Thứ 2 sau CN 27 TN năm Chẵn
BÀI ĐỌC 1 VÀ 2 (NẾU CÓ) BÀI ĐỌC : Gl 1, 6-12
6 Thưa anh em, tôi
lấy làm ngạc nhiên, khi thấy anh em trở mặt mau lẹ như thế với Đấng đã kêu gọi
anh em nhờ ân sủng của Đức Ki-tô, để theo một Tin Mừng khác.7 Không
có Tin Mừng nào khác đâu, mà chỉ có một vài kẻ phá rối anh em, và muốn làm xáo
trộn Tin Mừng của Đức Ki-tô đó thôi.8 Nhưng nếu có ai, kể cả chúng
tôi, hoặc một thiên thần nào từ trời xuống, loan báo cho anh em Tin Mừng khác
với Tin Mừng chúng tôi đã loan báo cho anh em, thì xin Thiên Chúa loại trừ kẻ
ấy đi!9 Như tôi đã nói, và nay tôi xin nói lại: nếu có ai loan báo
cho anh em một Tin Mừng khác với Tin Mừng anh em đã lãnh nhận, thì xin Thiên
Chúa loại trừ kẻ ấy đi!10 Vậy, giờ đây tôi tìm cách lấy lòng người
đời, hay lấy lòng Thiên Chúa? Phải chăng tôi tìm cách làm đẹp lòng người đời?
Nếu tôi còn muốn làm đẹp lòng người đời, thì tôi không phải là tôi tớ của Đức
Ki-tô.
11 Thật vậy, thưa anh em, tôi xin nói cho
anh em biết: Tin Mừng tôi loan báo không phải là do loài người.12 Vì
không có ai trong loài người đã truyền lại hay dạy cho tôi Tin Mừng ấy, nhưng
là chính Đức Giê-su Ki-tô đã mặc khải.
ĐÁP CA : Tv 110
Đ. Giao ước
đã lập ra muôn đời Chúa nhớ mãi. (c 5b)
1 Tôi xin hết lòng cảm tạ CHÚA,
trong cộng đoàn chính nhân, giữa lòng đại hội. 2 Việc CHÚA làm quả
thật lớn lao, người mộ mến ra công tìm hiểu.
7 Những công trình tay Chúa thực
hiện quả là chân thật và công minh. Huấn lệnh Người ban đều chắc chắn,8
bền vững đến muôn đời muôn thuở, căn cứ vào sự thật lẽ ngay.
9 Người đem lại cho dân ơn giải
thoát, thiết lập giao ước đến muôn đời. Tôn danh Người thánh thiêng khả uý. 10c
Mãi đến thiên thu còn vang tiếng ngợi khen Người.
BÀI TIN MỪNG TUNG HÔ TIN MỪNG : x Ga
13,34
Hall-Hall : Chúa nói : Thầy ban cho
anh em một điều răn mới, là anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em. Hall.
TIN MỪNG : Lc 10,
25-37
25 Khi ấy, có người
thông luật kia muốn thử Đức Giê-su mới đứng
lên hỏi Người rằng: "Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời
làm gia nghiệp ?” 26 Người đáp: "Trong Luật đã viết gì? Ông đọc
thế nào? "27 Ông ấy thưa: "Ngươi phải yêu mến Đức Chúa,
Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, và hết trí khôn
ngươi, và yêu mến người thân cận như chính mình."28 Đức Giê-su
bảo ông ta: "Ông trả lời đúng lắm. Cứ làm như vậy là sẽ được sống."
29 Nhưng ông ấy muốn chứng tỏ là mình có lý,
nên mới thưa cùng Đức Giê-su rằng: "Nhưng ai là người thân cận của tôi?
"30 Đức Giê-su đáp: "Một người kia từ Giê-ru-sa-lem xuống
Giê-ri-khô, dọc đường bị rơi vào tay kẻ cướp. Chúng lột sạch người ấy, đánh nhừ
tử, rồi bỏ đi, để mặc người ấy nửa sống nửa chết.31 Tình cờ, có thầy
tư tế cũng đi xuống trên con đường ấy. Trông thấy người này, ông tránh qua bên
kia mà đi.32 Rồi cũng thế, một thầy Lê-vi đi tới chỗ ấy, cũng thấy,
cũng tránh qua bên kia mà đi.33 Nhưng một người Sa-ma-ri kia đi
đường, tới ngang chỗ người ấy, cũng thấy, và chạnh lòng thương.34
Ông ta lại gần, lấy dầu lấy rượu đổ lên vết thương cho người ấy và băng bó lại,
rồi đặt người ấy trên lưng lừa của mình, đưa về quán trọ mà săn sóc.35
Hôm sau, ông lấy ra hai quan tiền, trao cho chủ quán và nói: "Nhờ bác săn
sóc cho người này, có tốn kém thêm bao nhiêu, thì khi trở về, chính tôi sẽ hoàn
lại bác."36 Vậy theo ông nghĩ, trong ba người đó, ai đã tỏ ra
là người thân cận với người đã bị rơi vào tay kẻ cướp? "37
Người thông luật trả lời: "Chính là kẻ đã thực thi lòng thương xót đối với
người ấy." Đức Giê-su bảo ông ta: "Ông hãy đi, và cũng hãy làm như
vậy."
