Kinh Thánh
Thời kỳ
Sách
Chương
 
      Lm. Trịnh Ngọc Danh
Bài giảng
CHÚA NHẬT 9 THƯỜNG NIÊN NĂM B
BÀI ĐỌC 1 VÀ 2 (NẾU CÓ)

BÀI ĐỌC 1: Dnl 5,12-15

          Đức Chúa phán thế này: “12 Thiên Chúa của ngươi, đã truyền cho ngươi.13 Trong sáu ngày, ngươi sẽ lao động và làm mọi công việc của ngươi.14 Còn ngày thứ bảy là ngày sa-bát kính Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi. Ngày đó, ngươi không được làm công việc nào, cả ngươi, cũng như con trai con gái, tôi tớ nam nữ, bò lừa và mọi gia súc của ngươi, và ngoại kiều ở trong thành của ngươi, để tôi tớ nam nữ của ngươi được nghỉ như ngươi.15 Ngươi hãy nhớ ngươi đã làm nô lệ tại đất Ai-cập, và Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, đã dang cánh tay mạnh mẽ uy quyền đưa ngươi ra khỏi đó. Bởi vậy, Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi đã truyền cho ngươi cử hành ngày sa-bát.”

ĐÁP CA : Tv 80

Đ.  2a Reo lên mừng Thiên Chúa, Đấng trợ lực chúng ta.

3 Đàn hát lên nào, hoà nhịp trống cơm, bổng trầm gieo tiếng cầm tiếng sắt. 4 Rúc lên đi, hãy rúc tù và, mồng một ngày rằm cho ta mừng lễ.

5 Đó là luật Ít-ra-en phải cứ, Thiên Chúa nhà Gia-cóp đã phán truyền. 6aChỉ thị này, nhà Giu-se đã nhận khi bỏ miền Ai-cập ra đi.

6b Một giọng nói tôi nghe khác lạ, 7 rằng: "Gánh nặng vai dân, Ta đã cất cho, tay họ thôi cầm chiếc ki người nô lệ.8 Lúc ngặt nghèo, ngươi đã kêu lên,Ta liền giải thoát.

10 ngöôi đừng đem thần lạ về nhà, thần ngoại bang, chớ hề cúng bái. 11 Chính Ta là Thöôïng Ñeá Chúa ngươi, đã đưa ngươi lên tự miền Ai-cập.

BÀI ĐỌC II : 2Cr 4,6-11

          Thưa anh em, 6 Thiên Chúa đã phán: Ánh sáng  hãy bừng lên từ nơi tối tăm! Người cũng làm cho ánh sáng chiếu soi lòng trí chúng tôi, để tỏ bày cho thiên hạ được biết vinh quang của Thiên Chúa rạng ngời trên gương mặt Đức Ki-tô.

            7 Nhưng kho tàng ấy, chúng tôi lại chứa đựng trong những bình sành, để chứng tỏ quyền năng phi thường phát xuất từ Thiên Chúa, chứ không phải từ chúng tôi.8 Chúng tôi bị dồn ép tư bề, nhưng không bị đè bẹp; hoang mang, nhưng không tuyệt vọng;9 bị ngược đãi, nhưng không bị bỏ rơi; bị quật ngã, nhưng không bị tiêu diệt.10 Chúng tôi luôn mang nơi thân mình cuộc thương khó của Đức Giê-su, để sự sống của Đức Giê-su cũng được biểu lộ nơi thân mình chúng tôi.11 Thật vậy, tuy sống, chúng tôi hằng bị cái chết đe doạ vì Đức Giê-su, để sự sống của Đức Giê-su cũng được biểu lộ nơi thân xác phải chết của chúng tôi.

BÀI TIN MỪNG

TUNG HÔ TIN MỪNG : x Ga 17,17b.17a

Hall-Hall : Lạy Chúa, Lời Chúa là sự thật ; xin Chúa lấy sự thật mà thánh hiến chúng con. Hall.

