BÀI ĐỌC 1 VÀ 2 (NẾU CÓ)
A. Hướng dẫn tải phần mềm để DOWNLOAD BÀI GIÀNG
2/ Click
vào Download bên dưới dòng chữ FlashGet 3.3.0.1092
3/ Browse
để chọn nơi down về (destop cho tiện)
B. Hướng dẫn DOWNLOAD
BÀI GIÀNG AUDIO
1/
Click phải vào khung Download AUDIO
2/
Click chọn Flashget 3
3/
Browse để chọn nơi down về (File DOWNLOAD trong My Document)
4/
Khi nào được báo tải xong, click mở để nghe.
C. Hướng dẫn DOWNLOAD
BÀI GIÀNG VIDEO
2/
Click vào START REALPLAYER DOWNLOAD(theo trình tự được hướng dẫn)
3/ Khi nào được báo tải xong phần mềm, click Download This Video ở góc trên bên phải khung video để tải bài giảng về
BÀI ĐỌC : St 3,1-8
1 Rắn là loài xảo quyệt
nhất trong mọi giống vật ngoài đồng, mà ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa đã làm ra. Nó
nói với người đàn bà: "Có thật Thiên Chúa bảo: "Các ngươi không được ăn
hết mọi trái cây trong vườn không?2 Người đàn bà nói với con rắn:
"Trái các cây trong vườn, thì chúng tôi được ăn.3 Còn trái trên
cây ở giữa vườn, Thiên Chúa đã bảo: "Các ngươi không được ăn, không được
động tới, kẻo phải chết."4 Rắn nói với người đàn bà:
"Chẳng chết chóc gì đâu!5 Nhưng Thiên Chúa biết ngày nào ông bà
ăn trái cây đó, mắt ông bà sẽ mở ra, và ông bà sẽ nên như những vị thần biết
điều thiện điều ác."6 Người đàn bà thấy trái cây đó ăn thì
ngon, trông thì đẹp mắt, và đáng quý vì làm cho mình được tinh khôn. Bà liền
hái trái cây mà ăn, rồi đưa cho cả chồng đang ở đó với mình; ông cũng ăn.7
Bấy giờ mắt hai người mở ra, và họ thấy mình trần truồng: họ mới kết lá vả làm
khố che thân.
8 Nghe thấy tiếng ĐỨC
CHÚA là Thiên Chúa đi dạo trong vườn lúc gió thổi trong ngày, con người và vợ
mình trốn vào giữa cây cối trong vườn, để khỏi giáp mặt ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa.
ĐÁP CA : Tv 31
Đ. Hạnh phúc thay, kẻ lỗi lầm mà được tha thứ.
(c 1a)
1 Hạnh
phúc thay, kẻ lỗi lầm mà được tha thứ, người có tội mà được khoan dung. 2
Hạnh phúc thay, người CHÚA không hạch tội, và lòng trí chẳng chút gian tà.
5 Bởi thế,
con đã xưng tội ra với Ngài, chẳng giấu Ngài lầm lỗi của con. Con tự nhủ:
"Nào ta đi thú tội với Chúa,"và chính Ngài đã tha thứ tội vạ cho con.
6 Vì thế,
ai là người hiếu trung với Chúa sẽ kêu cầu Ngài lúc gặp cảnh gian truân; cho
dầu nước lũ có ngập tràn cũng không dâng tới họ.
7 Chính Chúa là nơi con ẩn náu, giữ gìn con khỏi bước
ngặt nghèo. Khắp bốn bề, Chúa làm trổi vang lên những khúc ca mừng con được giải
thoát.