BÀI GIẢNG CON ĐƯỜNG SỰ SỐNG ĐỜI ĐỜI
Làm người ai cũng khát vọng được sống đời đời làm gia nghiệp
(x Lc 10,25 : Tin Mừng). Muốn được thế, Đức Giê-su dạy ta sống giới răn : "Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của
ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, và hết trí khôn ngươi, và yêu mến
người thân cận như chính mình." (Lc 10,27 : Tin Mừng). Luật này trở
thành lời kinh chính thức, người Do Thái gọi là kinh “Shema” trong kinh Nhật
Tụng, từ trẻ nhỏ đến người già mỗi ngày phải đọc hai lần (giống kinh Lạy Cha,
Hội Thánh dạy chúng ta đọc ngày ba lần : Thánh Lễ, kinh Sáng và kinh Chiều).
Thế nhưng để được
cứu độ, không phải chỉ đọc kinh mà còn thực hành lời kinh (x Mt 7,21). Đức
Giê-su đã sống diễn tả lời kinh “Shema” cách cụ thể vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh,
đó là ngày Ngài dâng Lễ.
- “Yêu
hết sức lực” : Đức Giê-su không đủ sức vác thập giá lên đồi Sọ,
người ta phải nhờ ông Simon vác giúp (x Lc 23,26).
- “Yêu
hết trí khôn” : Đức Giê-su bằng lòng hiến mạng cho kẻ ác vì muốn
cứu phàm nhân. Dưới con mắt người đời người ta cho Ngài là kẻ điên dại (x 1Cr
1,18t).
- “Yêu
hết linh hồn” : Trên thập giá người ta đã cướp hết những gì
thuộc thân xác Ngài, chỉ còn linh hồn Ngài dâng cho Chúa Cha : “Lạy Cha, Con phó linh hồn Con trong tay Cha”(Lc
23,46).
- “Yêu
hết lòng” : Đức Giê-su đã tắt thở, nhưng kẻ ác vẫn lấy giáo đâm thủng
tim Ngài, nước và máu dốc ra hết (x Ga
19,34).
Như thế ta thực hành bốn hành động
thể hiện tình yêu Chúa trên đây, chính là lúc ta dâng Lễ nhờ, với, trong Chúa
Giê-su (Rm 11,36). Đây là Luật của Chúa và Hội Thánh dạy ta phải tuân giữ. Luật
này ông Mô-sê đã nói tiên tri : “Luật đó
không ở trên trời khiến anh em phải nói : “Ai sẽ lên trời lấy xuống cho chúng
tôi nghe, để chúng tôi đem ra thực hành? Mệnh lệnh đó cũng không ở bên kia
biển, khiến anh em phải nói : “Ai sẽ sang bên kia biển lấy về cho chúng tôi, và
nói cho chúng tôi nghe để chúng tôi thực hành? Lời đó ở rất gần anh em, ngay
trong miệng, ngay trong lòng để anh em đem ra thực hành” (Dnl 30, 11-14).
§ “Lệnh truyền không quá sức lực hay ngoài tầm tay” : Mỗi khi ta đi
dâng Lễ, chính Chúa Giê-su sẽ nâng đỡ bổ sức cho. Vì Ngài nói “ách tôi êm, gánh tôi nhẹ” (x Mt 11,28-30).
§ “Luật không ở xa để phải đi tìm kiếm đem về thực hành” : Vì Luật Hội
Thánh không buộc ta khi ở quá xa Nhà Thờ vẫn phải đi dâng Lễ. Trường hợp ấy ta
làm việc lành phúc đức bù lại : đọc Thánh Kinh, cầu nguyện và khát khao rước lễ
(gọi là rước lễ thiêng liêng), thì cũng có giá trị như đi dâng Lễ. Như thế, người ở gần hay ở xa Nhà Thờ, quả
thật giữ Luật dâng Lễ không còn sợ xa xôi phải đi tìm kiếm.
§ “Luật ngay trong miệng trong lòng” : Việc đi dâng Lễ phát khởi từ
trái tim yêu mến, như thánh Phao-lô nói : “Tình
yêu Đức Ki-tô thúc bách tôi” (2 Cr 5,14).
