Kinh Thánh
Thời kỳ
Sách
Chương
 
      Lm. Trịnh Ngọc Danh
Bài giảng
Thứ Bảy sau CN 6 Thường Niên-năm Lẻ
Âm thanh
Video
[ Bấm play 2 lần liên tiếp để xem video. Vui lòng chờ chút nếu kết nối mạng chậm ]
BÀI ĐỌC 1 VÀ 2 (NẾU CÓ)
   A. Hướng dẫn tải phần mềm để DOWNLOAD BÀI GIÀNG
 
 1/ Click vào địa chỉ  http://flashget.en.softonic.com/
 2/ Click vào Download bên dưới dòng chữ FlashGet 3.3.0.1092
 3/ Browse để chọn nơi down về (destop cho tiện)

    B. Hướng dẫn DOWNLOAD BÀI GIÀNG AUDIO
 
1/ Click phải vào khung Download  AUDIO 
2/ Click chọn Flashget 3      
3/ Browse để chọn nơi down về (File DOWNLOAD trong My Document)
     
4/ Khi nào được báo tải xong, click mở để nghe.


    C. Hướng dẫn DOWNLOAD BÀI GIÀNG VIDEO

        2/ Click vào START REALPLAYER DOWNLOAD(theo trình tự được hướng dẫn)

        3/ Khi nào được báo tải xong phần mềm, click
Download This Video ở góc trên bên phải khung video  để tải bài giảng về


BÀI ĐỌC: Dt 11, 1-7
1 Thưa anh em, Đức Tin là bảo đảm cho những điều ta hy vọng, là bằng chứng cho những điều ta không thấy.2 Nhờ đức tin ấy, các tiền nhân đã được Thiên Chúa chứng giám.
3 Nhờ đức tin, chúng ta hiểu rằng vũ trụ đã được hình thành bởi lời của Thiên Chúa; vì thế, những cái hữu hình là do những cái vô hình mà có.4 Nhờ đức tin, ông A-ben đã dâng lên Thiên Chúa một hy lễ cao quý hơn hy lễ của ông Ca-in: nhờ tin như vậy, ông A-ben đã được chứng nhận là người công chính, bởi vì Thiên Chúa đã chấp nhận những lễ phẩm ông dâng. Và cũng nhờ tin như thế, mà tuy đã chết rồi, ông vẫn còn lên tiếng.
5 Nhờ Đức Tin, ông Kha-nốc được đem đi nơi khác để khỏi chết, và người ta không tìm thấy ông nữa, bởi vì Thiên Chúa đã đem ông đi. Quả thật, Kinh Thánh chứng nhận rằng: trước khi được đem đi, ông đã làm đẹp lòng Thiên Chúa.6 Mà không có đức tin, thì không thể làm đẹp lòng Thiên Chúa, vì ai đến gần Thiên Chúa, thì phải tin là có Thiên Chúa và tin Người là Đấng ban phần thưởng cho những ai tìm kiếm Người.
7 Nhờ Đức Tin, ông Nô-ê được Thiên Chúa báo cho biết những gì người ta chưa thấy; vì có lòng kính sợ Thiên Chúa, ông đã đóng một chiếc tàu để cứu gia đình ông. Tin như thế là ông đã lên án thế gian, và được phần gia nghiệp là sự công chính nhờ Đức Tin.
ĐÁP CA: Tv 144
Đ.        Lạy Chúa, con chúc tụng Thánh Danh muôn thuở muôn đời. (x c 1b)
2 Ngày lại ngày, con xin chúc tụng Chúa và ca ngợi Thánh Danh muôn thuở muôn đời. 3 CHÚA thật cao cả, xứng muôn lời ca tụng. Người cao cả khôn dò khôn thấu.
4 Đời nọ tới đời kia, thiên hạ đề cao sự nghiệp Chúa và truyền tụng những chiến công của Ngài,
5 tuyên bố Ngài oai phong vinh hiển, kể lại rằng: Ngài thực hiện những kỳ công,
10 Lạy CHÚA, muôn loài Chúa dựng nên phải dâng lời tán tạ, kẻ hiếu trung phải chúc tụng Ngài, 11 nói lên rằng: triều đại Ngài vinh hiển, xưng tụng Ngài là Đấng quyền năng
 