BÀI GIẢNG
CON NGƯỜI TỘI LỖI PHẢI ĐƯỢC
TÁI SINH
TRONG CHÚA
GIÊSU PHỤC SINH
Ngòi bút của thánh sử
Marco cho ta biết suốt cuộc đời Đức Giê-su, nhân loại không ai biết được căn tính
của Ngài, kể cả các môn đệ. Cụ thể khi Đức Giê-su ra lệnh cho sóng biển phải im
lặng, để thuyền các môn đệ đi tới bến bình an, họ quay hỏi nhau : “Thầy mình là ai vậy mà truyền sóng biển phải
vâng lời” (Mc 4,41). Mãi đến khi Đức Giê-su bị giết, tên lính lấy giáo đâm
cạnh sườn Ngài, nước và máu từ tim Ngài dốc xuống, lúc ấy viên sĩ quan Roma mới
hô lên : “Ông này thật là Con Thiên Chúa” (Mc 15,39). Chính vì vậy mà câu
chuyện Đức Giê-su chữa lành một người câm, đúng ra là câm và điếc, nhưng tác giả Marco lại ghi điếc và ngọng (x Mc 7,32 : Tin Mừng). Ngọng là vì cả loài người không ai
nói chính xác về Đức Giê-su, trừ viên sĩ quan Roma tuyên xưng Đức Tin sau khi
ông nhìn thấy Đức Giê-su bị đâm. Bởi vì chỉ nhờ nước và máu từ cạnh sườn Ngài
đổ ra phát sinh các Bí tích, và nhờ người ta biết lãnh nhận Bí tích Ngài lập,
họ mới được ơn tái sinh, lúc đó người ta mới thực sự biết Đức Giê-su là Con
Thiên Chúa. Để minh chứng ai lãnh nhận Bí tích Đức Giê-su lập, người đó được
Ngài tái tạo nên con người mới, thì ta cứ nhìn Đức Giê-su chữa lành anh điếc và
ngọng một cách bí mật : Ngài tách riêng anh ra khỏi đám đông, không ai nhìn
thấy việc Ngài làm cho anh (ám chỉ xưa kia Chúa tạo dựng Adam-Eva cũng không ai
biết), rồi Ngài giơ ngón tay đặt vào tai và nhổ nước miếng bôi vào lưỡi anh mà
rên lên : “Ephata” nghĩa là “hãy mở ra”,
tức khắc tai anh được mở ra và lưỡi như hết bị buộc lại” (x Mc 7,33-35 :
Tin Mừng). Nước miếng của Đức Giê-su chữa lành bệnh, đó là dấu chỉ nước từ cạnh
sườn Ngài đổ ra, khơi nguồn nước của Bí tích Thánh Tẩy. Đây là Bí tích mở đầu
dẫn đưa người ta vào cuộc sống mới, được tái tạo trong Chúa Giê-su Phục Sinh (x
2 Cr 5,17).
Đây là ý Chúa muốn cứu
độ loài người thoát tay satan, mà ngay từ thuở ban đầu Thiên Chúa sáng tạo vũ
trụ, Ngài đã tự ý cất bước đi tìm Adam, Eva, tổ tiên loài người, cũng như dòng
giống họ, để cứu loài người thoát tay tử thần. Nhưng rất tiếc sau khi Adam, Eva
không muốn tùng phục ý Chúa, vì nghi ngờ Chúa không dành điều tốt nhất cho họ
được nên giống Thiên Chúa ! Nên họ đã nghe lời satan xúi giục : Bà Eva hái quả
Chúa cấm ăn, rồi đưa cho Adam, chồng bà cùng ăn. Hậu quả họ thấy nhau trần
truồng rất xấu hổ! Chúa có sáng kiến đi
tìm họ để bênh vực chống lại satan, nhưng họ lại sợ nghe tiếng Ngài, nên tìm
lùm cây lẩn tránh, sợ Chúa thấy! (x St 3,1-8 : Bài đọc năm lẻ). Vì họ chưa hiểu
lòng yêu thương của Chúa đối với các tội nhân, còn hơn tình thương một y sĩ đại
tài muốn cứu những người mang bệnh nan y (x Lc 5,31-32), hầu hết thảy dòng
giống Adam, Eva cảm nghiệm được tình Chúa thương cứu độ đối với những người
biết cất lời cầu : “Lạy Chúa, xin mở lòng
chúng con, để chúng con lắng nghe Lời của Con Chúa” (Cv 16,14b : Tung Hô
Tin Mừng), mà thốt lên lời tuyên xưng Đức Tin : “Hạnh phúc thay kẻ lỗi lầm mà được tha thứ” (Tv 32/31,1a : ĐC năm
lẻ).
