BÀI ĐỌC 1 VÀ 2 (NẾU CÓ)
BÀI ĐỌC I :
1 V 19.16b.19-21
16b
Đức Chúa phán với ngôn sứ Ê-li-a
rằng : “Ê-li-sa con Sa-phát, người A-vên Mơ-khô-la, ngươi sẽ xức dầu tấn phong
nó làm ngôn sứ thay cho ngươi”.
19 Ông Ê-li-a bỏ đó ra đi và gặp ông Ê-li-sa là con ông
Sa-phát đang cày ruộng; trước mặt ông Ê-li-sa có mười hai cặp bò; chính ông thì
đi theo cặp thứ mười hai. Ông Ê-li-a đi ngang qua, ném tấm áo choàng của mình
lên người ông Ê-li-sa.20 Ông này liền để bò lại, chạy theo ông
Ê-li-a và nói: "Xin cho con về hôn cha mẹ để từ giã, rồi con sẽ đi theo
ông." Ông Ê-li-a trả lời: "Cứ về đi! Thầy có làm gì anh đâu? "21
Ông Ê-li-sa bỏ ông Ê-li-a mà về, bắt cặp bò giết làm lễ tế, lấy cày làm củi nấu
thịt đãi người nhà. Rồi ông đứng dậy, đi theo ông Ê-li-a và phục vụ ông.
ĐÁP CA : Tv
15
Đ. (x c.5a) Lạy Chúa, Ngài chính là gia
nghiệp của con.
1 Lạy
Chúa Trời, xin giữ gìn con, vì bên Ngài, con đang ẩn náu. 2 Con thưa
cùng Chúa: Ngài là Chúa con thờ. 5 Chúa là phần sản nghiệp con được hưởng, là chén phúc lộc dành cho
con; số mạng con, chính Ngài nắm giữ.
7 Con
chúc tụng Chúa hằng thương chỉ dạy, ngay cả đêm trường, lòng dạ nhắn nhủ con. 8
Con luôn nhớ có Ngài trước mặt, được Ngài ở bên, chẳng nao núng bao giờ.
9 Vì
thế, tâm hồn con mừng rỡ, và lòng dạ hân hoan, thân xác con cũng nghỉ ngơi an
toàn. 10 Vì Chúa chẳng đành bỏ mặc con trong cõi âm ty, không để kẻ
hiếu trung này hư nát trong phần mộ.
11 Chúa
sẽ dạy con biết đường về cõi sống: trước Thánh Nhan, ôi vui sướng tràn trề, ở
bên Ngài, hoan lạc chẳng hề vơi!
BÀI ĐỌC II
: Gl 5,1.13-18
1 Thưa anh em, chính
để chúng ta được tự do mà Đức Ki-tô đã giải thoát chúng ta. Vậy, anh em hãy
đứng vững, đừng mang lấy ách nô lệ một lần nữa.
13 Quả
thế, thưa anh em, anh em đã được gọi để hưởng tự do. Có điều là đừng lợi dụng
tự do để sống theo tính xác thịt, nhưng hãy lấy đức mến mà phục vụ lẫn nhau.14
Vì tất cả Lề Luật được nên trọn trong điều răn duy nhất này là: Ngươi
phải yêu người thân cận như chính mình. 15
Nhưng nếu anh em cắn xé nhau, anh em hãy coi chừng, anh em tiêu diệt lẫn nhau
đấy!
16 Tôi
xin nói với anh em là hãy sống theo Thần Khí, và như vậy, anh em sẽ không còn
thoả mãn đam mê của tính xác thịt nữa. 17 Vì tính xác thịt thì ước
muốn những điều trái ngược với Thần Khí, còn Thần Khí lại ước muốn những điều
trái ngược với tính xác thịt, đôi bên kình địch nhau, khiến anh em không làm
được điều anh em muốn.18 Nếu anh em để cho Thần Khí hướng dẫn, thì
anh em không còn lệ thuộc Lề Luật nữa!
BÀI GIẢNG
ĐI DÂNG LỄ PHẢI QUẢ CẢM
MỚI ĐƯỢC SIÊU THĂNG !
“Thời gian đã mãn,đến buổi siêu thăng, Đức
Giêsu qủa cảm đi lên Giêrusalem” (Lc 9,51)
-
“Thời gian đã mãn” : Là thời Chúa
Con hoàn tất sứ mệnh Chúa Cha trao cho Ngài vào đời để cứu độ loài người.
