BÀI GIẢNG
KITÔ
HỮU LÀ CÂY ĐÈN CHÁY SÁNG
Đèn sáng lâu nhờ có nhiều dầu, đèn
bùng sáng là đèn tiêu hao nhiều năng lượng (nhiên liệu). “Kitô hữu là cây đèn sáng chiếu vào thế gian bày tỏ Lời hằng sống”
(x Pl 2,15b-16a).
Như thế đèn Kitô hữu muốn sáng
lâu, phải đổ nhiều “Dầu Lời Chúa” vào tâm hồn, và để phát sáng mạnh phải tiêu
hao “đời mình vì Lời Chúa”.
Muốn hiểu về “cây đèn Kitô cháy
sáng”, ta phải nhìn vào cơ cấu (bố cục) của Tin Mừng Luca :
Mở đầu: Lc
8, 4-8: Dụ ngôn gieo giống là gieo Lời Chúa vào lòng người.
Lc 8, 9-15: Phải ở riêng với Đức Giêsu để
được Ngài giải thích hiểu Lời.
Thân : Lc 8, 16-18: Dụ ngôn đèn cháy sáng được đặt
trên giá cao.
Kết : Lc 8,19-21: Mẫu sống Lời Chúa
như Đức Maria và các anh em họ của Đức Giêsu
Nhìn vào bố cục trên ta hiểu rằng:
ĐÈN KITÔ HỮU CHÁY SÁNG PHẢI:
- Được Lời Chúa gieo vào lòng (dụ ngôn gieo giống)
- Phải ở riêng với Đức Giêsu, cụ thể tham dự Thánh Lễ, để được trực
tiếp nghe Ngài giảng dạy và được Ngài mở trí hiểu Lời.
- Khi đã hiểu thì đem ra thực hành như Mẹ Maria.
1/ ĐƯỢC LỜI CHÚA
GIEO VÀO LÒNG
Qua dụ ngôn gieo giống, Đức Giêsu
muốn ta phải có tâm hồn nghe Lời Ngài, giống như :
C Chị
Maria được Đức Giêsuđồng hóa với Mẹ Ngài (x Lc 8,21),
vì khi Đức Giêsu ghé thăm nhà, chị không quan tâm đến điều gì, kể cả lời mắng
mỏ của chị Matta, mà chị Maria vẫn để tâm nghe Lời Đức Giêsu dạy, nên được Ngài
khen: “Maria đã chọn phần tốt nhất và không bị ai giựt mất” (x Lc
10,38-42).
C Đặc biệt
noi gương Đức Maria, Mẹ Đức Giêsu: Trong ngày Truyền Tin, sau
khi nghe lời thiên thần báo cho biết Mẹ sẽ thụ thai Con Thiên Chúa, Mẹ xin lời
giải thích, và khi Mẹ biết thiên thần dựa vào uy tín của Thiên Chúa mà nói, thì
Mẹ thưa ngay: “Này tôi là tôi tớ Chúa xin Chúa làm cho tôi điều Chúa nói” (Lc
1,38). Mẹ nói như thế với lòng xác tín :
-Mẹ chỉ là người tôi tớ làm sao có
khả năng thực hành được Lời Đấng Toàn Năng phán dạy, Ngài là Chủ Tể tối cao, Mẹ
chỉ là phận nữ tỳ hèn mọn. Do đó, Mẹ phó thác nơi Đấng Toàn Năng đầy tình
thương: Chúa nói, Mẹ nghe, nhưng Mẹ trông cậy Chúa thực hiện cho Mẹ điều Chúa
đã nói. Vì Lời Chúa phát sinh sự sống còn hơn nước thấm xuống đất (x Is
55,10-11).
Vậy Đức Mẹ xin Chúa làm cho Mẹ điều Chúa nói, ví như một em bé nghe
người cha bảo con hãy làm một cái đèn trung thu đẹp nhất, chắc chắn đứa bé khôn
phải thưa lại: “Con còn nhỏ làm sao có khả năng, xin ba làm cho con cái đèn như
ba nói”.
