BÀI ĐỌC 1 VÀ 2 (NẾU CÓ)
Normal
0
false
false
false
MicrosoftInternetExplorer4
BÀI ĐỌC :
Dt 2, 14-18
14
Thưa anh em, vì con cái thì đều chung một huyết nhục, nên Đức Giê-su đã
cùng mang lấy huyết nhục đó. Như vậy, nhờ cái chết của Người, Người đã tiêu
diệt tên lãnh chúa gây ra sự chết, tức là ma quỷ,15 và đã giải thoát
những ai vì sợ chết mà suốt đời sống trong tình trạng nô lệ.16 Vì
những kẻ được Người giúp đỡ không phải là các thiên thần, mà là con cháu
Áp-ra-ham.17 Bởi thế, Người đã phải nên giống anh em mình về mọi
phương diện, để trở thành một vị Thượng Tế nhân từ và trung tín trong việc thờ
phượng Thiên Chúa, hầu đền tội cho dân.18 Vì bản thân Người đã trải
qua thử thách và đau khổ, nên Người có thể cứu giúp những ai bị thử thách.
ĐÁP CA : Tv 104
Đ. Giao ước đã lập ra, muôn đời Chúa nhớ mãi.
(c 8a)
1 Hãy tạ ơn CHÚA, cầu
khẩn danh Người, vĩ nghiệp của Người, loan báo giữa muôn dân. 2 Hát
lên đi, đàn ca mừng Chúa, và suy gẫm mọi kỳ công của Người.
3 Hãy tự hào vì danh
thánh Chúa, tâm hồn những ai tìm kiếm CHÚA, nào hoan hỷ. 4 Hãy tìm
CHÚA và sức mạnh của Người, chẳng khi ngừng tìm kiếm Thánh Nhan.
6 hỡi anh em, dòng dõi
Áp-ra-ham tôi tớ Chúa, con cháu Gia-cóp được Người tuyển chọn! 7
Chính ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa chúng ta, những điều Người quyết định là luật
chung cho cả địa cầu.
8 Giao ước lập ra, muôn
đời Người nhớ mãi, nhớ lời đã cam kết đến ngàn thế hệ! 9 Đó là điều
đã giao ước cùng Áp-ra-ham, đã đoan thề cùng I-xa-ác.
BÀI TIN MỪNG
Normal
0
false
false
false
MicrosoftInternetExplorer4
TUNG HÔ TIN MỪNG :
Ga 10,27
Hall-Hall : Chúa nói : Chiên của
tôi thì nghe tiếng tôi ; tôi biết chúng và chúng theo tôi. Hall.
TIN MỪNG : Mc 1,29-39
29
Hôm ấy, vừa ra khỏi hội đường Ca-phác-na-um, Đức Giê-su đi đến nhà hai ông
Si-môn và An-rê. Có ông Gia-cô-bê và ông Gio-an cùng đi theo.30 Lúc
đó, bà mẹ vợ ông Si-môn đang lên cơn sốt, nằm trên giường. Lập tức họ nói cho
Người biết tình trạng của bà.31 Người lại gần, cầm lấy tay bà mà đỡ
dậy; cơn sốt dứt ngay và bà phục vụ các Ngài.
32 Chiều đến, khi mặt trời
đã lặn, người ta đem mọi kẻ ốm đau và những ai bị quỷ ám đến cho Người.33
Cả thành xúm lại trước cửa.34 Đức Giê-su chữa nhiều kẻ ốm đau mắc đủ
thứ bệnh tật, và trừ nhiều quỷ, nhưng không cho quỷ nói, vì chúng biết Người là
ai.
35 Sáng sớm, lúc trời còn
tối mịt, Người đã dậy, đi ra một nơi hoang vắng và cầu nguyện ở đó.36
Ông Si-môn và các bạn kéo nhau đi tìm.37 Khi gặp Người, các ông
thưa: "Mọi người đang tìm Thầy đấy! "38 Người bảo các ông:
"Chúng ta hãy đi nơi khác, đến các làng xã chung quanh, để Thầy còn rao
giảng ở đó nữa, vì Thầy ra đi cốt để làm việc đó."39 Rồi Người
đi khắp miền Ga-li-lê, rao giảng trong các hội đường của họ, và trừ quỷ.
BÀI GIẢNG
Normal
0
false
false
false
MicrosoftInternetExplorer4
CHU TOÀN SỨ
MỆNH TƯ TẾ VÀ NGÔN SỨ
MỚI XỨNG LÀ THỦ LÃNH CỦA CHÚA
Ngày ta lãnh Bí Tích Thánh Tẩy, khi Linh mục xức dầu
Thánh trên thân thể ta, cùng với lời đọc: “Từ nay con là tư tế, ngôn sứ và vương đế của
Chúa”. Như thế, ngay từ lúc được tái sinh làm con Thiên Chúa, Ngài đã
trao ban cho ba sứ mệnh quan trọng. Thời Cựu Ước, ai đã làm vua thì không làm
tư tế và ngôn sứ. Thế mà, khi Con Thiên Chúa mặc lấy thân xác loài người, lúc
ấy Ngài mới trở thành Tư Tế và Ngôn Sứ của Cha trên trời, mặc dù Ngài là Vua vũ
trụ đồng hiển trị với Chúa Cha.