-
“Đến buổi siêu thăng” : Chúa Giêsu
qua sự chết, sống lại, lên trời, ngự bên hữu Chúa Cha, hằng chuyển cầu cho ai
đến tham dự Phụng Vụ Ngài đã thiết lập và truyền cho Hội Thánh cử hành.
-
“Đức Giêsu qủa cảm lên Giêrusalem”
: Ngài biết trước lên Giêrusalem lần này để dự lễ Vượt Qua, Ngài sẽ bị bắt, bị
hành hạ thật tủi nhục cho đến chết trên thập giá, nhưng Ngài vẫn qủa cảm để
vựơt qua.
Như vậy, khi Đức Giêsu đi dâng lễ để hoàn tất ơn cứu
độ cho những ai muốn đi theo Ngài, họ cũng phải có tinh thần quả cảm vựơt qua
mọi rào cản trên con đừơng đến với Ngài, như Ngài phải qủa cảm vượt qua đau
khổ,tủi nhục, và sự chết để siêu thăng về cùng Chúa Cha.
Có bốn loại rào cản cần phải có tinh thần qủa cảm mới vượt qua để đến với Chúa :
° Không hận thù ai. (x Lc
9,51-56)
° Không tìm lợi nhuận trần thế. (x Lc 9,57-58)
° Không gì giá
trị hơn đồng hành với Chúa Giêsu. (x Lc 9,59-60)
° Không có
việc nào hơn việc Nước Thiên Chúa. (x Lc 9,61-62)
&&&
1- ĐI DÂNG LỄ KHÔNG ĐỰƠC NUÔI LÒNG THÙ OÁN AI.
Sở
dĩ dân Samari không đón tiếp Chúa Giêsu và các môn đệ, cũng có nghĩa là họ
không muốn theo Chúa Giê-su đi dâng lễ ở Giêrusalem, vì mối thù truyền kiếp khai
mào từ thời lưu đày bên Babylon
:
-Năm 722 trước
Công nguyên, vua nước Syria
bắt dân Do Thái ở Samari đi lưu đày, và cho dân ngoại đến Samari sinh sống.
Những người Do Thái còn lại, họ tự ý xây đền thờ kính Chúa ở núi Garizim trong
miền Samari. Như thế là chống lại truyền thống cha ông họ xưa nay vẫn tôn thờ
Thiên Chúa ở Giêrusalem!
- Năm 536 trước
Công nguyên, những ngừơi Do Thái lưu đày từ Babylon được vua Cyros cho họ hồi
hương tái thiết đền thờ ở Giêrusalem, thì lại bị dân ở Samari gây khó dễ, vì họ
chỉ muốn mọi người thờ Chúa ở Garizim.
- Năm 200 trước
Công nguyên, những người thờ Chúa ở Giêrusalem lại kéo đến Garizim đập phá Đền
Thờ của người Do Thái ở Samari!
Đó
là lý do khi những người Do Thái ở Samari thấy Đức Giêsu và các môn đệ của Ngài
muốn ghé qua Samari nghỉ ngơi, để tiếp tục lên Giêrusalem dự Lễ, nên dân vùng
này đã không đón tiếp! Thấy thế các ông Giacôbê và ông Gioan tưởng Thầy mình
cũng giống tinh thần của ngôn sứ Êlya, hai ông hỏi ý kiến Đức Giêsu :
“"Thưa Thầy, Thầy có muốn chúng con khiến lửa từ trời xuống thiêu hủy
chúng nó không? " (Lc 9,54 : Tin Mừng = 2V 1,10). Nhưng Đức Giêsu không
phải là ngôn sứ Êlya, nên Ngài cấm các ông không được trả thù như vậy, và họ
phải rẽ qua lối khác mà đi, lối ấy chính là lòng nhân ái mà Đức Giêsu muốn các
Tông Đồ và mọi người cùng chung bước ! Vì Đức Giêsu dạy : “Khi các ngươi
dâng lễ mà nhớ ra anh em có điều bất bình với ngươi, thì phải đặt của lễ đó trước
bàn thờ, mà đi làm hoà với người anh em trước đã, rồi bấy giờ mới đến mà dâng
lễ vật của ngươi” (Mt 5,23-24).