-
Mặt
khác, ai có tâm đón nhận Lời Chúa là người tích trữ được nhiều ánh sáng, như
đèn pin sạc, phải được sạc đầy điện mới đủ ánh sáng chiếu soi. Thế thì ta phải
tích trữ nhiều Lời Chúa, vì “Lời Chúa là đèn soi cho con bước, là ánh
sáng chỉ đường con đi” (Tv 119/118,105).
2/ PHẢI Ở RIÊNG VỚI
ĐỨC GIÊSU, CỤ THỂ THAM DỰ THÁNH LỄ, ĐỂ ĐƯỢC TRỰC TIẾPNGHE NGÀI GIẢNG DẠY VÀ ĐƯỢC NGÀI MỞ TRÍ
HIỂU LỜI
Thực vậy, khi Đức Giêsu giảng về
dụ ngôn gieo giống, chẳng ai hiểu gì, khi Đức Giêsu ở một mình, những người
theo Ngài cùng với Nhóm Mười Hai đến xin Ngài giải thích, họ mới được am hiểu
(x Lc 8,9 ; Mc 4,10-20.34). Hình ảnh này thôi thúc ta muốn được ở riêng với
Chúa để được hiểu Lời, ta phải tham dự Thánh Lễ, chẳng những ta được trực tiếp
nghe Đức Giêsu giảng dạy (x Dt 1,1-2), mà Hội Thánh còn dùng quyền năng Chúa
Thánh Thần ghi tạc Lời vào tấm linh hồn và thân xác ta (x 2Cr 3,3), nhờ Lời
Chúa là ánh sáng chỉ đường ta đi phục vụ đem sự sống của Chúa Giêsu Phục Sinh
đến cho đồng loại (x Tv 119/118,105 ; Ga 6,63). Để những ai đã thuộc về Chúa
Kitô, thì họ được cùng xương thịt với Ngài (x Dt 2,11), cùng một sự sống Thần
linh với Thiên Chúa (x Ga 6,57), đến nỗi được đồng hóa với Chúa Giêsu (x Gl
2,20), để rồi người anh em cũng được trở nên ánh sáng ban sự sống nhờ, với,
trong Chúa Giêsu, như Ngài nói: “Ta là sự
sáng thế gian, ai theo Ta sẽ không phải đi trong tối tăm, nhưng nó sẽ có ánh sáng sự sống” (Ga
8,12).
Như thế, mỗi khi ta dự Thánh Lễ
cách trọn vẹn, ta như thanh sắt được nung trong lò lửa, mà thanh sắt đã được nung trong lửa thì trở
thành thanh lửa. Chúa Giêsu biến đổi ta còn hơn lửa biến đổi sắt, và Ngài uốn
nắn ta theo ý Ngài dễ hơn người thợ rèn uốn sắt. Chính vì vậy khi được tham dự
Hy Tế của Chúa Giêsu, ta mới hiểu lời kinh: “Lạy Chúa, ai được vào cư ngụ trong Nhà Chúa, ai được ở trên Núi Thánh
của Ngài, đó là kẻ sống vẹn toàn, luôn làm điều ngay thẳng, bụng nghĩ sao nói
vậy, miệng lưỡi chẳng vu oan” (Tv 15/14,1b-3a: ĐC năm chẵn).
3/ THỰC HÀNH LỜI
CHÚA THEO GƯƠNG MẸ MARIA.
Đức Giêsu đang giảng, có Mẹ và anh
em đến gặp Ngài, người ta báo tin cho Đức Giêsu, đáp lại Ngài nói: “Mẹ và anh em Ta là những người nghe Lời
Thiên Chúa và đem ra thực hành” (Lc 8,19-21).
