánh”.
2/ Phải từ bỏ những quyến rũ ở đời mới làm
môn đệ Đức Giêsu, và trở nên người khôn ngoan.
Thực vậy, trong nghề đánh cá, ông Phêrô chưa bao giờ thành công như Tin
Mừng hôm nay ghi : ông kéo mẻ cá chất
đầy hai thuyền suýt chìm! Đây là điều mừng hơn trúng độc đắc,thế mà Đức Giêsu
lại bảo : “Hãy theo Ta”, tức khắc ông
bỏ nghề, bỏ hai thuyền cá, bỏ gia đình, lên đường đi theo Đức Giêsu (x Lc
5,6-7.11 : Tin Mừng).
Ai
sống như thế, chắc chắn bị người đời khinh dể, liệt vào loại điên khùng, nhưng
đối với ai đã yêu thì “dù nước lũ có dâng
lên, dù sóng thần có ập tới, cũng không thể vùi lấp được tình yêu, ai đem hết
gia tài sự nghiệp mà đổi lấy tình yêu, ắt sẽ bị người đời khinh dể” (Dc
8,7). Yêu như thế mới là người khôn ngoan trước mặt Chúa. Vì thế thánh Phaolô
nói : “Nếu trong anh em có ai tự cho mình
là khôn ngoan theo thói đời, thì hãy trở
nên như điên rồ, để được khôn ngoan thật.Vì sự khôn ngoan đời này là sự
điên rồ trước mặt Thiên Chúa, như có lời chép rằng: Chúa bắt được kẻ khôn ngoan
bằng chính mưu gian của chúng. Lại có lời rằng: Tư tưởng kẻ khôn ngoan, Chúa
đều biết cả: thật chỉ như cơn gió thoảng ngoài” (1 Cr 3,18-20 : Bài đọc năm
chẵn).
Ta lưu ý thánh Tông Đồ nói : “Hãy trở nên như điên rồ để được khôn ngoan
thật” chỉ có cách duy nhất là đáp lại lời kêu gọi của Chúa Giêsu : “Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh
thành những kẻ lưới người như lưới cá” (Mt 4,19 : Tung Hô Tin Mừng). Vì ai
theo Chúa Giêsu, hãy dựa vào trải nghiệm ông Phaolô được mời gọi làm Tông Đồ
của Đức Kitô, ông đã nói với giáo đoàn Côlôsê : “Chúng tôi không ngừng cầu nguyện và kêu xin Chúa cho anh em :
-
Được am tường thánh ý Người với tất cả sự khôn ngoan
và hiểu biết mà Thiên Chúa ban cho.
-
Được hưởng phần gia nghiệp của dân thánh trong cõi
đầy ánh sáng.
-
Được giải thoát khỏi quyền lực tối tăm và đưa vào
Vương quốc Thánh Tử chí ái.
-
Được ơn cứu chuộc, vì đã được thứ tha tội lỗi trong
Thánh Tử Giêsu.
(x Cl 1,9-14 : Bài đọc năm lẻ)
Đó là cách “Chúa
biểu dương ơn Người cứu độ” (Tv 98/97, 2a : ĐC năm lẻ)
II. MỤC
ĐÍCH LÀM MÔN ĐỆ ĐỨC GIÊSU.
Chương
trình cứu độ của Thiên Chúa, ông Phaolô tóm gọn trong câu : “Tất
cả đều thuộc về anh em, mà anh em thuộc về Đức Kitô, và Đức Kitô lại thuộc về
Thiên Chúa” (1 Cr 3,22b-23: Bài đọc năm chẵn). Bởi đó làm môn đệ của Đức
Giêsu là thu họp toàn thể tạo vật, đặc biệt là con người quy về việc tôn vinh
Thiên Chúa. Muốn được cộng tác với Chúa Giêsu thì hãy thi hành Lời Ngài dạy :
* “Hãy
thả lưới chỗ nước sâu” (Lc 5,4 : Tin Mừng). Tiếng Hy Lạp gọi là “Eis to
bathos”, chữ “bathos” có nghĩa là vực thẳm, sào huyệt của satan, của tử thần.
Do đó ta thường cầu nguyện cho người qua đời : “Từ vực thẳm con kêu lên Chúa” (Tv 130/129,1).
Vậy
lưới của ông Phêrô thả chỗ nước sâu (vực thẳm), mang dấu chỉ : Sứ mệnh của những người theo Chúa (Hội
Thánh) là lôi kéo người anh em thoát khỏi tay ác thần.
* Làm
theo Lời Chúa dạy. Như Đức Giêsu đã bảo ông Phêrô : “Chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt
cá."" Ông Si-môn đáp: "Thưa Thầy, chúng tôi đã vất vả suốt đêm
mà không bắt được gì cả. Nhưng vâng lời Thầy, tôi sẽ thả lưới.” (Lc 5,4-5 :
Tin Mừng).