Tin
Mừng hôm nay, tác giả Marco ghi lại những sinh hoạt của Đức Giêsu diễn tả Ngài
thi hành ba quyền Tư Tế, Ngôn Sứ và Vương Đế : Từ trong hội đường đi ra (9 giờ
sáng), có các ông Phêrô, Anrê, Giacôbê, Gioan cùng đi với Ngài về nhà mẹ vợ của
ông Phêrô, có lẽ các Ngài muốn được nghỉ ngơi ăn uống,nhưng không thấy Đức Giêsu
có giờ cho việc này, mà chỉ thấy Ngài tất bật lo giải quyết nhu cầu thân xác
mọi người : Đầu tiên Ngài gặp mẹ vợ ông Phêrô đang lên cơn sốt nặng, Ngài cầm
lấy tay bà, cơn sốt liền biến mất, bà chỗi dậy phục vụ các Ngài, và từ bấy giờ
người ta lũ lượt kéo đến chật nhà, nào là người bị quỷ ám, nào là đủ mọi loại
bệnh nhân, đều được Ngài chữa lành hết thảy, thế mà mãi đến chiều tà, người ta
vẫn còn đưa nhiều bệnh nhân đến cho Ngài chữa trị. Cứ nhìn vào việc Ngài phục
vụ mọi người như thế, ai cũng nghĩ rằng Ngài đang thi hành sứ vụ thủ lãnh
(Vương Đế) cách tuyệt vời. Nhưng ông Phêrô bỗng thấy Thầy biến đâu mất, ông và
các bạn suốt đêm đi lùng kiếm Ngài, mãi đến gần sáng, trời còn đang tối, họ gặp
thấy Ngài đang cầu nguyện nơi vắng vẻ. Ông Phêrô liền lên tiếng trách khéo: “Thưa Thầy, mọi người đều đi tìm Thầy”.
Nói như thế là ông thầm trách : “Thầy tài
năng như vậy, người ta lại quá khổ, tại sao Thầy nhẫn tâm trốn họ mà đi !”
Đúng lý ra Đức Giêsu phải trả lời : “Đâu,
ai cần gì? Lại đây tôi giúp hết”. Nhưng Ngài lại bảo ông Phêrô : “Chúng
ta hãy đi nơi khác, đến các làng mạc chung quanh, để Thầy còn rao giảng ở đó
nữa, vì Thầy ra đi cốt là để làm việc đó” (Mc1,38: Tin Mừng). Câu nói
này là Ngài muốn chúng ta phải xác tín rằng làm tròn sứ mệnh thủ lãnh (vương
đế) không phải là ưu tiên cho việc chăm sóc nhu cầu thân xác đồng loại,mà phải cầu nguyện và giảng Lời cho mọi người
trước, và đó cũng là Ngài muốn nhắn gửi chúng ta : Đừng đảo lộn sứ mệnh thủ lãnh (vương đế) trước sứ mệnh tư tế (cầu
nguyện) và ngôn sứ (giảng Lời) đã được Chúa trao phó khi lãnh Bí Tích Thánh
Tẩy; đặc biệt hơn đối với những người lãnh Bí Tích Truyền Chức Thánh. ta cứ nhìn vào thời khóa biểu làm việc
của Đức Giêsu mỗi ngày ưu tiên theo thứ tự : Cầu nguyện – Giảng Lời – Phục vụ thân xác mọi người (x Mc 1,29-39 :
Tin Mừng).
Như
thế, việc cầu nguyện đã trở thành khoen
móc nối các ngày trong đời sống của người Kitô hữu.