BÀI TIN MỪNG
TUNG HÔ TIN MỪNG: x Mc 9,7
Hall-Hall: Các tầng trời mở ra, và có tiếng Chúa Cha phán dạy: “Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe Lời Người.” Hall.
TIN MỪNG: Mc 9, 2-13
2 Sáu ngày sau, Đức Giê-su đem các ông Phê-rô, Gia-cô-bê và Gio-an đi theo mình. Người đưa các ông đi riêng ra một chỗ, chỉ mình các ông thôi, tới một ngọn núi cao. Rồi Người biến đổi hình dạng trước mắt các ông.3 Y phục Người trở nên rực rỡ, trắng tinh, không có thợ nào ở trần gian giặt trắng được như vậy.4 Và ba môn đệ thấy ông Ê-li-a cùng ông Mô-sê hiện ra đàm đạo với Đức Giê-su.5 Bấy giờ, ông Phê-rô thưa với Đức Giê-su rằng: "Thưa Thầy, chúng con ở đây, thật là hay! Chúng con xin dựng ba cái lều, một cho Thầy, một cho ông Mô-sê, và một cho ông Ê-li-a."6 Thực ra, ông không biết phải nói gì, vì các ông kinh hoàng.7 Bỗng có một đám mây bao phủ các ông. Và từ đám mây, có tiếng phán rằng: "Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Người."8 Các ông chợt nhìn quanh, thì không thấy ai nữa, chỉ còn Đức Giê-su với các ông mà thôi.
 9 Ở trên núi xuống, Đức Giê-su truyền cho các ông không được kể lại cho ai nghe những điều vừa thấy, trước khi Con Người từ cõi chết sống lại.10 Các ông tuân lệnh đó, nhưng vẫn bàn hỏi nhau xem câu "từ cõi chết sống lại" nghĩa là gì.11 Các ông hỏi Đức Giê-su: "Tại sao các kinh sư lại nói ông Ê-li-a phải đến trước? "12 Người đáp: "Đúng thế, ông Ê-li-a đến trước để chỉnh đốn mọi sự. Vậy sao có lời chép rằng Con Người phải chịu nhiều đau khổ và bị khinh chê?13 Nhưng Thầy nói cho anh em biết: ông Ê-li-a đã đến, và họ đã xử với ông theo ý họ muốn, như Sách Thánh đã chép về ông."
 