Vậy đèn chỉ phát sáng khi dầu bị
tiêu hao. Do đó khi ta đã đón nhận Lời dù chưa hiểu thấu, thì cứ đem ra thực
hành, đến tiêu hao cả mạng sống, như khi Đức Maria đứng dưới chân Thập Giá, Mẹ
không thể hiểu được Lời Chúa hứa trong ngày Truyền Tin, chỉ thấy vọng lại lời
ngôn sứ Simêon: “Lưỡi gươm sẽ đâm vào
lòng Bà” (Lc 2,35) được ứng nghiệm khi Mẹ thấy Con đã chết mà còn bị đâm,
Đức Giêsu không biết đau, nhưng tâm hồn Mẹ vô cùng đau đớn ! (x Ga 19,34). Vì
thế Kinh Thánh nói: “Con đừng từ chối
điều lành cho ai đáng được hưởng. Khi có thể cho ngay, thì con đừng có nói: “Đi đi, mai trở lại, rồi tôi sẽ cho anh”. Đức Chúa giáng lời chúc dữ xuống nhà kẻ
gian ác, nhưng tuôn đổ phúc lành trên nơi ở của người chính trực công minh.
Chúa chế giễu đứa hay nhạo báng, nhưng thi ân cho kẻ khiêm nhường” (Cn
3,27-34: Bài đọc năm chẵn). Lời này thánh Giacôbê cũng nhắc lại cho các Kitô
hữu: “Đừng nói với người nghèo: “Hãy đi
bình an, mặc cho ấm và ăn cho no”,
nhưng lại không cho họ những thứ thân xác họ đang cần, thì nào có ích lợi gì?”
(Gc 2,16).
Kìa ông Kyrô, vua Ba Tư, tuy là
người ngoại giáo, nhưng ông được Lời Chúa thôi thúc, ông đã giải phóng dân Do
Thái đang bị nô lệ Babylon, được trở về quê hương tái thiết đền thờ Giêrusalem
tại Giuđa, ông còn động viên: “Ai trong
các ngươi thuộc dân Người, thì xin Thiên Chúa ở cùng để hoàn tất việc tái thiết
Nhà Chúa, và mọi người còn lại ở bất cứ nơi nào họ đang trú ngụ, phải được dân
địa phương cung cấp cho bạc vàng của cải và thú vật, cũng như lễ vật tự nguyện,
để dâng cúng cho Nhà Thiên Chúa ở Giêrusalem. Mọi người hàng xóm láng giềng đều
nhanh tay giúp họ: bạc, vàng, của cải, thú vật, những đồ vật có giá không kể
mọi lễ vật tự nguyện” (Er 1,1-6: Bài đọc năm lẻ). Việc làm của vua ngoại
giáo này làm cho người Do Thái phải thốt lên: “Việc Chúa cho ta ôi vĩ đại” (Tv 126/125,3a: ĐC năm lẻ).
Ta sống Đạo được như mẫu gương Đức
Maria và vua Kyrô đã thực hành Lời Chúa như thế, chắc chắn ta là cây đèn cháy
sáng vinh quang, được Chúa và mọi người trọng dụng, vì “chẳng có ai đốt đèn, rồi lấy hũ che đi hoặc đặt dưới gầm giường, nhưng
đặt trên đế, để những ai đi vào thì nhìn thấy ánh sáng. Vì chẳng có gì bí ẩn mà
lại không trở nên hiển hiện, chẳng có gì che giấu mà người ta lại không biết và
không bị đưa ra ánh sáng” (Lc 8,16-17: Tin Mừng).
Do đó “bạn đừng lo người khác không biết đến tài đức của bạn, một hãy lo cho
mình có tài có đức thật”. Bởi vì người đi không cầu có bóng, mà bóng vẫn
theo ; người kêu không cần tiếng dội, mà tiếng vẫn vọng ; thì người tài đức đã
hết lòng sống Lời Chúa, tất yếu “ánh sáng
sẽ chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy công việc tốt đẹp mình làm mà tôn
vinh Cha trên trời” (Mt 5,16: THTM).
Nhưng coi chừng LỜI
CHÚA ĐẾN VỚI TA CÓ KHI LẠI LÀ LỜI PHÁN XÉT.