Vì tội lỗi loài người
xé nát hạnh phúc Chúa trao ban, đó là ý nghĩa hành động ngôn sứ Akhigia : ông
lấy chiếc áo choàng còn mới đang mặc xé ra làm mười hai mảnh rồi ông nói với
ông Giaropam : “Anh cầm lấy mười mảnh, vì
Đức Chúa Thiên Chúa Israel phán như sau : “Này Ta sẽ giựt vương quốc khỏi tay
Salomon, để trao cho ngươi mười chi tộc” (1 Vua 11,29-31 : Bài đọc năm
chẵn). Thực vậy, ông Giaropam đã chống lại vua Salomon và ông lôi kéo mười chi
họ lập nước Israel
chiếm miền Bắc và miền Trung nước Do Thái. Chỉ còn hai chi họ Giuda và Simeon ở
miền Nam
thuộc quyền vua Salomon. Đấy là hậu quả tội của vua Salomon lấy nhiều vợ ngoại
giáo và xây các tế đàn cho các bà vợ cúng tế (x 1 Vua 11,4-13).
Nhưng đối với Thiên
Chúa, không bao giờ muốn diệt dân đã được Ngài chúc phúc. Thực vậy, vì Chúa đã
hứa cho dòng vua Đavid – Thân phụ vua Salomon – được vĩnh cửu (x 2Sm 7,12), nên
Ngài đã dùng miệng ngôn sứ Akhigia nhắc đến lời hứa cứu độ : “Nó vẫn còn một chi tộc (đó là chi tộc
Giuda, mặc dù ở miền Nam còn có chi tộc Simeon, nhưng Đavid thuộc chi tộc
Giuda) vì nể Đavid tôi tớ của Ta, và vì
Giê-ru-sa-lem thành đô Ta đã chọn trong tất cả dân tộc Israel” (1 Vua 11,32
: Bài đọc năm chẵn). Lời hứa cứu độ này báo trước Chúa Giê-su sẽ thực hiện cuộc
thanh tẩy và tái sinh những ai tin vào Ngài (x Cv 2,38) là Con Đavid. Đó là lý
do Đavid đã gọi Ngài là Thiên Chúa (x Mc 12,37).
Để nhấn mạnh những ai
đã được tái sinh nhờ, với, trong Chúa Giê-su, hầu trở nên một tạo vật mới (x 2
Cr 5,17), phải trở thành Tin Mừng chung cho cả loài người, nên cần được loan báo để mọi người biết đón
nhận ơn trọng đại này, mà thánh sử Marco hữu ý ghi bốn lần Đức Giê-su ra tay
chữa lành nhiều bệnh nhân, thì Ngài đều cấm họ không được nói cho ai biết :
-
Cấm người cùi đã được Đức Giê-su chữa lành (x Mc 1,40-45).
-
Cấm ông Giairo sau khi Đức Giê-su cho con ông thoát tay tử thần (x
Mc 5,35-43).
-
Cấm người điếc và ngọng sau khi anh đã được Đức Giê-su chữa lành (x
Mc 7,31-36 : Tin Mừng).
-
Cấm người mù được Đức Giê-su mở mắt (x Mc 8,22-26).
Bốn lệnh cấm trên, thì
hai lệnh cấm không được tôn trọng : chữa
người cùi và chữa người điếc-ngọng (lần I và III). Sự nghịch lý này có ý
nhấn mạnh : Con người nói về Thiên Chúa phải phát khởi từ tình yêu Đức Ki-tô
thúc bách (x 2 Cr 5,14), chứ không phải do Luật cho phép hay Luật bắt phải làm.
Do đó cả đến Con Thiên Chúa cũng không cấm nổi ai nói về Ngài là Đấng cứu độ
duy nhất! Thánh Phao-lô là hiện thân người không tuân lệnh cấm nói về Chúa. Ông
tự hào :
-
Tôi có sự thật về Đức Ki-tô, thì không ai bịt miệng tôi được (2 Cr
11,10).
-
Sống là để hoạt động có hiệu quả trong việc rao giảng Tin Mừng,
chết là một mối lợi (Pl 1,21-22).