BÀI GIẢNG
A. PHẦN TÌM HIỂU
 
Bằng chứng :
a-     Phép rửa với Hiển Dung:
Lời của Chúa Cha giới thiệu Đức Giê-su cho nhân loại: “Đây là Con chí ái Ta”, chỉ xuất hiện hai lần trong cuộc đời của Ngài: Khi Ngài chịu phép rửa ở sông Gio-đan (x Mc 1,11a) và lúc Ngài Hiển Dung ở núi cao  (Mc 9,7a: Tin Mừng).
b- Cám dỗ với Hiển Dung:
Đức Giê-su bị cám dỗ liên lỉ, điển hình :
§     Đầu cuộc đời công khai của Đức Giê-su quỷ cố ám dỗ Ngài, nhưng đều thất bại, Ngài sống giữa dã thú và các thiên thần đến hầu  hạ Ngài  (x Mc 1,13).
§     Tại núi Hiển Dung, môn đệ cám dỗ Đức Giê-su: “May quá có chúng con ở đây, để chúng con dựng ba lều, một cho Thầy, một cho Mô-sê, và một cho Ê-ly-a” (x Mc 9,5: Tin Mừng)
§     Vào cuối đời Đức Giê-su, mọi người cám dỗ Ngài: “Mày định triệt hạ Đền Thờ và sẽ xây dựng lại trong ba ngày. Hãy cứu lấy mình đi là xuống khỏi thập giá đi nào. Nó đã cứu những ai khác, chứ vô phương cứu lấy mình. Hãy xuống khỏi thập giá để chúng ta thấy mà tin” (x Mc 15,29-32).
c- Tử Nạn và Phục Sinh với Hiển Dung.
Ta  thấy các chi tiết ở núi Hiển Dung đều xảy ra vào giờ Tử Nạn và Phục Sinh của Đức Giê-su:
·     Ông Marco ghi “sáu ngày sau” Đức Giê-su Hiển Dung (x Mc 9,2a) là báo trước Ngài bị giết vào ngày thứ sáu, rồi ngày thứ I trong tuần, tức là ngày thứ tám Ngài sống lại (x Mc 16,2).
·     Tại núi Hiển Dung, cũng như núi Cây Dầu, Đức Giê-su bị bắt đều có ba ông Phê-rô, Gio-an và Gia-cô-bê ở với Đức Giê-su (x Mc 9,2= Mc 14,33).
·     Nơi núi Hiển Dung và núi Sọ (vào lúc 3 giờ Thứ Sáu Tuần Thánh) đều có mây bao phủ ngọn núi (x Mc 9,7 = Mc 15,33).
·     Nơi núi Hiển Dung có hai ông Mô-sê và Ê-ly-a hiện ra đàm đạo với Đức Giê-su (x Mc 9,4: Tin Mừng) ; thì vào lúc Đức Giê-su Phục Sinh có hai thiên thần từ trời đến báo cho các bà ra mộ: Đức Giê-su không còn ở đây (x Ga 20,12) ; và chính lúc Đức Giê-su lên Trời, cũng có hai thiên thần nói với các môn đệ đang đứng nhìn Thầy về Trời: các ông hãy trở về, Ngài sẽ đến cùng một thể thức như các ông vừa thấy (x Cv 1,10).
B. GIÁO HUẤN
HIỂN DUNG: CHÚA MUỐN MỌI NGƯỜI THĂNG TIẾN
Biến cố Hiển Dung, chắc chắn Chúa Giê-su  muốn ta mỗi ngày được thăng tiến trong ba lãnh vực:
-          Thân xác khỏe mạnh.
-          Trí tuệ thông minh, tài ba.
-          Tâm hồn đạo đức thánh thiện.
Thánh Tô-ma Tiến sĩ nói: “Mỗi vấn đề phải được giải quyết trong lãnh vực của nó”.
1/ Muốn có thân xác khỏe mạnh, ta phải ăn uống điều độ và đủ chất dinh dưỡng ; thêm vào mỗi ngày ta phải tập thể thao thể dục.
2/ Muốn có trí tuệ thông minh, tài ba, ta chăm chỉ học hành và cần cù làm việc.
3/ Muốn có tâm hồn đạo đức thánh thiện, ta phải có tâm nghe Lời Chúa qua Phụng Vụ của Hội Thánh. Nhưng
-          Nghe Lời Chúa ở đâu ?
-          Nghe Lời Chúa, tâm tư ta phải thế nào ?
-          Kết quả Lời Chúa đem lại cho ta điều gì ?
a- Nghe Lời Chúa ở đâu ?
