Kinh Thánh
Thời kỳ
Sách
Chương
 
      Lm. Trịnh Ngọc Danh
Bài suy niệm, chia sẻ
BÁN HẾT SẢN NGHIỆP ĐỂ PHỤC VỤ NGƯỜI NGHÈO

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Thiên Chúa có đủ quyền tuôn đổ xuống trên anh em mọi thứ ân huệ, để anh em vừa được luôn đầy đủ mọi mặt, vừa được dư thừa mà làm mọi việc thiện, theo như lời đã chép: Kẻ túng nghèo, người rộng tay làm phúc; đức công chính của người tồn tại muôn đời.” (2Cr 9,8-9)

Marcello Candia là một kỹ nghệ gia giàu có người Italia. Được thừa hưởng cơ xưởng và gia nghiệp của cha để lại, Marcello ngày càng mở rộng thị trường buôn bán của mình. Vì công chuyện làm ăn, anh phải đi qua nhiều thành phố lớn trên thế giới. Nhưng tại những vùng ngoại ô của các thành phố này, anh đã được chứng kiến tận mắt cảnh khổ cực của những người dân nghèo xơ nghèo xác. Tại Dakar, Le Caire, Smirne, Calcutta hay tại Brazil, anh đã từng trông thấy hàng trăm ngàn người quần quại trong cảnh khốn cùng. Vốn sinh trưởng trong một gia đình giàu Đức Tin và lòng Bác Ái, Marcello cảm thấy vô cùng đau lòng. Anh bắt đầu suy nghĩ đến việc phải làm một cái gì để thoa dịu phần nào các khổ đau của lớp người sống lây lất ngoài đầu đường xó chợ ấy.

Sau nhiều đắn đo suy nghĩ, một ngày nọ, anh quyết định bán tất cả cơ xưởng gia nghiệp để lên đường sang Brazil phục vụ người nghèo. Với số tiền thu được, Marcello muốn xây cất một bệnh viện miễn phí cho dân nghèo tại Macapà, thuộc vùng đông bắc Brazil, là vùng đất rất cằn cỗi. Những khó khăn gặp phải trong bước đầu có dư sức làm nản lòng bất cứ ai, nhưng không đánh ngã được Marcello. Trước hết, thị trấn Macapà không thể cung cấp vật liệu cũng như nhân lực cần thiết cho việc xây cất ngôi nhà thương tân tiến theo ý Marcello. Anh phải lo liệu việc chuyên chở mọi vật dụng từ Italia. Một hãng hàng hải nhận chuyên chở vật liệu miễn phí từ Italia sang Brazil cho Marcello. Chướng ngại thứ hai là lòng nghi ngờ của nhân dân và chính quyền bản xứ. Trong thời buổi vật chất hưởng thụ này, làm gì mà lại có người dám bỏ tất cả, dám hy sinh mọi sự, để đến làm việc phục vụ những người nghèo khó nơi khỉ ho cò gáy như thế. Thêm vào đó là thủ tục giấy tờ hành chánh rườm rà. Để giúp đỡ Marcello, Đức Cha Pirovano, Giám quản Macapà, đã phải chính thức công nhận Marcello là một giáo dân thừa sai.

Sau tám năm gian khổ, bệnh viện Macapà chính thức hoạt động vào năm 1969. Mỗi năm bệnh viện chữa trị khoảng 10.000 bệnh nhân, và hơn phân nửa hoàn toàn miễn phí. Các bệnh nhân, đặc biệt là các bệnh nhân nghèo, không những được cung cấp thuốc men và chữa trị chăm sóc tận tình, mà còn được thương yêu trìu mến. Ít lâu sau, Marcello được chính quyền Brazil cho phép tu bổ lại trại cùi ở Marituba, đang đi vào tình trạng suy sụp. Từ đó, các hoạt động bác ái của Marcello càng ngày càng đơm hoa kết trái. Marcello không hề lo lắng cho vấn đề tiền nong, vì có Chúa Quan Phòng hằng theo dõi mọi hoạt động của anh. Hễ túi tiền của Marcello sắp cạn, thì các bạn hữu của anh lại đổ đầy vào.

Trong những năm cuối đời, Marcello Candia phải chịu nhiều cuộc giải phẫu tim. Nhưng anh vẫn tận tụy và vui tươi phục vụ những anh chị em nghèo khó. Marcello qua đời năm 1983 hưởng thọ 67 tuổi.


Gửi phản hồi - thắc mắc

Tên của bạn *
Địa chỉ
Email *
Điện thoại
   
Câu hỏi