Quả
thật khi Đức Giêsu dâng Lễ, chính là lúc Ngài bị treo trên thập giá, là cao
điểm sự bất hòa của nhiều người, Ngài đã đến trước mặt Chúa Cha làm hòa với họ
: “Lạy Cha, xin tha cho chúng, vì chúng
lầm” (Lc 23, 34). Như vậy, dâng Lễ để cầu nguyện cho kẻ làm mất lòng ta là
hành động quả cảm để trở nên một của lễ với Chúa Giêsu.
2- ĐI DÂNG LỄ KHÔNG PHẢI LÀ TÌM LỢI NHUẬN TRẦN THẾ.
Đức
Giêsu và các môn đệ đang đi đường, thì có người thứ nhất nói cùng Ngài : “Tôi
xin theo Thầy bất cứ Thầy đi đâu”, và Ngài nói với người ấy : “Con cáo
có hang, chim có tổ, chứ Con Người không có nơi ngả đầu” (Lc 9,57-58).
- “Tôi
xin theo Thầy, bất cứ Thầy đi đâu” : Một ngừơi xem ra quả cảm nói với
Đức Giê-su như vậy, vì họ tửơng Ngài lên Giê-ru-sa-lem lật đổ chính quyền
Hê-rô-đê, truất phế quyền của Ro-ma, để đưa dân Do-Thái lên siêu cường quốc, và
lúc đó họ được chia địa vị, lợi nhuận biết mấy! Thậm chí cả đến các môn đệ Đức
Giê-su khi gặp Ngài từ cõi chết sống lại, họ cũng còn hỏi : “Thưa Thầy, có
phải đến lúc Thầy khôi phục vương quyền cho Is-ra-en không ?” (Cv 1,6).
-
Đức Giêsu trả lời : “Con cáo có hang, con chim có tổ, Con Người không có
nơi ngả đầu”
* “Con cáo có hang” : Đức Giê-su gọi vua
Hê-rô-đê là “con cáo” (x Lc 13, 31).
* “Con
chim có tổ” : Đế quốc Ro-ma lấy chim phượng hoàng làm biểu tượng cho
sức oai hùng của dân tộc họ, vựơt trên các nước chư hầu.
* “Con Người không có chỗ ngả đầu” :
Hiện lên hình ảnh Đức Giê-su bị đóng đinh trên thập giá,vì ta tin Ngài là Con
Thiên Chúa hằng sống (x Mt 16,16), nên Ngài chết chỉ là “giấc ngủ” (x Mc 5,39),
thế thì Ngài ngủ trên thập giá quả thật
không có chỗ ngả đầu !
Vậy
ai muốn theo Đức Giê-su lên Giê-ru-sa-lem
dâng lễ, thì đừng nhắm lợi nhuận đựơc chia quyền bính. Vì Ngài không như
ông Hê-rô-đê, cũng không như hoàng đế Ro-ma, nhưng ta phải cùng đi với Ngài
trên đường phục vụ theo ý Cha trên trời, để nhờ, với, trong Chúa Giê-su trở
thành Hy-Tế mới, thay thế cho của lễ chiên cừu người Do-thái dâng theo Luật
Mô-sê (x Dt 10,8-10).
3- ĐI DÂNG LỄ LÀ THỂ HIỆN LÒNG KÍNH MẾN CHÚA TRÊN HẾT
MỌI SỰ, LÀ VIỆC HIẾU THẢO CAO NHẤT ĐỐI VỚI NGƯỜI QUA ĐỜI.
Do
đó Đức Giê-su không cho người thứ hai xin về an táng cha vừa qua đời, để ngày
hôm sau mới lên đường theo Ngài lên Giê-ru-sa-lem dâng lễ. Ngài nói : “Hãy
để kẻ chết chôn kẻ chết ; còn anh, hãy cứ đi rao giảng Tin Mừng Nứơc Thiên
Chúa” (Lc 9,60). Mà “ai không có Chúa Giê-su là chết ; ai có Chúa
Giê-su mới sống !” (1Ga 5,12). Thế thì những người không đi dâng Lễ,
không có Đức Giê-su ở cùng, họ là những người đang trong cõi chết, những người
này sẽ an táng cho ngừơi quá cố. Rõ ràng việc chôn cất ngừơi qua đời luôn luôn
có người làm; còn việc rao giảng Nước Chúa không dễ gì có người muốn làm. Vì họ
không ý thức được :
Rao
giảng Lời Chúa là việc hạnh phúc nhất ; không giảng là khổ nhất, như thánh
Phao-lô nói : “Nếu tôi rao giảng Tin Mừng
thì đó không phải là lý để mà vênh vang, vì đó là sự khẩn thiết giáng xuống
trên tôi. Khốn cho tôi nếu tôi không loan báo Tin Mừng ! Vì giả như tôi tự ý
làm việc ấy, ắt tôi có công. Nhưng nếu là ngoài ý tôi, thì đó là trách nhiệm đã
ký thác cho tôi” (1Cr 9,16-17).