Tình yêu Đức Ki-tô thúc bách ta để yêu đồng loại như chính mình (x Lc 10,27b : Tin Mừng). Cụ thể phải
phục vụ đồng loại nhằm đưa họ vào Hội Thánh và để được Chúa và các thánh chăm
sóc, theo như giáo huấn trong dụ ngôn người Samari nhân hậu. Nhưng để nhận ra
những điểm giáo huấn ta phải thực hành
nhằm diễn tả Đức Ái Ki-tô giáo, ta hãy so sánh người Samari nhân hậu với
Đức Giê-su :
NGƯỜI SAMARI NHÂN
HẬU
(Lc 10,29-37)
a- Dân
Do-Thái coi người Sa-ma-ri là những kẻ rối đạo, vì không thờ Thiên Chúa ở
Giê-ru-sa-lem, mà lại thờ ở Ga-ri-zim.
b- Người bị kẻ cướp đánh nửa sống nửa chết
!
c- Ông Sa-ma-ri đưa nạn nhân vào quán trọ.
d- Ông Sa-ma-ri và chủ quán cùng chăm sóc
nạn nhân.
e- Ông Sa-ma-ri trả công cho chủ quán hai
quan tiền.
g- Ông Sa-ma-ri có việc lên đường nên hứa
với chủ quán, khi vòng lại, ông sẽ trả những gì còn thiếu về việc chăm sóc
nạn nhân!
|
ĐỨC GIÊ-SU
a* Các
đầu mục Do-Thái kết án Đức Giê-su là kẻ phá đạo hay rối đạo, họ liệt kê Ngài
là quân Sa-ma-ri (x Ga 8,48)
b* Kẻ
cướp là quỷ ; nạn nhân là người bị quỷ tấn công ; tình trạng nửa sống nửa chết là người khi phạm
tội : xác còn sống, linh hồn đã chết vì
tội lỗi!
c* Đức
Giê-su đưa ta vào Hội Thánh.
d* Đức
Giê-su và Hội Thánh cùng chăm sóc tội
nhân.
e*
Những ai cùng với Đức Giê-su chăm sóc đồng loại đều được Ngài thưởng công cả
xác, cả hồn ; đời này và đời sau.
g* Đức
Giê-su sẽ trở lại trần gian vào ngày cánh chung. Lúc ấy Ngài thưởng công trọn
vẹn cả xác hồn cho những ai biết chăm sóc đồng loại, nhất là giúp đồng loại
thuộc về Chúa Ki-tô.
|
Vậy sống đức ái Ki-tô giáo chính
là con đường dẫn đến sự sống đời đời làm gia nghiệp, ta phải đi ba bước:
1.
Luôn kết hợp với Chúa Giê-su Thánh Thể, là ta
được đồng hóa với Ngài, để Ngài sẽ giúp ta sống : “Luật yêu Chúa hết lòng, hết sức, hết trí khôn” (x Lc 10,27)
2.
Chăm sóc đồng loại, bất chấp gian khổ : Không
thua ông Sa-ma-ri giúp người bị cướp đánh! (x Lc 10,33-34)
3.
Đưa đồng loại vào Hội Thánh còn hơn người Sa-ma-ri
đưa nạn nhân vào quán trọ, để nhờ chủ quán cộng tác chăm sóc nạn nhân (x Lc
10,34). Vì Chúa không muốn cứu con người cách riêng rẽ thiếu liên kết (HCHT số
9).
Bởi thế nếu hai ông tư tế và Lê-vi
có dừng lại chăm sóc người bị cướp đánh, thì đó chỉ là nhân bản, các ông cũng
chưa có Đức Ái Ki-tô giáo, vì mọi tôn giáo,kể cả người vô thần cũng dạy thương
giúp người lâm nạn. Tệ nhất, hình ảnh ông Tư tế và Lêvi là đại diện cho giới
chống đối Đức Giê-su (x Ga 7, 45-52) ; chống đối dự tiệc Thánh Thể (x Ga
6,53-66) và chống đối việc đưa người vào Hội Thánh (x Ga 11,47-48 ; Cv 9,1t).
Mà ai không thuộc về Thiên Chúa thì người đó không có Đức Ái, chỉ có Thiên Chúa
là Đức Ái (x 1Ga 4,8), thì việc tốt họ làm trước mặt Chúa cũng hư không vô ích
đối với họ (x 1 Cr 13,3).
Đây là giáo lý quan trọng và chính
xác nhất, để hướng dẫn mọi sinh hoạt đời ta đạt sự sống đời đời làm gia nghiệp.
Đó là “Giao Ước đã lập ra muôn đời Chúa
nhớ mãi” (Tv 111/110,5b : Đáp ca). Bởi thế thánh Phao-lô nói : “Bất cú ai, kể cả các thiên thần dạy một giáo lý khác với Hội Thánh đã tin
như trên, thì nó là đồ bị chúc dữ!” (Gl 1,8). Vì việc dạy giáo lý là làm
đẹp lòng Chúa chứ không phải làm đẹp lòng người đời, bởi đó nếu chỉ lo làm hài
lòng người đời, thì không còn xứng đáng là nô lệ của Chúa Ki-tô nữa !(x Gl 1,6-12
: Bài đọc).
THUỘC LÒNG
Nếu có ai, kể cả chúng tôi (các Tông Đồ), hoặc một
thiên thần nào từ trời xuống, loan báo cho anh em Tin Mừng khác với Tin Mừng
chúng tôi đã loan báo cho anh em, thì xin Thiên Chúa loại trừ kẻ ấy đi! (Gl 1,8)
|