-
Bởi thế, vô phúc cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng, tự ý làm
việc đó thì tôi có công, còn nếu ngoài ý tôi thì đó là trách nhiệm Chúa đã ký
thác cho tôi (1 Cr 9,16).
-
Tôi cam đoan không nhúng tay vào việc đổ máu người nào, vì tôi
không thiếu sót việc loan báo Tin Mừng (Cv 20,26-27).
Vì việc rao giảng Tin
Mừng cần thiết như thế, nên thánh Tông Đồ nhắc nhở cho môn đệ của mình là ông
Timôthêu : “Hãy rao giảng Lời Chúa, hãy
lên tiếng khi thuận cũng như lúc nghịch. Hãy nhẫn nại và chủ tâm dạy dỗi,vì có
thời người ta không chịu nghe giáo lý lành mạnh, sự thật thì họ ngoảng đi, còn
chuyện bá láp thì xô lại theo dục vọng mà kiếm đủ thứ thầy” (2Tm 4,2-4).
Nhất là nhắc cho mọi người nhớ Lời Chúa đã nói : “Chính Ta là Thượng Đế Chúa ngươi, hãy nghe Ta cảnh cáo : ngươi đừng đem
thần lạ về nhà, thần ngoại bang chớ hề cúng bái… Thì hết những thù địch của
chúng, những kẻ hà hiếp chúng xưa nay, Ta tức khắc trở tay quật ngã” (Tv 81/80,9-10.15
: Đáp ca năm chẵn).
Vào năm 1934 giáo lý viên Gioan Caduna được linh mục Palexi sai đến vùng
Ramxi miền bắc Ấn-Độ để truyền giáo cho dân làng Majoribua, là những người rất
sùng kính tôn thờ vật linh. Sau 18 năm (1952), cha Palexi trở lại vùng này,
thấy cả làng đã theo đạo và sống Đức Tin rất sốt sắng! Cha Palexi hỏi thăm về
giáo lý viên Gioan Caduna, thì được biết anh đã chết lâu rồi. Họ kể lại rằng:
Thời gian đầu mới đến, anh Caduna bị dân làng tẩy chay, và nói :
- Ở đây không có chỗ cho Chúa của mày!
Gioan Caduna đáp :
- Tôi không thể đi nơi khác, vì tôi đã được sai đến đây để nói về Thiên
Chúa, Đấng sáng tạo và làm Chủ muôn loài, Ngài yêu thương hết mọi người, nên đã
chấp nhận chết bi đát trên thập giá, nhưng chưa tới ba ngày sau, Ngài đã sống
lại, ai tin vào Ngài thì được Ngài cứu độ!
Thế nhưng dân làng vẫn quyết liệt không muốn nghe vào lời anh Caduna giảng
dạy, đuổi anh đi. Anh đành phải chấp nhận ra khỏi làng và đã dựng một cái chòi
bên cạnh ngôi làng để hằng ngày cầu nguyện cho dân đừng cứng lòng tin! Dân làng
mỗi khi đi qua đều phỉ nhổ và mạt sát Caduna :
- Cút đi cho xa, chúng tao không muốn thấy mặt mày, và chúng tao càng không
muốn nghe mày nói về ông Giê-su nào đó!
Caduna trả lời :
- Tôi không đi đâu được, Chúa Giê-su đã chết vì yêu mọi người, nên tôi cũng
muốn chết ở đây, để chứng tỏ lòng tôi rất yêu dân Majoribua.
Thời gian sau, Caduna chết vì bị bệnh sốt rét và sống quá túng thiếu. Lúc
đó dân làng mới tỏ ra thương anh, họ tổ chức an táng anh cách tử tế. Không bao
lâu, tất cả dân trong làng xin theo đạo Công Giáo hết!
Anh Gioan Caduna đã đáp trả được tiếng Chúa Giê-su hỏi : “Con có yêu Thầy hơn nhưng người này không?”(Ga
21,15-17). Vì “thế giới sẽ thuộc về tay
ai biết yêu!” (Lm. Ga. Maria Vianey).
THUỘC LÒNG
Tôi có sự thật về Đức Ki-tô, không ai bịt miệng tôi
được ! (2 Cr 11,10)