BÀI ĐỌC 1 VÀ 2 (NẾU CÓ)
BÀI ĐỌC I :
Cv 15,1-2.22-29
Hồi
ấy, 1 có những người từ miền Giu-đê đến dạy anh em rằng: "Nếu
anh em không chịu phép cắt bì theo tục lệ Mô-sê, thì anh em không thể được cứu
độ." 2 Ông Phao-lô và ông Ba-na-ba chống đối và tranh luận khá
gay go với họ. Người ta bèn quyết định cử ông Phao-lô, ông Ba-na-ba và một vài
người khác lên Giê-ru-sa-lem gặp các Tông Đồ và các kỳ mục, để bàn về vấn đề
đang tranh luận này.
22
Bấy giờ các Tông Đồ và các kỳ mục, cùng với toàn thể Hội Thánh, quyết định chọn
mấy người trong các ông, để phái đi An-ti-ô-khi-a với ông Phao-lô và ông
Ba-na-ba. Đó là ông Giu-đa, biệt danh là Ba-sa-ba, và ông Xi-la, những người có
uy tín trong Hội Thánh.23 Các ông trao cho phái đoàn bức thư sau:
24 Chúng
tôi nghe biết có một số người trong chúng tôi, không được chúng tôi uỷ nhiệm,
mà lại đi nói những điều gây xáo trộn nơi anh em, làm anh em hoang mang. 25
Vì thế, chúng tôi đã đồng tâm nhất trí quyết định chọn một số đại biểu, và phái
họ đến với anh em, cùng với những người anh em thân mến của chúng tôi là ông
Ba-na-ba và ông Phao-lô,26 những người đã cống hiến cuộc đời vì danh
Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta.27 Vậy chúng tôi cử ông Giu-đa và
ông Xi-la đến trình bày trực tiếp những điều viết sau đây: 28 Thánh
Thần và chúng tôi đã quyết định không đặt lên vai anh em một gánh nặng nào khác
ngoài những điều cần thiết này: 29 là kiêng ăn đồ đã cúng cho ngẫu
tượng, kiêng ăn tiết, ăn thịt loài vật không cắt tiết, và tránh gian dâm. Anh
em cẩn thận tránh những điều đó là tốt rồi. Chúc anh em an mạnh."
ĐÁP CA : Tv 66
Đ. 4 Ước gì chư dân cảm tạ Ngài, lạy Thiên Chúa,
chư dân phải đồng thanh cảm tạ Ngài!
2 Nguyện
Chúa Trời dủ thương và chúc phúc,xin toả ánh tôn nhan rạng ngời trên chúng con,3
cho cả hoàn cầu biết đường lối Chúa, và muôn nước biết ơn cứu độ của Ngài.
5 Ước gì
muôn nước reo hò mừng rỡ,vì Chúa cai trị cả hoàn cầu theo lẽ công minh, Người
cai trị muôn nước theo đường chính trực và lãnh đạo muôn dân trên mặt đất này.
6 Ước gì
chư dân cảm tạ Ngài, lạy Thiên Chúa, chư dân phải đồng thanh cảm tạ Ngài.8
Nguyện Chúa Trời ban phúc lộc cho ta! Ước chi toàn cõi đất kính sợ Người!
BÀI ĐỌC II
: Kh 21,10-14.22-23
10
Tôi là Gio-an, đang khi tôi xuất thần, thì người đem tôi lên một ngọn núi cao
hùng vĩ, và chỉ cho tôi thấy Thành Thánh, là Giê-ru-sa-lem, từ trời, từ nơi
Thiên Chúa mà xuống,11 chói lọi vinh quang Thiên Chúa. Thành rực
sáng tựa đá quý tuyệt vời, như ngọc thạch trong suốt tựa pha lê.12 Thành
có tường rộng và cao, với mười hai cửa do mười hai thiên thần canh giữ, và trên
các cửa có ghi tên mười hai chi tộc con cái Ít-ra-en.13 Phía đông có
ba cửa, phía bắc ba cửa, phía nam ba cửa và phía tây ba cửa. 14
Tường thành xây trên mười hai nền móng, trên đó có tên mười hai Tông Đồ của Con
Chiên.