Phải khẳng định rằng ta chỉ được trực tiếp nghe Lời Con yêu dấu của Chúa  khi Hội Thánh giảng dạy trong Phụng Vụ (x Dt 1,1-2). Chân lý này đã được mạc khải trong trình thuật Đức Giê-su Hiển Dung, Chúa Cha đã giới thiệu Con của Người, và buộc loài người phải nghe Lời Con của Người: “Đây là Con Ta yêu dấu, các ngươi hãy nghe Lời Ngài” (Mc 9,7: Tung Hô Tin Mừng). Thế mà  sau đó, Đức Giê-su lại ra lệnh cho các môn đệ: “Chúng con phải im lặng cho đến khi Con Người từ cõi chết sống lại” (Mc 9,9). Như chúng ta biết từ lúc Đức Giê-su bị xử án, Ngài đã chấm dứt giảng dạy, ai muốn nghe giáo lý của Đức Giê-su, Ngài bảo: “Cứ vào Nhà Thờ hỏi người nghe tôi giảng dạy, vì hằng ngày tôi giảng cách công khai ở đó” (x Ga 18, 19-21), thì ta phải hiểu đó chính là lúc Hội Thánh cử hành Phụng Vụ, đây là quyền giáo huấn Chúa đã trao riêng cho Hội Thánh, và các môn đệ chính thức nhận lệnh Chúa Giê-su Phục Sinh sai họ đi rao giảng Tin Mừng ! (x Mc 16,15t). Vậy lệnh Đức Giê-su cấm các môn đệ  không được nói cho ai những gì họ đã được mắt thấy tai nghe ở trên núi Hiển Dung, cho đến khi Đức Giê-su từ cõi chết sống lại, TRỞ THÀNH LỜI GIẢI THÍCH lệnh: “Chúa Cha truyền phải nghe Lời Con của Người”, chính là CHÚA CHA BUỘC MỌI NGƯỜI PHẢI NGHE LỜI HỘI THÁNH, nhất là đến dự tiệc Thánh Thể để được Chúa ở cùng.
Thánh Phao-lô xác định cho chúng ta: khi ta được nghe Lời Chúa trong Phụng Vụ, chính là Chúa Giê-su trực tiếp nói với chúng ta qua giáo sĩ là dụng cụ Chúa dùng (x Dt 1,1-2).
b- Nghe Lời Chúa, tâm tư ta phải thế nào ?
Qua biến cố Hiển Dung, Chúa Cha chỉ buộc loài người nghe Lời Con chí ái của Ngài, sau khi Con của Ngài đã nghe Lời Cha phục vụ loài người đến mất mạng ! Nên ta không phải chỉ là nghe Lời Chúa bằng lỗ tai, mà nghe bằng con tim thể hiện bằng hành động như Đức Giê-su. Có thế, trong ngày cánh chung, ta mới được giống Đức Giê-su trong cuộc Quang Lâm của Ngài (x 1Ga 3,2).
c- Kết quả Lời Chúa đem lại cho ta điều gì ?
Vinh quang của Chúa Giê-su Phục Sinh đã bày tỏ cho ba chứng nhân là các ông Phê-rô, Gia-cô-bê và Gioan. Sau khi Đức Giê-su từ cõi chết sống lại, ông Phê-rô mới tiết lộ: “Tôi đã được thấy tận mắt vẻ huy hoàng lẫm liệt của Người, Người được Cha ban vinh quang danh dự, như Lời Chúa Cha xác nhận: “Đây là Con yêu dấu của Ta, kẻ Ta đã sủng mộ” (2 Pr 1, 16-17), và “Người được Chúa Cha trao cho quyền thống trị vĩnh cửu, muôn người thuộc mọi chi tộc, quốc gia và ngôn ngữ đều phải phụng sự Ngài” (Dn 7, 9-10.13-14), vì “Người là Vua hiển trị, Đấng cao cả trên khắp địa cầu” (Tv 97/96,1a.9a). Nhưng Đức Giê-su chỉ chăm sóc đoàn chiên của Ngài là những kẻ biết nghe Lời Ngài (x Ga 10,27-30), nên thánh Phê-rô nói tiếp: “Chúng tôi lại càng thêm tin tưởng vào Lời Kinh Thánh. Anh em chú tâm vào đó là phải, vì Lời ấy như chiếc đèn tỏ rạng giữa chốn tối tăm, cho đến khi ngày bừng sáng và sao mai mọc lên soi chiếu tâm hồn anh em” (2 Pr 1, 19). Vì Mỗi khi ta dự tiệc Thánh Thể, thì Hội Thánh dùng quyền năng Chúa Thánh Thần ghi tạc Lời Chúa vào thân xác và linh hồn ta (x 2Cr 3,3). Nhờ đó, “ta không còn rập theo thói đời này, trái lại phải canh tân lương tri mà biến hình đổi dạng” (Rm 12,2a), hầu đạt vinh quang như Chúa đã bày tỏ trên Núi Thánh. Điều ta phải canh tân nhất là  miệng lưỡi mình.