- Đức Giêsu nói: “Hãy coi chừng điều
các ngươi nghe” (Lc 8,18a: Tin Mừng). Vì ai đã được nghe Lời Chúa
đồng nghĩa người đó được nhiều ơn Chúa ban, thế mà không sinh ích thăng tiến
cuộc đời, mang danh là đèn Kitô giáo lại không bật sáng, họ sẽ bị xét xử nặng
nề, như Đức Giêsu nói: “Đầy tớ nào đã biết ý chủ mà không chuẩn bị sẵn sàng, hoặc
không làm theo ý chủ, thì sẽ bị đòn nhiều.Còn kẻ không biết ý chủ mà làm những
chuyện đáng phạt, thì sẽ bị đòn ít. Hễ ai đã được cho nhiều thì sẽ bị đòi
nhiều, và ai được giao phó nhiều thì sẽ bị đòi hỏi nhiều hơn” (Lc
12,47-48).
Vì thế Đức Hồng Y Fx. Nguyễn Văn
Thuận nói: “Người Kitô có tất cả những
điều kiện nên thánh mà họ không sống tốt hơn dân ngoại, thì đó là một trọng tội”.
-
Đức
Giêsu cảnh giác: “Hãy coi chừng điều các ngươi nghe”, Ngài còn có ý nói: phải để
tâm nghe Lời Chúa,chứ đừng nghe lời đồn nhảm, sẽ đi đến mê tín dị đoan, đi coi
thầy, coi bói, gây biết bao tai họa. Ngày 20 tháng 11 năm 2010, lễ hội tại
Campuchia, số người tham dự lên tới vạn người, mọi người đang vui vẻ bỗng có
người hô lên: “Cầu sập!” Thế là người
ta đổ xô nhau chạy tán loạn, đạp lên nhau mà chết. Tổng kết ngay lúc đầu đã có
tới 400 người thiệt mạng, chưa kể những người bị thương, và nhiều người nhảy
cầu xuống sông thoát mạng, nhưng liệu có thoát không?! Mà thực tế, cầu đâu có
sập!!
- Đức Giêsu kết luận: “Phàm ai có thì sẽ
được cho thêm, còn kẻ không có thì điều nó tưởng mình có cũng bị giựt mất”
(Lc 8,18b: Tin Mừng).
“Có” ở đây chính là có Lời Chúa Giêsu và được Ngài ở cùng, vì Thiên
Chúa là Đấng Có (x 2 Cr 1,19-20). Vậy ai có Lời Chúa, và được kết hợp với Chúa
Giêsu Thánh Thể, người ấy được Chúa ở cùng, thì mọi sinh hoạt của người đó trở
thành việc của Thiên Chúa, để tôn vinh Thiên Chúa Cha (x Rm 11,36) ; có giá trị
cứu độ và tồn tại muôn đời (x Cv 5,39). Vì “nhờ
Đức Giêsu Kitô, Ngôi Lời, vạn vật được
tạo thành, và không có Người, thì chẳng có gì được tạo thành. Điều đã được tạo
thành ở nơi Người là sự sống, và sự sống là ánh sáng cho nhân loại. Luật ban qua Môsê, nhưng ơn nghĩa và sự thật thì nhờ Đức Giêsu
Kitô mà có, vì nhờ Ngài mà chúng ta được lãnh nhận hết ơn này đến ơn khác”
(Ga 1,3-17). Trái lại, ai không có Chúa ở cùng, thì việc lành họ làm, trước mặt
Chúa không có giá trị cứu độ, không tồn tại (x Cv 5,38). Đến như “đem hết gia tài sự nghiệp chia sẻ, đem thân
nộp mình chịu chết, mà không có Đức Ái, thì chẳng sinh ích gì cho ai” (1Cr
13,3), chỉ “Thiên Chúa là Đức Ái”
(1Ga 4,8).
THUỘC LÒNG
Nhờ Đức Giêsu Kitô, Ngôi Lời Thiên Chúa, vạn vật được tạo
thành, và không có Người, thì chẳng có gì được tạo thành. Điều đã được tạo
thành ở nơi Người là sự sống, và sự sống là ánh sáng cho nhân loại. (Ga 1,3-4).
http://phaolomoi.net
Linh mục GIUSE ĐINH QUANG THỊNH