22
Trong thành, tôi không thấy có Đền Thờ, vì Đức Chúa, Thiên Chúa Toàn Năng, và
Con Chiên là Đền Thờ của thành.23 Thành chẳng cần mặt trời mặt trăng
chiếu sáng, vì đã có vinh quang Thiên Chúa toả rạng, và Con Chiên là ngọn đèn
chiếu soi.
BÀI GIẢNG
BÌNH AN CỦA
ĐẤNG PHỤC SINH !
Bình
an Chúa ban là một trật tự đặt dưới quyền bính tối cao, đầy nhân ái.
Thực
vậy, khi ông Ađam và bà Evà không muốn đặt mình dưới quyền Thiên Chúa toàn năng
và nhân ái, thì đời sống của họ mất bình an : “Gai góc mọc lên, họ sợ hãi mỗi khi nghe tiếng Chúa, nên trốn chạy
!” (x St 3,10.18)
Đức
tin Công Giáo dạy rằng trên đời này không ai mạnh và nhân ái bằng Chúa Giê-su
Phục Sinh, vì cả quyền bính đạo (Do thái giáo) và đời (đế quốc Roma) hợp với
quyền lực ma qủy muốn chôn vùi Ngài xuống lòng đất (x Lc 4,13). Nhưng Ngài đã
sống lại để trở thành nguyên nhân cứu độ duy nhất cho tất cả những ai
nhờ danh của Ngài (x Cv 4,12). Mà chỉ có Ngài mới đem bình an đích thực cho ai
muốn ở dưới bàn tay che chở của Ngài, một bình an khác hẳn với mọi thứ bình an
của thế gian.
Ta
hãy so sánh bình an của thế gian ban với bình an của Chúa Giêsu Phục Sinh ban.
1- Khi thủ lãnh loài người ở cùng ta
1* Khi Chúa
ở cùng ta.
2- Dựa trên sức mạnh chính trị, vũ khí, kinh tế.
2* Dựa trên
sự toàn năng của Thiên Chúa và lòng nhân ái của Ngài.
3- Diệt đối kháng.
3* Biến dữ
ra lành.
4- Gía trị nhất thời ở đời này.
4* Gía trị
vượt thời gian, tồn tại đời đời.
5- Chỉ nhằm cho thân xác ta được bình an.
5* Luôn
luôn cho tâm hồn ta được bình an
Như
thế lý do bình an đích thực Chúa ban cho ta trước nhất phải là Chúa ở cùng ta. Thành
ngữ “Chúa ở cùng ta” chỉ có trong Tin Mừng Nhất Lãm (x Mt 28,20 ; Lc 1,28 ; Mc
16,20). Trong Tin Mừng Gioan không có thành ngữ này. Nhưng ông Gioan ghi lại
Lời Đức Giêsu : “Ai yêu mến Thầy thì giữ
Lời Thầy, Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với
người ấy” (Ga 14,23 : Tin Mừng). Lời này Đức Giêsu muốn nhấn mạnh : ai yêu
mến Chúa thật để được Chúa ở cùng, người ấy phải nghe và thực hành Lời Chúa.
Nhất là thực hành hai di chúc Đức Giêsu để lại :
- Khi rửa chân cho các
môn đệ, Ngài nói : “Anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy yêu thương anh em” (Ga
13,34).
- Lúc lập Bí tích Thánh
Thể, Đức Giê-su tha thiết nói : “Này là mình Thầy, anh em hãy làm việc này mà
nhớ đến Thầy” (1Cr 11,24). Đây là “lễ Vượt Qua của Thầy, mà Thầy hằng
ước ao ăn với anh em” (x Lc 22,15).