TIN MỪNG : Mc 2,23 – 3,6

          2 23 Vào ngày sa-bát, Đức Giê-su đi băng qua một cánh đồng lúa. Dọc đường, các môn đệ bắt đầu bứt lúa.24 Người Pha-ri-sêu liền nói với Đức Giê-su: "Ông coi, ngày sa-bát mà họ làm gì kia? Điều ấy đâu được phép! "25 Người đáp: "Các ông chưa bao giờ đọc trong Sách sao? Ông Đa-vít đã làm gì, khi ông và thuộc hạ bị thiếu thốn và đói bụng?26 Dưới thời thượng tế A-bi-a-tha, ông vào nhà Thiên Chúa, ăn bánh tiến, rồi còn cho cả thuộc hạ ăn nữa. Thứ bánh này không ai được phép ăn ngoại trừ tư tế."

            27 Người nói tiếp: "Ngày sa-bát được tạo nên cho con người, chứ không phải con người cho ngày sa-bát.28 Bởi đó, Con Người làm chủ luôn cả ngày sa-bát."

            3 1 Đức Giê-su lại vào hội đường. Ở đó có một người bị bại tay.2 Họ rình xem Đức Giê-su có chữa người ấy ngày sa-bát không, để tố cáo Người.3 Đức Giê-su bảo người bại tay: "Anh trỗi dậy, ra giữa đây! "4 Rồi Người nói với họ: "Ngày sa-bát, được phép làm điều lành hay điều dữ, cứu mạng người hay giết đi? " Nhưng họ làm thinh.5 Đức Giê-su giận dữ rảo mắt nhìn họ, buồn khổ vì lòng họ chai đá. Người bảo anh bại tay: "Anh giơ tay ra! " Người ấy giơ ra, và tay liền trở lại bình thường.6 Ra khỏi đó, nhóm Pha-ri-sêu lập tức bàn tính với phe Hê-rô-đê, để tìm cách giết Đức Giê-su.

 

BÀI GIẢNG

CHÚA GIÊSU THIẾT LẬP PHỤNG VỤ  MỚI

           ĐỂ THAY THẾ VÀ LÀM HOÀN TẤT

           GÍA TRỊ  PHỤNG VỤ DO THÁI GIÁO

            Để hiểu được Lời Chúa, ta phải nắm chắc nguyên tắc này : Thánh Kinh Cựu ước nhằm chuẩn bị lòng người tin nhận Đức Giêsu là Con Một Thiên Chúa, Đấng duy nhất cứu độ con người, nên mọi việc Đức Giêsu làm đều nhằm thiết lập Phụng vụ mới, để thay thế và làm hoàn tất giá trị Phụng Vụ Do Thái giáo, tức là thiết lập nhiệm cục cứu độ loài người, vì chỉ nơi Đức Giêsu mới thực hiện giá trị Giao Ước Chúa đã lập với dân Ngài. Thực vậy :

            1/ Đức Giêsu hoàn tất giá trị Giao Ước cũ.

            Về ý nghĩa ngày thứ 7, đã ba lần Chúa lập Giao Ước với ông Môsê để truyền cho dân : “Các ngươi phải nghỉ ngày thứ 7” :

                 a- Mừng công cuộc Thiên Chúa sáng tạo vũ trụ cách tốt đẹp (x Xh 20,8-11).

                 b- Tạ ơn Thiên Chúa đã đưa dân vượt qua Biển Đỏ diệt tan bọn Ai-Cập để cứu dân Do Thái khỏi ách nô lệ (x Dnl 5,12-15).

                 c- Nhớ ơn Thiên Chúa đã ban Luật trên hai bia đá ở núi Xi-nai (x Xh 24,16-18).

            Ba ơn huệ trên Thiên Chúa đã thực hiện vào ngày thứ 7. Thì nay Con Một Chúa Cha đã làm hoàn hảo để ban cho cả nhân loại sau khi từ cõi chết sống lại vào ngày Chúa nhật :

                 a’ Ngày Chúa nhật nhờ Mầu Nhiệm Phục Sinh, Đức Giêsu cho cả vạn vật được tham dự vào vinh quang bất diệt của Thiên Chúa, nhờ Ngài tái sinh con người trở nên con cái Thiên Chúa, để làm hoàn tất ý định tạo dựng. (x Rm 8,18t)

                b’ Ngày Chúa nhật, Đức Giêsu sống lại, Ngài sai các Tông Đồ đi khắp thế gian, dùng nước và Lời Chúa tái sinh kẻ tin vào Đức Giêsu là Thiên Chúa, hầu được cứu thoát khỏi nô lệ cho tội lỗi, ma qủy, còn hơn dân Do Thái xưa được giải phóng khỏi làm tôi Ai Cập! (x Mt 28,16)

                 c’ Ngày Chúa nhật, Chúa Giêsu sai Thánh Thần đến ghi Lời Chúa vào tấm linh hồn và thân xác người tín hữu, (x Cv 2 ; 2Cr 3,2-3) hơn xưa Thiên Chúa ban Luật được khắc ghi trên hai tấm bia đá trao cho Mô-sê để truyền cho dân.