Cầu nguyện và giảng Lời phải là căn tính
của tâm hồn người hiến dâng cho Thiên Chúa. Cụ thể cậu bé Samuel còn trong
tuổi mê ngủ, mà xem ra Chúa cứ quấy rầy gọi cậu suốt đêm, Samuel tưởng thầy Êly
gọi, và cậu đã mau mắn chỗi dậy chạy đến với thầy ba lần và thưa: “Thầy gọi con ?” Nhưng đến lần thứ ba thì
thầy Êly nói : “Hễ ai gọi con thì
con thưa : “Lạy Chúa, xin Ngài phán, vì tôi tớ Ngài đang lắng tai nghe”. Quả
nhiên lần thứ tư Chúa lại gọi cậu như ba lần trước : “Samuel, Samuel !” Cậu
thưa : “Xin Ngài phán, vì tôi tớ Ngài
đang lắng tai nghe”, cậu chăm chú nghe đến nỗi không để rơi rớt một Lời nào
xuống đất. Từ đó Samuel lớn lên, Chúa hằng ở với cậu và không để một Lời nào
của Ngài ra vô hiệu (x 1Sm 3,1-20 : Bài đọc năm chẵn). Như thế, Samuel nhờ tỉnh
thức cầu nguyện và lắng nghe Lời Chúa là cậu đã thực thi ý Chúa. Samuel đúng là
chiên của Thiên Chúa, vì chính Đức Giêsu đã xác định : “Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi, tôi biết chúng và chúng theo tôi”
(Ga 10,27: Tung Hô Tin Mừng). Vì thế ông đã trở thành người lãnh đạo, đặt Saolê
là vị vua đầu tiên cho dân Do Thái (x 1Sm 10), rồi sau đó ông lại đặt Đavid thế
quyền vua Saolê để lãnh đạo dân (x 1Sm 16). Từ bấy giờ vua làm gì cũng đều hỏi
ý kiến Samuel (x 1Sm 19,18t).
Mẫu người Samuel sống niềm tin phải được nhân
lên nơi các Kitô hữu, nhất là các thủ lãnh trong Hội Thánh, vì chỉ có thể làm
tròn sứ mệnh tư tế, ngôn sứ và vương đế, khi biết thưa cùng Chúa: “Lạy Chúa, này con xin đến để thực thi ý Ngài”
(Tv 40/39,8-9 : ĐC năm chẵn).
Giáo
huấn Công Đồng Vat.II, trong Hiến Chế Mạc Khải số 16 cho ta chìa khóa mở kho
tàng Kinh Thánh : “Giá trị Cựu Ước được thể hiện trong Tân Ước ; Giá trị Tân Ước đã tiềm
ẩn trong Cựu Ước”.
Dựa
vào nguyên tắc đọc Kinh Thánh này, thì ta hiểu giá trị việc ông Samuel cầu
nguyện bên Hòm Bia Thiên Chúa trong Đền Thờ, và được nghe tiếng Chúa phán bảo. điều này được thể hiện vào thời Tân Ước
như Giáo huấn Công Đồng Vat.II, trong Hiến Chế Phụng Vụ số 7,8 và 10 dạy: “Khi Hội Thánh cử hành Phụng Vụ, đặc biệt là
lễ Tạ Ơn, là Hội Thánh thực thi chức Tư Tế của Chúa Giêsu, và các chi thể trong
Thân Mình Mầu Nhiệm của Người. Không một hành vi nào khác của Hội Thánh có hiệu
lực bằng, xét về danh hiệu lẫn đẳng cấp. Vì dự Phụng Vụ nơi trần thế là nếm
trước Phụng Vụ ở trên Trời. Nhất là lễ Tạ Ơn như nguồn mạch chảy tràn ân sủng
vào lòng chúng ta, và làm cho con người được thánh hóa trong Chúa Kitô một cách
hữu hiệu” .
Hội Thánh dạy như thế là dựa vào Lời Chúa qua thư Do
Thái: “Chúng ta được kín múc nguồn ơn cứu
độ sung mãn, vì Chúa Giêsu và chúng ta là Con Thiên Chúa, có chung một huyết
nhục, một nguồn gốc, nhờ cái chết của Người, Người đã tiêu diệt lãnh chúa gây
ra sự chết, tức là ma quỷ, và đã giải thoát những ai vì sợ chết mà suốt đời
sống trong tình trạng nô lệ. Chúa không nâng đỡ một thiên thần nào, nhưng Ngài
lại bao bọc con cháu Abraham : những người tin vào Thiên Chúa khởi đi từ Đức
Tin của Abraham. Ngài đã trở thành Vị Thượng Tế nhân từ và trung tín trong việc
thờ phượng Thiên Chúa, hầu đền tội cho dân. Vì bản thân Người đã trải qua thử
thách và đau khổ, nên Người có thể cứu giúp những ai bị thử thách” (Dt 2,16-18
Bài đọc năm lẻ). Đó là “Giao Ước đã lập
ra, muôn đời Chúa nhớ mãi” (Tv 105/104,8a : ĐC năm lẻ).