1/ THỰC HÀNH DI CHÚC THỨ NHẤT : Yêu mến đồng loại như Chúa yêu ta
(x Ga 13,34). Cụ thể là loan báo Tin Mừng cho hết mọi loại người, không phân
biệt Do Thái hay dân ngoại, ai tin Chúa Giêsu là Đấng Cứu Độ duy nhất, thì ban
Thánh Tẩy cho họ, lúc đó ta phải coi mọi người là anh em con một Cha trên trời.
thời Giáo Hội sơ khai, có lần mất bình an, trong cộng đoàn cãi lộn nhau chỉ vì
còn phân biệt Do Thái và dân ngoại. Kể cả các môn đệ Đức Giêsu, lúc đầu cũng
chỉ rao giảng Tin Mừng cho dân Do Thái và ban Thánh Tẩy cho giới cắt bì. Nhưng
giới này có nhiều người khước từ, ông Phaolô là người đầu tiên rao giảng cho
dân ngoại, ông thấy dân ngoại đón nghe Lời Chúa cách quảng đại hơn dân Do Thái,
ông đã ban Thánh Tẩy cho họ, dù họ chưa cắt bì. Sự việc này càng gây bất hòa
trong cộng đoàn. Nhưng nhờ ơn Chúa soi sáng cho ông Phê-rô qua thị kiến ông
thấy lúc đang cầu nguyện : một chiếc khăn túm bốn góc từ trời xà xuống trước
mặt ông, trong đó có nhiều con vật dơ, Chúa bảo ông cứ giết mà ăn (x Cv 11).
Lúc đó ông hiểu rằng Chúa muốn ông cứ rao giảng Lời Chúa cho dân ngoại, và nếu
họ tin vào Chúa thì không cần phải cắt bì mà ban Thánh Tẩy cho họ ngay. Việc
này các Tông Đồ đã ra quyết định trong Công Đồng chung ở Giêrusalem, và đưa thư
đọc cho những người Do Thái ở Antiokia nghe : “Thánh Thần và chúng tôi đã quyết
định không đặt lên vai anh em một gánh nặng nào khác, ngoài những điều cần
thiết này là kiêng ăn đồ đã cúng cho ngẫu tượng, kiêng ăn máu, không được gian
dâm” (Cv 15,1-2.12-29 : Bài đọc I).
Vậy các Tông Đồ không tự ý bỏ Luật cắt bì, mà do
Thánh Thần hướng dẫn các ngài. Còn việc kiêng đồ cúng, không ăn máu
huyết, lúc ấy còn giữ, vì nó không ngăn cản việc ban Thánh Tẩy, và có ban Bí
tích Thánh Tẩy cho dân ngoại, mới xứng
lời cầu của ta : “Ước gì chư dân cảm tạ
Ngài, lạy Thiên Chúa, chư dân phải đồng thanh cảm tạ Ngài” (Tv 67/66,4 :
Đáp ca). Và như thế là Hội Thánh đã ban bình an của Chúa Phục Sinh cho hết mọi
loại người trên thế giới. Nhất là cộng đoàn dân Chúa thời Giáo Hội sơ khai được
hiệp nhất trong một đức tin này, sống bình an không còn bất hòa như trước.
2/ ĐỂ THỰC HÀNH DI CHÚC THỨ HAI : : “Này
là mình Thầy, anh em hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy” (1Cr 11,24). Đây
là “lễ Vượt Qua của Thầy, mà Thầy hằng
ước ao ăn với anh em” (x Lc 22,15).