*
Không rao giảng
Tin Mừng là chủ ý giết người ta cả xác lẫn hồn và quăng xuống hỏa ngục, như lời thánh Phao-lô nói với
giáo dân khi ông bị bắt sang Roma và biết không có ngày trở về : “Hôm nay trước mặt anh em, tôi cam đoan rằng
tôi hoàn toàn trong sạch về máu mọi người. Vì tôi đã không e ngại mà giấu giếm
đi, để không loan báo cho anh em tất cả ý định của Thiên Chúa!” (x Cv 20,
26-27).
* Rao giảng Nứơc
Thiên Chúa như một hành động cấp cứu ngừơi lâm vào cõi chết (x 2Tm 4,2-4), không lẽ
vì chữ hiếu phải an táng bố, mà khước từ chạy đi cứu một người, ta vừa trông
thấy rớt xuống giếng, hay một người đang bị điện giật !?
* Dù có về lo việc
an táng bố như đi mua hòm, đào huyệt, thuê kèn, đặt vòng hoa… thì tất cả những
việc làm đó đều không có lợi cho người
chết, nên bản chất nó không phải là việc báo hiếu người qua đời. Nhưng nếu lo
đi dâng Lễ, để nghe Lời Chúa và rước lễ, cùng cầu nguyện cho người qua đời. Sau
Thánh Lễ, ta loan báo Tin Mừng vừa đón nhận, đó mới thực là hành động báo hiếu.
Vì như thế chính là việc cứu người từ cõi chết đưa về Thiên Đàng, đời đời sống
trong hạnh phúc. Việc quan trọng như vậy mà nhiều người đã bỏ qua, chỉ nhắm lo
tổ chức an táng thật linh đình!
Giáo
lý Công Đồng Vat.II trong Hiến Chế Hội Thánh số 35 dạy : “Giáo dân có thể và phải có một hoạt động cao quý là truyền bá Tin Mừng
cho thế giới, cả lúc họ bận tâm lo lắng việc trần thế”.
4- KHÔNG CÓ VIỆC NÀO GIÁ TRỊ HƠN VIỆC DÂNG LỄ.
Đức
Giê-su trả lời cho người thứ ba xin về từ giã gia đình, trước khi lên đường đi
theo Ngài : “Kẻ vừa tra tay cầm cày, vừa ngó lui sau, là người bất kham đối
với Nước Thiên Chúa” (Lc 9,62)
.
Nghĩa
là ai đã có ước muốn theo Đức Giê-su thì phải đoạn tuyệt với nếp sống cũ. Chân
lý này được minh hoạ bởi cách đáp trả của ông Ê-ly-sê, khi được ngôn sứ Ê-ly-a
kêu gọi để nối tiếp sứ mệnh truyền giảng :
“Ông Ê-ly-sê dù bận rộn với việc đồng
áng: đang dẫn 12 cặp bò cày bừa, thế mà
khi ông nghe ngôn sứ Ê-ly-a gọi, tức khắc ông bỏ nghề đi theo ông Ê-ly-a, về
giết bò, chiếc cày ông chẻ làm củi, và mời mọi ngừơi đến dự tiệc, rồi ông từ giã mọi người lên đường theo
hầu thầy Ê-ly-a” (1V 19,16-21 : Bài đọc I).