Ông
Phêrô đã không thả lưới theo trải nghiệm nghề nghiệp mà ông làm theo Lời Đức
Giêsu dạy, dù xem ra lời dạy ấy trái khoa học, nghịch lý trí. Thế mà ông đã bắt
được mẻ cá nhiều chưa từng có. Điều này Chúa muốn ta nhớ lại Lời Kinh Thánh :
-
Ai suy gẫm Lời Chúa đêm
ngày, họ làm gì cũng thành công (x Tv 1,2-3).
-
Lời Chúa có sức ban
phần cơ nghiệp cho những người tin (x Cv 20,32).
III. LỢI
ÍCH ĐƯỢC LÀM MÔN ĐỆ ĐỨC GIÊSU.
1/ Ai theo Chúa Giêsu, thì tội của họ được
Chúa biến ra ơn.
Thực vậy,
a- Trong số các môn đệ theo Đức Giêsu, chỉ có ông Phêrô
khiêm tốn và thành thật thưa : "Lạy
Chúa, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi! " (Lc 5,8 : Tin Mừng).
Và trong những môn đệ trung tín với Đức Giêsu, chỉ có ông Phêrô bị Ngài mắng là
satan (x Mt 16,33). Nhưng khi ông biết sám hối và xin Đức Giêsu trợ giúp tình
yêu mỏng dòn của ông, thì đã ba lần Ngài khẳng định trao quyền chăm sóc đoàn
chiên của Ngài cho ông (x Ga 21,18t).
b- Ông Phaolô là kẻ tội lỗi nhất, vì ông đã ra sức bách
hại Hội Thánh. Nhưng khi được Chúa Giêsu gọi, Ngài tín nhiệm đặt ông làm Tông
Đồ muôn dân (x Gl 1,7), được hân hoan trong Chúa, ông khoe với giáo đoàn
Côrinthô : “Tôi không xứng đáng làm môn
đệ của Đức Giêsu, nhưng nhờ ơn Ngài kêu gọi công việc của tôi không thua các
Tông Đồ thượng đẳng” (Cv 9 ; 2Cr 11,5).
c-
Maria Madalena
một phụ nữ tội lỗi khét tiếng nhất (bảy quỷ ám), nhưng khi bà được Đức Giêsu
cứu thoát khỏi bảy quỷ ám, từ bấy giờ bà lấy hết tài sản đóng góp cho công việc
truyền giáo, rồi đi theo các môn đệ, đi loan báo ơn cứu độ với Đức Giêsu (x Lc
8,2-3), vì thế Chúa đã chọn bà làm người
loan Tin Mừng Chúa Phục Sinh đầu tiên cho nhân loại (x Ga 20,11t).
Vậy ai càng ý thức về tội lỗi của mình và có lòng sám hối xin theo Đức Giêsu, thì tội của họ lại
trở thành lý do Chúa ban nhiều ơn huệ, như thánh Tông Đồ nói : “Ở đâu
tội lỗi đã làn tràn, ở đó ân sủng càng chan chứa gấp bội!” (Rm 5,20).
Bởi thế thánh Augustin hô lên : “Ôi tội
hồng phúc”.
2/ Làm môn
đệ của Đức Giêsu được lợi hơn lòng mong ước.
Thực vậy, nhờ ông Phêrô thả lưới theo Lời Đức Giêsu
dạy, mà ông được mẻ cá chất hai thuyền gần chìm (x Lc 5,6-7 : Tin Mừng). Bởi vì
“Chúa làm chủ trái đất cùng muôn vật muôn
loài” (Tv 24/23,1a : ĐC năm chẵn). Ông Phêrô bắt được hai thuyền cá chở
nặng gần chìm, mang dấu chỉ:
-
Được hạnh phúc cả hồn
lẫn xác.
-
Được lợi nhuận đời này
cả đời sau.
-
Được mưu ích cho mình và
cho đồng loại.
-
Được làm cho nhiều
người hạnh phúc diễn tả vinh quang Thiên
Chúa.
Vì lợi ích làm môn đệ Đức Giêsu như thế, nên việc rao
giảng Lời Chúa là căn tính của người Kitô hữu,vì thế thánh Công Đồng Vat.II dạy
: “Giáo dân có thể và phải có một hoạt
động cao quý là truyền giảng Tin Mừng cho thế giới, cả lúc họ bận tâm lo lắng
việc trần thế” (HCHT số 35). Rao giảng Tin Mừng là hoạt động cao quý nhất,
hạnh phúc nhất, như thánh Tông Đồ nói :
“Thật vậy, đối với tôi, rao giảng Tin
Mừng không phải là lý do để tự hào, mà đó là một sự cần thiết bắt buộc tôi phải
làm. Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng. Tôi mà tự ý làm
việc ấy, thì mới đáng Thiên Chúa thưởng công; còn nếu không tự ý, thì đó là một
nhiệm vụ Thiên Chúa giao phó.” (1Cr 9,16-17).