Có năm chứng từ dựa vào mạc khải dạy chúng ta cách thực hành Di Chúc
thứ hai này
a- Xưa
Adam, Eva mất bình an vì ăn quả
cấm (x St 3,3.6). Nay ta muốn được bình an, ta phải đến dự tiệc Thánh Thể
để ăn “Quả lòng Bà” (x Lc 1,42- Bản
dịch NTT), chính là ăn Chúa Giê-su Phục Sinh, Con Mẹ Maria.
b- Chúa Giê-su Phục Sinh không ban bình an
cho những người gặp Ngài ở cửa mộ như bà Maria Madalena (x Ga 20,11-18),
như hai môn đệ về làng Emmau (x Lc
24,13-24), như các Tông Đồ đi đánh cá về (x Ga 21, 1-19). Mà Ngài chỉ ban bình
an cho cộng đoàn những người Ngài tuyển chọn đang hội họp nhau trong đêm Chúa
nhật (x Ga 20,19.21.26), đó là cộng đoàn tiên khởi đang dâng Lễ.
c- Chỉ khi ta đến dự Lễ, ta mới được cả Ba Ngôi
Thiên Chúa ở cùng, dù ta thấy Linh mục dâng Lễ, nhưng ta phải tin là
Chúa Giê-su dâng Lễ (x 1Cr 11,24-25). Trong Thánh Lễ, Linh mục nói chính là
Chúa Giê-su nói (x Dt 1,1-2), Linh mục làm chính là Chúa Giê-su làm như Chúa
Cha, vì Ngài đã nói :
* “Con
không làm điều gì tự mình, nhưng mọi sự đều đã thấy Cha làm, điều gì Cha làm
Con làm như thế” (Ga 5,19).
* “Cha Thầy
dạy Thầy sao, Thầy nói như vậy (Ga 12,50).
* “Cha Thầy
truyền dạy Thầy thế nào, Thầy làm đúng như Lời Cha dạy” (Ga 14,31).
* “Mọi sự
của Con đều là của Cha, và của Cha cũng là của Con” (Ga 17,10).
* “Chúa
Thánh Thần làm Thầy vinh hiển, vì Ngài lấy của Thầy mà ban cho anh em” (Ga 16,14).
* “Chúa
Thánh Thần là Đấng Chúa Cha sai đến nhân danh Thầy, chính Ngài sẽ dạy anh em
mọi sự và sẽ nhắc nhở cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em” (Ga 14,26).
* “Ai thấy
Thầy là thấy Chúa Cha” (Ga 14,9).
* “Thầy và
Cha Thầy là một” (Ga 10,30).
Vậy khi ta được Ba Ngôi Thiên Chúa ở cùng, Ngài trao
cho ta một sứ mệnh vượt khả năng, và Ngài giúp ta thành công hơn lòng mong ước.
Cụ thể như ông Môsê là kẻ đang trốn tránh quyền lực đế quốc Ai Cập, thế mà Chúa
bảo ông về nói với vua Ai Cập để ông dẫn dân Do Thái thoát nô lệ Ai Cập về đất
Chúa hứa, và ông đã dẫn dân ra đi bình an, chỉ vì Chúa đã nói với ông : “Ta ở cùng ngươi” (Xh 3,12t) ; cũng như
Đức Maria chỉ là cô gái nhà quê Nazareth không sống đời vợ chồng, vậy mà Đức
Maria được sinh Con Thiên Chúa vào đời để cứu nhân loại, chỉ vì thiên thần nói
với Đức Ma-ri-a : “Chúa ở cùng Bà” (x
Lc 1,28). Và vì Chúa luôn ở cùng Mẹ, nên Mẹ vẫn bình an đứng nhìn Con chết treo trên thập giá, nhờ Mẹ đã đặt tin tưởng nơi
Chúa (x Ga 19,25t).
d- Sau Tử Nạn, Chúa Giêsu về Trời cùng Chúa Cha,
mọi gối đều phải quỳ bái lạy và mọi miệng lưỡi phải tuyên xưng Đức Giêsu Kitô
là Chúa và làm vinh hiển Thiên Chúa Cha (x Pl 2,9-11).
