Normal
0
false
false
false
MicrosoftInternetExplorer4
Những người giàu ở trần gian này, họ phải làm việc
thiện và trở nên giàu có về các việc tốt lành, phải ăn ở rộng rãi, sẵn sàng
chia sẻ. Như vậy họ tích trữ cho mình một vốn liếng vững chắc cho tương lai, để
được sự sống thật. (1Tm 6,17-19)
Ngồi vắt chân trên tấm chiếu là anh Tống Phước Phúc.
Anh hát ư ử, giọng trầm trầm và cái phòng có 13 em bé thì im phăng phắt.
Phúc cười như một “ông bố - chính tông”, nhưng thực
ra giữa anh và các em bé chẳng có mối liên hệ máu huyết nào cả. Nhưng nếu không
có anh thì sẽ có nhiều em bé không có mặt hôm nay. Anh đã cứu sống các em khỏi
bị phá thai.
Cư dân 41 tuổi của thành phố Nha Trang này đã mở rộng
tấm lòng cho các bà mẹ trẻ đau khổ. VN có số phá thai còn cao hơn cả con số bé
được hạ sinh năm 2006. Chỉ tính riêng tại Saigon,
con số đã lên tới 114,000 vụ.
Phụ nữ VN chưa chồng mà có thai thì chỉ còn một con
đường mà thôi. Phá thai để không bị đau khổ vì không có tiền nuôi con và để gia
đình không la rầy.
VN có chủ trương lạ lùng là trong lúc chính phủ VN
kết án chuyện ăn ở với nhau trước khi lập gia đình thì chuyện phá thai lại hợp
pháp. Trong lúc tại nhiều quốc gia phương Tây, phá thai là chủ đề “nóng hổi”
thì ở VN hầu như chẳng ai bàn về vấn đề này.
Phúc che chở, cung cấp thực phẩm cho phụ nữ, khi họ
sinh con, anh chăm sóc con của họ cho đến khi họ có thể đến lấy con lại. Trong
4 năm qua, anh đã nuôi và trả lại 60 em bé cho các bà mẹ.
Anh là nhà thầu xây dựng, bản thân anh cũng có 2 con.
Khi anh đứng ra làm nghĩa địa chôn các hài nhi bị phá thai, ai cũng tưởng anh
không bình thường, kể cả vợ anh. Nhưng nghĩa địa anh làm ra đã có tới 7,000 nấm
mồ bé xíu.
Phúc trầm ngâm: “Tôi tin là các bào thai cũng có linh
hồn. Tôi không muốn thấy linh hồn các cháu cứ lang thang mãi…” Phí tổn mỗi
tháng để nuôi 33 đứa bé và các bà mẹ khoảng 1,800 đô la và có các hội đoàn tôn
giáo ở VN cũng giúp đỡ người đàn ông có tấm lòng vàng này.