Thánh Gia-cô-bê dạy: “Ai không vấp ngã trong lời nói, người ấy là người hoàn hảo, có khả năng kiềm chế bản thân. Nếu ta tra hàm thiếc vào miệng ngựa để bắt chúng vâng lời, thì ta điều khiển được toàn thân chúng. Anh em cũng hãy nhìn xem tàu bè: dù nó có to lớn, và có bị cuồng phong đẩy mạnh thế nào đi nữa, thì cũng chỉ cần một bánh lái rất nhỏ để điều khiển theo ý của người lái.Cái lưỡi cũng vậy: nó là một bộ phận nhỏ bé của thân thể, mà lại huênh hoang làm được những chuyện to lớn. Cứ xem tia lửa nhỏ bé dường nào, mà làm bốc cháy đám rừng to lớn biết bao!Cái lưỡi cũng là một ngọn lửa, là cả một thế giới của sự ác. Cái lưỡi có một vị trí giữa các bộ phận của thân thể chúng ta, nó làm cho toàn thân bị ô nhiễm, đốt cháy bánh xe cuộc đời, vì chính nó bị lửa hoả ngục đốt cháy.Thật thế, mọi loài thú vật và chim chóc, loài bò sát và cá biển, thì loài người đều có thể chế ngự và đã chế ngự được. Nhưng cái lưỡi thì không ai chế ngự được: nó là một sự dữ không bao giờ ở yên, vì nó chứa đầy nọc độc giết người. Ta dùng lưỡi mà chúc tụng Chúa là Cha chúng ta, ta cũng dùng lưỡi mà nguyền rủa những con người đã được làm ra theo hình ảnh Thiên Chúa. Từ cùng một cái miệng phát xuất lời chúc tụng lẫn lời nguyền rủa. Thưa anh em, như vậy thì không được” (Gc 3,2-10: Bài đọc năm chẵn).
Thế nên ta hãy cầu xin Chúa sửa trị miệng lưỡi ta, để “ca tụng Thánh Danh muôn thuở muôn đời” (Tv 145/144,1b: ĐC năm lẻ). Vâng “lạy Chúa, Ngài bảo vệ chúng con” (Tv 12/11,8a: ĐC năm chẵn).
Vậy mỗi khi chúng ta tham dự Phụng Vụ của Hội Thánh, đặc biệt là Thánh Lễ, ta được nghe Lời Con chí ái của Cha, và được trở nên một trong Người khi ta rước Lễ, thì ta như một thanh sắt được nung trong lửa, vì Thiên Chúa là lửa (x Dt 12,29). Khi thanh sắt đã được nung đỏ, thì không ai nhìn nó như cây sắt nhưng thấy nó là thanh lửa. Do đó Lời Kinh Thánh  nói: “Ngai của Người toàn là ngọn lửa, bánh xe của ngai cũng rực lửa hồng. Từ trước nhan Người, một sông lửa cuồn cuộn chảy ra” (Dn 7, 9c-10a). Thế nên ta cũng được thông dự vào vinh quang trong Con Thiên Chúa đã hé mở trên núi Hiển Dung, và được tồn tại muôn đời, như hai ông Mô-sê và Ê-ly-a, cùng xuất hiện trong vinh quang trên núi Hiển Dung với Đức Giê-su, chỉ vì hai ông có liên hệ mật thiết với Lời Chúa, đúng như Lời Đức Giê-su đã nói: “Trời đất sẽ qua đi, nhưng những lời Thầy nói sẽ chẳng qua đâu” (Mt 24,35). Nghĩa là ai liên hệ mật thiết với Lời Chúa, thì cuộc đời họ bất tận như ông Mô-sê, dù đã được an táng trong xứ Mô-áp, nhưng không ai tìm ra mộ ông (x Dnl 34,6); còn ông Ê-ly-a không phải chết, vì được Chúa cất giấu đi, Ngài sẽ cho ông xuất hiện trong ngày Quang Lâm (x Hc 48,1 ; Ml 3,23). Đó là Đức Tin của các tổ phụ, như ông Abel, ông Kha-nốc, ông Noe, mà tác giả thư Do Thái được Hội Thánh công bố trong Thánh Lễ hôm nay,vì “Tin là cách chiếm hữu những điều còn trong hy vọng, là phương nhận thức các thực tại người ta không thấy” (Dt 11,1-7: Bài đọc năm lẻ - Bản dịch NTT).
THUỘC LÒNG
Đừng rập theo đời này, trái lại hãy canh tân lương tri, mà biến hình đổi dạng, làm sao anh em thẩm định được ý Thiên Chúa là gì, thật là tốt lành, thú vị, trọn hảo (Rm 12,2).

LM. GIUSE ĐINH QUANG THỊNH



Gửi phản hồi - thắc mắc

Tên của bạn *
Địa chỉ
Email *
Điện thoại
   
Câu hỏi

Lên đầu trang
Các bài giảng khác: