Normal
0
false
false
false
MicrosoftInternetExplorer4
Vatican - Đúng vào trưa thứ sáu hôm nay, 06.5.2016
lúc 12g tại Tòa Thánh Vatican ở Điện Tông Tòa Sala Regia đã có nghi lễ trao
trao giải thưởng Karlpreis rất long trọng cho ĐGH Phanxicô để tỏ lòng ngưỡng mộ
và chứng nhận những gì ĐGH đang thực hiện xây dựng Hòa Bình và Hiệp Nhất Âu
Châu, nhất là trong hoàn cảnh khủng hoảng tỵ nạn trầm trọng chưa từng có tại
lục địa này.
Để nhìn thấy tầm quan trọng của ngày lễ trao giải cho
năm 2016 đã có 11 vị nhận giải trước đây tham dự và các nhân vật quan trọng
trong khối Liên Minh Âu Châu như chủ tịch Quốc hội Âu Châu ông Martin Schulz,
chủ tịch Ủy Ban điều hợp khối Liên Minh Âu Châu ông Jean-Claude Juncker, chủ
tịch Hội đồng Âu Châu ông Donald Tusk, nữ tổng thống Litauen Dalia
Grybauskaite, thủ tướng Ý Matteo Renzi và nữ thủ tướng Đức Angela Merkel. Tất
nhiên không thiếu được một phái đoàn đông đảo từ thành phố Aachen
là nơi thường tổ chức trao giải thưởng do thị trưởng Aachen, ông Marcel Philipp dẫn đầu. Điện Tông
Tòa Sala Regia chứa khoảng 450 người khách quan trọng, trong đó có Vua Tây Ban
Nha Philippe VI. Buổi lễ được phụ họa thêm về phần âm nhạc do ca đoàn của nhà
thờ chính tòa Aachen.
Giải thưởng Karlpreis Aachen đã được trao lần đầu
tiên cho một vị Giáo Hoàng vào năm 2004 là ĐGH Gioan Phaolô II, ĐGH Phanxicô là
Giáo hoàng thứ hai được vinh danh và là người đầu tiên đến từ Argentina.
Giải thưởng Karlpreis Aachen được đặt tên từ vị Đại
đế Karl (742 - 814) là nơi ông sinh ra vào năm 742 và cũng là đế đô của Vương
Quốc Karl lúc bấy giờ và hiện tại là thành phố Aachen của Ðức. Tên Ðức của ông
là Karl der Große (tiếng latinh: Carolus Magnus, tiếng anh và Pháp:
Charlemagne), bởi thế triều đại của ông và người kế vị được gọi là Karolinger.
Ông được coi là nhà tư tưởng đầu tiên nghĩ ra một Âu Châu thống nhất. Từ đó
trong vương quốc của mình và trong nhiều phần đất được mở rộng thêm ở phía Tây
của Âu Châu, Đại đế Karl đưa vào một hệ thống luật pháp chung và sử dụng một
loại tiền duy nhất.
Sau khi kết thúc Đệ nhị Thế Chiến nước Đức đã phải
bắt đầu nhọc nhằn xây dựng lại quê hương trong hoang tàn đổ nát và nghèo đói,
song song việc này họ còn tìm ra những biểu tượng tinh thần nhằm mục đích liên
kết hoà bình và sự hiệp nhất của Âu Châu, điển hình với giải thưởng quốc tế
Karlpreis Aachen được thành lập vào năm 1949. Họ chọn danh xưng này vì Đại đế
Karl đã được gọi là người cha của lục địa Âu Châu. Từ đó Giải thưởng Karlpreis
Aachen đã trở nên quan trọng của nước Đức và thế giới.
Giải thưởng Karlpreis Aachen thường được trao tặng
vào dịp lễ mừng Chúa Giêsu Lên Trời (lễ nghỉ của toàn nước Đức) và ở tại thành
phố Aachen, năm nay lễ nghi diễn ra trễ hơn một ngày và không phải ở Aachen
nhưng tại Tòa Thánh Vatican.
Trưa nay, sau phần phát biểu của thị trưởng Aachen
Marcel Philipp thì ông Philipp và ông Jürgen Linden, chủ tịch giải thưởng quốc
tế Karlpreis tiến đến ĐGH Phanxicô trao Giải thưởng gồm một huy chương và một
giấy chứng nhận.
Lý do trao giải thưởng được Ủy Ban Karlpreis Aachen
cho biết ĐGH Phanxicô đã đưa ra một sứ điệp hy vọng và can đảm khi phát biểu
tại Quốc hội Âu Châu tại Strasbourg ngày 25.11.2014 và tiếng nói của ngài đã
trở thành một tiếng nói của lương tâm thời đại, nhất là trong bối cảnh khủng
hoảng tỵ nạn đến từ các nước Hồi Giáo làm cho Âu Châu giao động và có thể rối
loạn.
Bởi thế hôm nay tại Vatican nhiều nhà chính trị đánh
giá buổi lễ trao giải thưởng Karlpreis tại Vatican là "Strasbourg phiên bản 2". Năm 2014 Ngài
đã nhắc nhở "giờ đã điểm" để cùng nhau xây dựng Âu Châu mới, mà không
chỉ nhắm vào vấn đề "kinh tế", nhưng cần chú trọng về "sự thiêng
liêng của con người", một Âu Châu đang tăng trưởng và cần có lòng thương
xót. Hôm nay ngài lại nhắc đến Âu Châu cần đi trên cùng một con đường, cần tìm
ra giữa các giá trị tôn giáo và chính sách thực dụng.
Âu Châu vinh danh ĐGH Phanxicô với giải thưởng quốc
tế Karlpreis Aachen vì những dấn thân bất vụ lợi của mình "cho hòa bình,
sự cảm thông và lòng thương xót."
Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Jean-Claude Juncker đã cảm ơn
ĐGH Phanxicô vì những lời nói của ngài đã trở thành lời nhắn nhủ vào lương tâm
Âu Châu. ĐGH liên tục đặt vào trong tâm trí của mọi người về các giá trị ban
đầu của Âu Châu.
Chủ tịch Quốc hội Âu Châu Martin Schulz ca ngợi ĐGH
Phanxicô là một trong những người truyền tải những giá trị quan trọng của nhân
loại: "Hòa bình, đoàn kết và tôn trọng lẫn nhau". Âu Châu đang trải
qua thời kỳ hỗn loạn, thậm chí có thể đứng trước một thử nghiệm rạn nứt. Vì thế
đây là thời điểm để chiến đấu cho Âu Châu. "Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho
chúng ta niềm hy vọng rằng điều này có thể đạt được", ông Schulz nói trong
bài diễn văn. Các tình nguyện viên giúp người tỵ nạn cho thấy một Âu Châu có
khuôn mặt tốt, khuôn mặt đầy tình người của Âu Châu.
Chủ tịch Hội đồng Âu Châu Donald Tusk đã vinh danh
Đức Giáo Hoàng cho tầm nhìn mới của ngài về Giáo Hội. "Một Giáo Hội - để
nói nó với lời nói của ĐGH - như một bệnh viện dã chiến chứ không phải là một
trạm thu thuế," ông Tusk nói.
"Có gì đang xảy ra với bạn vậy, hỡi Âu Châu đầy
tình người?" ĐGH Phanxicô đặt câu hỏi và lại đặt thêm nhiều câu hỏi cho Âu
Châu trong buổi lễ: "Âu Châu có còn là người bạn bảo vệ nhân quyền, dân
chủ và tự do không?" "Có gì đang xảy ra với bạn vậy, hỡi Âu Châu, quê
hương của các nhà thơ, triết gia, nghệ sĩ, nhạc sĩ, nhà văn?" "Có gì
đang xảy ra với bạn vậy, hỡi Âu Châu, người mẹ của các dân tộc và các quốc gia,
người mẹ của những người đàn ông tuyệt vời và những người phụ nữ luôn bảo vệ
phẩm giá của anh chị em và cho đến cả việc hy sinh chính mạng sống của
mình?"
ĐGH Phanxicô kêu gọi EU hãy nhớ đến những người cha
sáng lập của nó và lý tưởng của họ. "Những người này đã táo bạo để mơ ước
không chỉ đưa ra các ý tưởng của Âu Châu, nhưng còn dám dấn thân thay đổi triệt
để các mô hình chỉ sinh ra bạo lực và tàn phá," Đức Giáo Hoàng nói trong
buổi lễ.
"Các kế hoạch của những người sáng lập, những sứ
giả của hòa bình và tiên tri về tương lai, không phải là lỗi thời: Ngày nay,
hơn bao giờ hết hãy khuyến khích, xây dựng những cây cầu và phá đổ những bức
tường", ĐGH Phanxicô nói tiếp.
ĐGH kêu gọi các nước Âu Châu hãy trở về một sự liên
đới với nhau và không trốn tránh trong cuộc khủng hoảng người tị nạn, nhất là
trong trong một thế giới tan vỡ và tổn thương này, thì cần thiết để trở về
"một sự đoàn kết của hành động" như nó đã được thể hiện sau Chiến
tranh Thế giới thứ hai. Bầu khí mới và mong muốn cháy bỏng để xây dựng sự hiệp
nhất dường như luôn bị dập tắt.
Cuối cùng ĐGH Phanxicô bộc lộ giấc mơ của ngài về một
"chủ nghĩa nhân văn mới của Âu Châu". "Tôi mơ về một Âu Châu,
trong đó người dân di cư không có tội phạm, nhưng đúng hơn là một lời mời cho
sự dấn thân lớn hơn với phẩm giá của con người toàn diện," Đức Giáo Hoàng
kết thúc bài diễn văn với tâm tình thiết tha này.
VietCatholic News 5/6/2016
Lm. Paul Phạm Văn Tuấn