            Nói tắt, khi nói ngày thứ 7 Chúa nghỉ, thì không có nghĩa là Thiên Chúa không làm việc. Vì nếu một giây phút nào Thiên Chúa ngơi nghỉ, thì vũ trụ này sẽ ra tro bụi ngay! Vậy nghỉ ngơi ở đây có nghĩa là lúc Chúa hoàn tất ơn cứu độ cho con người qua Tử nạn và Phục sinh của Ngài, giá trị luôn được thông ban qua Phụng vụ. Do đó lời kêu gọi của Đức Giêsu : “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11,25). Chính là lời Ngài kêu gọi nhân loại đến tham dự Phụng vụ Ngài truyền cho Hội Thánh cử hành hằng ngày. Vì phải hiểu như thế nên giờ Kinh Sáng nào Hội Thánh cũng dạy ta đọc Tv 94 : “Suốt bốn mươi năm, dòng giống này làm Ta chán ngán,Ta đã nói : Đây là dân tâm hồn lầm lạc, chúng nào biết đến đường lối của Ta, nên Ta mới thịnh nộ thề rằng: Chúng sẽ không được vào chốn yên nghỉ của Ta.”

            2/ Mọi việc Đức Giêsu làm trước phục sinh đều nhằm thiết lập Phụng vụ mới, thay thế cho Phụng vụ Do Thái giáo.

            Chúa Giêsu đã nhắc đến việc Đavít vào đền thờ lấy bánh trái phép… (x 1Sm 21,1-7) để áp dụng cho trường hợp của Ngài và các môn đệ đang bị người ta khiển trách :

            * Xưa vua Đavít phải làm thế – dù trái phép – nhưng không ai lên án vua Đavít, vì lúc ấy vua Saolê đang lùng giết ông.

            * Nay Đức Giêsu cũng bị các đầu mục Do Thái  đang tìm mưu kế để diệt Ngài. Vì đây là đợt tấn công thứ 4, áp chót của chiến dịch I, báo trước chiến dịch tấn công lần II để kết liễu đời Ngài.

            (Đợt I : x Mc 2-3,1-6 ; Đợt II : x Mc 11,27 – 12,37)

            Ta lưu ý, đợt tấn công cuối cùng để giết Đức Giêsu là Đấng Kitô Con Vua Đavít (x Mc 12,35-37) đã minh chứng lý do Đức Giêsu nhắc lại hoàn cảnh nào vua Đavít đã lỗi luật ăn bánh dâng trong đền thờ (x Mc 2,26). Nhưng khi chúng giết Ngài, chúng không ngờ là Ngài thay thế Phụng vụ cũ, trong đó có luật về ngày thứ 7 :

            * Phụng vụ cũ trong ngày thứ 7 không làm cho kẻ theo Chúa no thỏa, đến nỗi đói bứt lúa mà ăn (x Mc 12,1) g Nay Phụng vụ mới làm cho tín hữu tham dự không còn phải đói khát cả hồn xác. (x Ga 6,35)

            * Nếu các môn đệ có phải đập lúa để mở đường cho Chúa đi, (x Mc 2,23) dù đó là việc làm hại tài sản của chủ ruộng, thì việc rao giảng Tin Mừng sau cuộc Tử nạn và Phục sinh còn phát sinh sự sống đời đời cho cả nhân loại, giá trị hơn đồng lúa chín bị dập! (x Mc 16,15-16)

            Việc này khác nào vì cứu một người khỏi qủy ám  mà Chúa Giêsu cho phép qủy nhập vào đàn heo 2.000 con nhào xuống biển. (x Mc 5,13)