Do đó, khi ta dự Lễ lúc Linh mục đọc lời truyền phép
Mình và Máu Chúa Kitô, mọi người phải quỳ xuống bái lạy và tuyên xưng Chúa Giêsu
đã chết và sống lại, Ngài là Thiên Chúa, mọi người sau khi dự Lễ về phải loan
truyền Tin Mừng Đức Kitô Giêsu đã chết và sống lại cho đến ngày cánh chung Ngài
trở lại. Như thế ta tin rằng, Chúa Giêsu
trên Trời đang hiện diện trên bàn thờ, nơi đây ta được lãnh nhận bình an
của Ngài, qua ba lần chủ tế chúc bình an cho cộng đoàn trong mỗi Thánh Lễ.
e- Chúa Giêsu Phục Sinh không đến với toàn dân,
mà
* Ngài chỉ đến với những người đã từng ăn từng
uống với Ngài sau khi Ngài từ cõi chết sống lại (x Cv 10,41). Đây là những người làm cho Chúa Giêsu được thỏa
mãn, vì Ngài khao khát ăn lễ Vượt Qua của Ngài (Thánh Lễ) với những người Ngài
tuyển chọn (x Lc 22,15).
* Ngài cũng chỉ đến với những người đã từng
theo Ngài từ Galilê lên Giêrusalem (x
Cv 13,31). Đó là những người đi chung đường truyền giáo với Ngài, khởi
đi từ Galilê tiến về Giêrusalem (bị giết), đây là hiến tế mới thay cho hiến tế
chiên cừu của Do Thái giáo. Mà ai đi chung đường truyền giáo với Chúa Giêsu,
chính là đi loan báo Tin Mừng, thì luôn luôn phát sinh sự bình an cho người đón
nhận, bằng không sự bình an trở lại với người rao giảng (x Mt 10,13)
Vậy lúc Linh mục dâng Lễ là ta tin cả Ba Ngôi Thiên
Chúa dạy và làm (x Dt 1,2), đó là lúc Chúa tỏ cho ta biết trọn vẹn về Ngài,
Ngài là Đấng sung mãn mọi điều thiện hảo, nên Ngài ban cho chúng ta hết ơn này
đến ơn khác (x Ga 1,16).
Vì thế ông Philipphê nói : “Xin Thầy tỏ cho chúng con được thấy Chúa Cha, như thế là chúng con được
mãn nguyện” (Ga 14,8).
Vậy qua Bí tích Thánh Thể, ta được kết hợp với Chúa
Giêsu Phục Sinh, việc làm của ta mới là việc của Thiên Chúa có giá trị vĩnh
cửu, không ai có thể phá hủy, kẻ nào phá sẽ chuốc họa vào thân (x Cv 5,39). Nếu
ta không kết hợp với Chúa Giêsu để làm việc, thì việc đó chỉ là việc loài
người, trước sau sẽ ra tro bụi, không có giá trị cứu độ (x Cv 5,38).
Phải xác tín rằng ta được Chúa Ba Ngôi ở cùng khi dự
Lễ, ta trở thành người cao cả hơn ông Gioan Tẩy Giả, dù ông là người cao cả
nhất trong những người do người nữ sinh ra (x Mt 11,11). Bởi vì ta đã được nên
một trong Chúa Giêsu đang vinh hiển ngự bên hữu Cha trên trời. Đức Giêsu cho ta
biết rằng khi Ngài chưa về cùng Chúa Cha, Ngài còn trên dương thế, Ngài tự hạ
mình như một phàm nhân (x Pl 2, 6-9), thì Ngài không cao trọng bằng Chúa Cha (x
Ga 14,28 : Tin Mừng). Nhưng khi Chúa Giêsu Phục Sinh về với Cha trên Trời, thì
Ngài vừa là “Đền Thờ của Thánh Thánh
Giêrusalem trên Trời, vừa là đèn soi chiếu trên Thành Thánh, chói lọi vinh
quang Thiên Chúa, Thành này có tường rộng và cao, với 12 cửa do 12 Thiên thần
canh giữ, và trên các cửa có ghi tên 12 chi tộc con cái Israel. Phía đông có ba
cửa, phía bắc có ba cửa, phía nam có ba cửa, và phía tây có ba cửa. Tường thành
xây trên 12 nền móng, trên đó có tên 12 Tông Đồ của Con Chiên” (Kh 21,
10-14.22-23 : Bài đọc II).