Cách
ông Ê-ly-sê đáp trả tiếng gọi của ngôn sứ Ê-ly-a đã được lặp lại trong ơn gọi
đặc thù làm Tông Đồ như Đức Giê-su gọi ông Phê-rô, ông Gia-cô-bê và ông Gio-an,
các ông phải bỏ ngay nghề đánh cá (x Mt 4,18-22), hay như ông Lê-vi dứt khoát
ngay với việc thu thuế (x Lc 5,27-28) lên đường đi theo Thầy Giêsu đón nhận và
rao truyền Tin Mừng. đó là lý do Đức Giê-su nói : “Cầm cày thì ngó lui đằng sau” (Lc 9,62). Để noi gương thánh Phao-lô
: “Quên phía sau mà lao mình tới trước,
nhắm đích, tôi chạy đến giải thưởng của ơn kêu gọi từ trên cao Thiên Chúa đã
ban bố trong Đức Ki-tô Giê-su” (Pl 3,13b-14). Hoặc ít là sống để tôn vinh
Thiên Chúa trong mọi sinh hoạt hằng ngày, như lời thánh Phao-lô dạy : “Dù
ăn, dù uống, dù làm bất cứ việc gì, hãy làm với ý hướng để tôn vinh Thiên Chúa”
(1Cr 10, 31).
Nhiều
người Công Giáo viện cớ : “Kỳ này bận quá không đi học Lời Chúa và dự Lễ
thường xuyên được, Chúa thông cảm!”
Như thế việc đến với là trả nợ ? Đặt việc thế gian, nhu cầu của thân xác hơn
việc việc Nước Chúa, hơn nhu cầu của linh hồn họ!
Vậy
muốn sống quả cảm để đạt bốn điểm giáo lý trên đây, ta phải mặc lấy Chúa Ki-tô
(x Gl 3,27) hơn xưa Ê-ly-sê
mặc lấy áo choàng của thầy Ê-ly-a (x 1V 19, 19 : Bài đọc I).
Mặc lấy Chúa Ki-tô cụ thể là : lãnh nhận và sống Bí
tích Khai Tâm : Thánh Tẩy, Thêm Sức và Thánh Thể. Ta mới được Chúa Ki-tô ban
LỜI GIẢI PHÓNG ta khỏi nô lệ tội lỗi, nô lệ việc đời, có thế ta mới được tự do
(x Ga 8,32.36). Đồng thời khi rước lễ, ta được chính CON THIÊN CHÚA cho ta sự sống của Thiên Chúa (x Ga 6,57). Và
đó là hai hiệu qủa của hai bàn tiệc Lời Chúa và Mình Chúa trong Hy-Tế của Ngài
dâng. Bởi vì nếu không nhờ Đức Ki-tô, cùng với Đức Ki-tô và trong Đức Ki-tô (x
Rm 11,36), thì cuộc tâm chiến giữa thiện và ác nơi mỗi người không ai có thể
thắng được. Thánh Phao-lô nói : “Tôi xin
nói với anh em là hãy sống theo Thần Khí, và như vậy, anh em sẽ không còn thoả
mãn đam mê của tính xác thịt nữa. Vì tính xác thịt thì ước muốn những điều trái
ngược với Thần Khí, còn Thần Khí lại ước muốn những điều trái ngược với tính
xác thịt, đôi bên kình địch nhau, khiến anh em không làm được điều anh em muốn.
Nếu anh em để cho Thần Khí hướng dẫn, thì anh em không còn lệ thuộc Lề
Luật nữa!” (x Gl 5,16-18 : Bài đọc
II). Giống như hai nước Is-ra-en và Pa-les-tin, ai cũng muốn sống trong hoà
bình, ghét chiến tranh chém giết nhau. Thế nhưng, họ không thể ngừng đánh nhau
được, chỉ vì chính họ đã loại trừ “Đức Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống”
(x Mt 16,16) là Đấng làm cho con người được sống hạnh phúc dồi dào (x Ga
10,10).
Để
sống được bốn điểm giáo lý trên đây, mỗi người phải cầu nguyện xin Chúa cho ta
biết xác tín rằng : “Chúa chính là gia nghiệp của con!” (Tv 16/15,5 : Đáp ca).
THUỘC LÒNG
Tôi coi mọi sự hết
thảy là thua lỗ bất lợi cả, vì cái lợi tuyệt vời là được biết Đức Kitô Giêsu,
Chúa tôi. Vì Ngài tôi đành thua lỗ mọi sự và coi là phân bón cả,để lợi được Đức
Ki-tô (Pl 3,18)
LM GIUSE ĐINH QUANG THỊNH