3/ Khi nào
ta nhận thấy rõ phúc lợi được làm Tông Đồ cho Chúa?
Để trả lời câu hỏi này, ta biết phép lạ mẻ cá ông
Phêrô tóm được nhiều chưa từng thấy, chỉ có hai tác giả Luca và Gioan ghi.
Nhưng ông Luca thì ghi trước Chúa Giêsu Phục Sinh (x Lc 5,1-11 : Tin Mừng). Còn
ông Gioan lại ghi sau khi Chúa Giêsu Phục Sinh (x Ga 21).
Các nhà chú giải Kinh Thánh đều nhất trí hai mẻ cá này là một, bởi vì có
nhiều điểm tương đồng. Ta hãy so sánh mẻ cá này dưới ngòi bút của ông Luca và
ông Gioan :
a- Lc 5,5a : Suốt đêm ông Phêrô không bắt được con cá
nào;
Ga 21,3 : Suốt
đêm các môn đệ theo ông Phê-rô đi đánhh cá,
không bắt được con cá nào
b- Lc 5,5b : Ông Phêrô vâng lời Đức Giêsu thả lưới.
Ga 21,6 : Ông Phêrô vâng lời Chúa Giêsu Phục Sinh thả
lưới.
c- Lc 5,7 : Mẻ cá chất đầy hai thuyền gần chìm.
Ga 21,11 : Lưới bắt được toàn cá lớn 153 con.
d- Lc 5, 8 : Ông Phêrô nhận ra mình có tội.
Ga 21,17 : Ông Phêrô nhận ra mình đã chối Thầy ba lần.
e- Lc 5,11 : Ông Phêrô bỏ hai thuyền cá đi theo Thầy.
Ga 21,18 : Ông Phêrô phải bỏ cả mạng sống vì theo Thầy.
Vậy mẻ cá của ông Luca ghi nhận trước Phục Sinh :
Chúa bảo ông Phêrô thả lưới ở chỗ nước sâu, ông thưa lại ngay : “Vâng Lời Thầy, con xin thả lưới”. Mẻ cá
này ông Luca muốn nhấn mạnh : AI NGHE LỜI CHÚA VÀ MAU MẮN THỰC HÀNH, THÌ NGAY
ĐỜI NÀY ĐƯỢC THÀNH CÔNG, ĐẾN NHƯ CỨU CẢ NGƯỜI ANH EM THOÁT KHỎI VỰC THẲM TỐI
TĂM TỘI LỖI, VÌ LỜI CHÚA VỪA CÓ GIÁ TRỊ TÁI SINH CON NGƯỜI NÊN GIỐNG CHÚA (x Gc
1,18), VÀ CÓ SỨC XÂY DỰNG VÀ BAN PHẦN CƠ NGHIỆP CHO NHỮNG KẺ TIN (x Cv 20,32).
Mẻ cá của ông Gioan ghi nhận sau Phục Sinh : Chúa bảo
ông Phêrô : Hãy thả lưới bên phải thuyền đã làm ứng nghiệm lời ngôn sứ Êzêkiel
nói về thời đại Thiên Chúa ra tay cứu độ loài người : “Tôi đã thấy nước từ bên phải Đền Thờ chảy ra, nước ấy chảy đến những
ai, thì được cứu rỗi” (x Ed 47). Mà chính Đức Giêsu đã xác nhận : “Tôi là Đền Thờ, các ông phá đi ba ngày tôi
xây lại” (x Ga 2,19-22), tiên báo Ngài sẽ bị giết nhưng sau ba ngày Ngài từ
cõi chết sống lại, hoàn tất việc thiết lập Hy Tế mới, thay thế cho Phụng Vụ Do
Thái giáo, và Đức Giêsu đã truyền cho Hội Thánh tiếp tục cử hành (x 1Cr
11,23-25). Ai đến tham dự thì được kết hợp với Chúa Giêsu Thánh Thể, được Ngài
đồng công cộng tác biến mọi sự nên tốt đẹp (x Rm 8,28), thì được vui mừng hơn
mẻ cá của ông Phêrô thả lưới bên phải thuyền bắt được 153 con : toàn thể loại
cá dưới biển thuộc về ông.
THUỘC LÒNG
Trước
giờ chết, thánh Phaolô nói với các tín hữu : “Giờ đây, tôi xin phó thác anh em
cho Thiên Chúa và cho lời ân sủng của Người, là lời có sức xây dựng và ban cho
anh em được hưởng phần gia tài cùng với tất cả những người đã được thánh hiến”(Cv
20,32).
http://phaolomoi.net
Linh mục GIUSE ĐINH QUANG THỊNH