            Phép lạ Đức Giêsu bảo người có tay khô bại “giang tay ra” vào ngày thứ 7 trước mặt các đối thủ của Ngài, nằm trong đợt tấn công thứ 5 để diệt Ngài, (x Mc 3,1-6) đã tiên báo sau này, đối thủ ra lệnh cho Đức Giêsu “giang tay ta” để chúng đóng đinh, đó mới chính là lúc Đức Giêsu làm ứng nghiệm lời ngôn sứ Êzêkiel về thời Thiên Chúa cứu độ : “Hãy tuyên sấm trên các xương và nói với chúng : các xương khô kia, hãy nghe Lời Chúa,này Ta đem Thần Khí trên các ngươi, các ngươi sẽ sống” (Ed 37,4t). Đó mới thực là giá trị của Phụng vụ Đức Giêsu thiết lập, vì thế Ngài nói: “Ngày sabát được tạo nên cho con người, chứ không phải con người cho ngày sa-bát. Bởi đó, Con Người làm chủ luôn cả ngày sabát” (Mc 2,27-28). Nghĩa là luật Phụng vụ (luật ngày thứ 7) phải làm cho người ta được sống, chứ không phải làm cho kẻ tuân giữ phải chết khô!

(Lưu ý : Chúa không nói Luật đặt ra  vì loài người, chứ không phải người ta vì Luật. Nếu nói Luật thì Luật sẽ trói buộc con người trong tội, (x Gl 3,22) mà ở đây Ngài nói : sabát (hưu lễ) tức là Phụng vụ đặt ra…)

            Công Đồng Vat.II trong Hiến Chế Phụng Vụ số 106 nói về giá trị của Phụng vụ mới như sau : “Trong ngày đó các Kitô hữu phải họp nhau nghe Lời Chúa và tham dự Thánh lễ Tạ Ơn để kính nhớ cuộc Thương khó và Sống lại vinh quang của Chúa Giêsu Kitô từ trong kẻ chết sống lại mà tái sinh họ trong niềm hy vọng sống động. Vì vậy, ngày Chúa nhật là ngày lễ nguyên thủy phải được đề cao và in sâu vào lòng đạo đức của các tín hữu, để ngày ấy trở thành ngày vui mừng và ngày nghỉ việc !”

            Tuy nhiên, người Kitô hữu không phải chỉ đi “xem lễ” mà còn phải sống “MẦU NHIỆM ĐỨC TIN” ấy như đời sống của các Tông Đồ, để diễn tả Mầu Nhiệm Phục Sinh :

            “Ánh sáng hãy bừng lên từ nơi tối tăm! Người cũng làm cho ánh sáng chiếu soi lòng trí chúng tôi, để tỏ bày cho thiên hạ được biết vinh quang của Thiên Chúa rạng ngời trên gương mặt Đức Kitô.

            Nhưng kho tàng ấy, chúng tôi lại chứa đựng trong những bình sành, để chứng tỏ quyền năng phi thường phát xuất từ Thiên Chúa, chứ không phải từ chúng tôi. Chúng tôi bị dồn ép tư bề, nhưng không bị đè bẹp; hoang mang, nhưng không tuyệt vọng ; bị ngược đãi, nhưng không bị bỏ rơi; bị quật ngã, nhưng không bị tiêu diệt.Chúng tôi luôn mang nơi thân mình cuộc thương khó của Đức Giêsu, để sự sống của Đức Giêsu cũng được biểu lộ nơi thân mình chúng tôi (để bù vào những gì thiếu sót trong cuộc Tử nạn của Ngài - Cl 1,24). Thật vậy, tuy sống, chúng tôi hằng bị cái chết đe doạ vì Đức Giêsu, để sự sống của Đức Giêsu cũng được biểu lộ nơi thân xác phải chết của chúng tôi” (2Cr 4,6-11 : Bài đọc II)

            Mọi Kitô hữu phải noi gương sống đạo của thánh Phao-lô như thế, đến nỗi khi ta dự Phụng vụ ta hãy ca hát rằng : Reo lên mừng Thiên Chúa, Đấng trợ lực chúng ta (Tv 80,2a)

THUỘC LÒNG.

            Thà chịu khổ vì làm việc lành, nếu đó là ý của Thiên Chúa, còn hơn là vì làm điều ác (1Pr 3,17).

LM GIUSE ĐINH QUANG THỊNH

 



Gửi phản hồi - thắc mắc

Tên của bạn *
Địa chỉ
Email *
Điện thoại
   
Câu hỏi

Lên đầu trang
Các bài giảng khác:
  • GIÁO LÝ_27 (29/05/2021 20:36 | Tác giả: Lm. Augustin Lê Quý Phi)