Nói tắt : Chúa Giêsu Phục Sinh là Đấng
Cứu Độ duy nhất của Thân mình Ngài là Hội Thánh.
Truyện kể :
Thượng tọa Thích Nhất Hạnh – một vị
sư có tài giảng thuyết rất nổi tiếng ở hải ngoại. Trong một lần thuyết pháp ông
đã kể câu chuyện sau :
Ngày nọ, đức Phật bận việc trong
nhà, sai đệ tử là Annada gác cổng, để đề phòng quỷ sứ đến quấy rầy. Thình lình
ác thần Mara xuất hiện, muốn gặp đức Phật, đệ tử Annada mắng :
- Đồ khốn kiếp, đức Phật đã đập cho ngươi những đòn chí tử ở gốc cây bồ đề
mà ngươi vẫn chưa tởn sao, lại không biết xấu hổ còn đến đây làm gì, cút đi!
Đức Phật thù ghét ngươi lắm !
Thần dữ Mara cười sặc sụa và nói :
- Té ra sư phụ ngươi vẫn còn nuôi lòng thù ghét à ?!
Annada biết mình nói lỡ miệng, vì có bao giờ đức Phật nói
thù ghét ai đâu, nên Annada đuối lý, vội vào tâu với đức Phật :
- Thưa Thầy, tên khốn kiếp Mara muốn được gặp Thầy.
Annada thầm nghĩ thế nào Thầy mình cũng từ chối khéo : Ta
đang bận việc không tiếp ai được. Nhưng thật ngạc nhiên, Ngài lại tỏ ra hớn hở
như gặp một vị thượng khách. Ngài mau mắn đón Mara vào với đầy vẻ cung kính và
hỏi :
- Sao bạn, kỳ này làm ăn có khá không?
Nhưng Mara không thèm trả lời. Đức Phật bảo Annada pha
trà mời khách, Annada tỏ vẻ không vui, nhưng vì vâng lời Thầy, anh không dám
cãi lại.
Khi mang trà ra mời khách, Manada nghe Mara than với đức
Phật :
- Làm ăn khá thế nào được! Lúc nào tôi cũng muốn phát
điên lên : nói thì phải nói dối, làm thì phải làm ác cho kẻ khác, lại còn nghe
đầy tớ tôi cứ hay bàn chuyện nhân ái, tha thứ, yêu thương…! Tôi chỉ muốn được
thoát ra khỏi kiếp này, để thành Phật
như ông!
Nghe Mara nói thế, đức Phật tỏ ra rất cảm thông, Ngài nói
:
- Bạn tưởng tôi là Phật sướng lắm sao? Các đồ đệ của tôi
lợi dụng tôi xây chùa, tạc hình tôi cho chúng sinh đến cúng bái, khuyến khích
chúng sinh dâng nhiều lễ vật : nào gà, nào xôi…, ôi thì đủ thứ… nhưng nào tôi
có ăn đâu. Chúng đem về nhà chúng hết! Rõ ràng chúng lợi dụng tôi để làm giàu!
Còn tôi phải ngửi khói nhang cứ bay thọc vào mặt, vào mũi, nên da tôi giống da
bò thui, mũi tôi như hai ống khói, miệng tôi thì khói bám thâm đen!!
Nghe tôi nói thế, bạn còn muốn làm Phật nữa không?!
Rõ ràng quỷ đã mất bình an, mà cả đến đức Phật cũng than
thở không được an lòng.
Nhưng chỉ duy những ai đến với Chúa
Giêsu, mới được Ngài thực hiện lời đã hứa : “Thầy để lại bình an cho anh em, bình an của Thầy ban không như thế gian
ban, lòng anh em đừng xao xuyến !” (Ga 14,27).
THUỘC LÒNG.
Thầy để lại bình
an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban
cho anh em không theo kiểu thế gian.
(Ga 14,27)