Vào thời Giáo Hội sơ khai, các Tông Đồ được giáo dân
tín nhiệm, họ bán tài sản và đem đặt tất cả dưới chân các Tông Đồ để chia sẻ
đồng đều cho mọi người (Cv 4,32-35). Các Tông Đồ tích cực làm việc này vì nghĩ
rằng mình đã chu toàn sứ mệnh thủ lãnh (vua), để mọi người có của ăn, không ai
dư, không ai thiếu. Nhưng sự cố đã xảy đến : cả cộng đoàn xáo trộn mất bình an,
lúc ấy các Tông Đồ mới ngộ ra : thi hành sứ mệnh thủ lãnh không phải là ưu tiên
chăm sóc nhu cầu thân xác đồng loại. Nếu chỉ chú ý vào việc này là sai lầm lớn,
mà phải ưu tiên cho việc cầu nguyện và giảng lời
mới giống Thầy Giêsu. Bởi đó các Tông Đồ phải chọn ra bảy người có uy tín trong
giáo dân gọi là Phó tế để trao việc nhận tài sản và chia của đồng đều cho mọi
người, còn các Tông Đồ trở về nhiệm vụ chính, đứng hàng đầu là cầu nguyện và
giảng Lời. Lúc ấy cộng đoàn mới được bình an và phát triển (x Cv 6,1-7).
Nếu
người Kitô hữu cứ mải miết lao đầu vào việc phục vụ thân xác đồng loại,mà xao
nhãng việc cầu nguyện và giảng Lời, thì chẳng khác gì con thú tha mồi về nuôi
con !
Vậy
phải biết chia giờ, ưu tiên cho những việc chính làm trong ngày, đừng chỉ làm
việc mình thích,cũng đừng lãng phí thời giờ vào việc phụ thuộc.Thánh Phaolô
trách: “hình thức của Đạo thánh
thì họ còn giữ, nhưng cái chính yếu thì đã chối bỏ. Hãy xa lánh những người ấy”
(2Tm 3,5) ; thánh Augustin khuyến cáo : “Bạn
chạy khỏe lắm đó, nhưng trật đường mất rồi !”; Đức Giáo hoàng Phaolô II
nhắc nhở : “Một nỗi nguy cơ thường xuyên nơi hàng giáo sĩ, là họ quá hăng say trong
những công việc của Chúa, mà quên mất Chúa là Chủ công việc”.
Tôi
có quyền xác quyết như vậy vì chính mắt tôi nhìn thấy một hiện tượng làm cho
tôi suy nghĩ nhiều: Tôi có một đàn gà gần 100 con, tối 24 tháng 12 tôi bắt một
con lớn trong đàn nấu cháo ăn mừng Chúa Giáng Sinh, thì lạ thay sáng ngày 25
tháng 12, ngày Chúa đem bình an cho loài người, tôi thấy cả đàn gà cứ từng đôi
chọi nhau, tôi cố gắng đuổi chúng đi vì thấy chúng mổ nhau chảy máu đầu, nhưng
đuổi được đôi này thì nó lại nhảy sang con khác mổ tiếp. Lúc đó tôi ngộ ra rằng
chúng đã mất con đầu đàn, nên bây giờ chúng đá nhau để tranh quyền thủ lãnh
trong đàn! Thế nên nếu tôi chỉ lo bảo vệ quyền thủ lãnh (vương đế), tỏ uy cho
mọi người khiếp sợ, thì tôi có hơn gì con thú!? Bởi vì con thú tranh quyền thủ
lãnh, đó là bản năng Chúa phú bẩm cho nó, chứ Chúa đâu có trao cho con thú sứ
mệnh tư tế (cầu nguyện) và ngôn sứ (giảng Lời)! Hầu hết giáo dân chỉ đến gặp
giáo sĩ khi có việc cần, ngoài ra là tìm cách né! Ta cứ nhìn Chúa Giêsu: không
ai uy quyền bằng Ngài vì Ngài là Vua cả vũ trụ, nếu Ngài chỉ muốn tỏ uy quyền
vua thì trong suốt 3 năm phục vụ theo ý Cha trên trời, đặc biệt vào ngày Thứ
Sáu Tuần Thánh, thì Ngài đã bẽ cổ bọn phủ nhận Vương quyền Ngài! Trái lại, Ngài
còn cầu nguyện xin Cha tha tội cho chúng vì chúng lầm (Lc 23,34). Như thế, xem
ra Chúa Giêsu không sử dùng quyền Vua (thủ lãnh) nhưng thực ra chính lúc Ngài chu toàn sứ mệnh Tư Tế và Ngôn
Sứ, thì Ngài cũng đã chu toàn sứ mệnh Vương Đế chăm sóc tận tình hết mọi loại
người. Chính vì vậy mà kết thúc Tin mừng
Luca, ông không viết các Tông Đồ đi khắp thế gian tập họp môn đệ về cho Chúa mà
các ông “luôn ở trong Đền Thờ mà chúc tụng Thiên Chúa” (Lc 24,53)
THUỘC LÒNG
Hãy
bắt chước ngày làm việc của Chúa Giêsu ưu tiên theo thứ tự : CẦU NGUYỆN – GIẢNG
LỜI – PHỤC VỤ NHU CẦU THÂN XÁC MỌI N