BÀI ĐỌC 1 VÀ 2 (NẾU CÓ)
BÀI ĐỌC 1:
Gióp 7,1-4.6-7
Bấy
giờ ông Gióp lên tiếng nói : “1Cuộc sống con người nơi dương thế
chẳng phải là thời khổ dịch sao?Và chuỗi ngày lao lung vất vả đâu khác gì đời
kẻ làm thuê?2 Tựa người nô lệ mong bóng mát, như kẻ làm thuê đợi
tiền công, 3 cũng thế, gia tài của tôi là những tháng vô vọng, số
phận của tôi là những đêm đau khổ ê chề. 4 Vừa nằm xuống, tôi đã nhủ
thầm: "Khi nào trời sáng? " Mới thức dậy, tôi liền tự hỏi: "Bao
giờ chiều buông? " Mãi tới lúc hoàng hôn, tôi chìm trong mê sảng. 6 Ngày đời tôi
thấm thoát hơn cả thoi đưa, và chấm dứt, không một tia hy vọng.
7
Lạy Đức Chúa, xin Ngài nhớ cho, cuộc đời con chỉ là hơi thở, mắt con sẽ chẳng
thấy hạnh phúc bao giờ.”
ĐÁP CA : Tv
146
Đ. Hãy ca ngợi Chúa đi, Người chữa trị bao cõi
lòng tan vỡ. (x c 3a)
1 Hãy ca
ngợi Chúa đi! Đàn hát mừng Thiên Chúa chúng ta, thú vị dường nào! Được tán tụng
Người, thoả tình biết mấy! 2 Chúa là Đấng xây dựng lại
Giê-ru-sa-lem, quy tụ dân Ít-ra-en tản lạc về.
3 Người
chữa trị bao cõi lòng tan vỡ, những vết thương, băng bó cho lành. 4
Người ấn định con số các vì sao, và đặt tên cho từng ngôi một.
5 Chúa
chúng ta thật là cao cả, uy lực vô biên, trí tuệ khôn lường! 6 Kẻ
thấp hèn, Chúa nâng đỡ dậy, bọn gian ác, Người hạ xuống đất đen.
BÀI ĐỌC 2 :
1Cr 9,16-19.22-23
Thưa
anh em, 16 đối với tôi, rao giảng Tin Mừng không phải là lý do để tự
hào, mà đó là một sự cần thiết bắt buộc tôi phải làm. Khốn thân tôi nếu tôi
không rao giảng Tin Mừng!17 Tôi mà tự ý làm việc ấy, thì mới đáng
Thiên Chúa thưởng công; còn nếu không tự ý, thì đó là một nhiệm vụ Thiên Chúa
giao phó.18 Vậy đâu là phần thưởng của tôi? Đó là khi rao giảng Tin
Mừng, tôi rao giảng không công, chẳng hưởng quyền lợi Tin Mừng dành cho tôi.
19 Phải, tôi là một người
tự do, không lệ thuộc vào ai, nhưng tôi đã trở thành nô lệ của mọi người, hầu
chinh phục thêm được nhiều người. 22 Tôi đã trở nên yếu với những
người yếu, để chinh phục những người yếu. Tôi đã trở nên tất cả cho mọi người, để
bằng mọi cách cứu được một số người.23 Vì Tin Mừng, tôi làm tất cả
những điều đó, để cùng được thông chia phần phúc của Tin Mừng.
BÀI GIẢNG
LÀM VƠI NHẸ NỖI THƯƠNG ĐAU!
Muốn
làm vơi nhẹ đau khổ của mình cũng như đồng loại, phải biết nhận định đời là bể
khổ, và Chúa chỉ muốn đưa ta vào vinh quang qua con đường đau khổ.
1/ ĐỜI LÀ BỂ KHỔ.
Đức
Phật nhận định :
“Sinh,
bệnh, lão, tử là khổ.
Xa
người mình yêu là khổ.
Gần
người mình ghét là khổ.”
Đời đâu
có tất yếu cứ ở hiền là gặp lành? Mà nhiều khi người lành lại gặp khốn khó hơn
kẻ ác! Truyện đời ông Gióp là một điển hình :
Ông
Gióp là người công chính, được Chúa ban của cải dư đầy, ông có 7 người con
trai, chúng khôi ngô tuấn tú, và ba cô con gái của ông là hoa khôi trong vùng.
Con cái ông luân phiên mở tiệc từ nhà anh cả cho đến em út, rồi ngược lại. Dầu ăn
uống vui vẻ như thế, nhưng tối nào ông Gióp cũng họp các con lại để xét mình và
cầu nguyện, xin Chúa soi sáng xem trong ngày các con có làm gì phiền lòng Chúa
và xóm giềng không?
Ngày
nọ, qủy đến trình diện Chúa, Ngài hỏi :
-
Ngươi có thấy Gióp
của Ta trung tín không ?
-
Thưa Ngài, vì Ngài
cho nó giàu có, sống sung sướng, nếu Ngài để nó khổ, chắc nó sẽ chửi Ngài.
-
Ta cho ngươi được
quyền trên của cải Gióp có.
Thế
là qủy liền ra tay hành hạ Gióp.
Ông
Gióp đang ở nhà, thình lình có người chạy về đưa tin :
- Bò đang cày, lừa đang ăn, thì dân Saba xông vào
cướp hết, các tôi tớ bị giết chết, còn mình tôi sống sót về báo tin cho ông….
Hắn
còn đang nói, thì một người khác chạy vào nhà hớt hải :
- Thưa
ông chủ, lửa từ trời đổ xuống thiêu rụi bầy cừu và các tôi tớ ngài, chỉ mình tôi
chạy thoát về báo tin cho ngài…
Người
đầy tớ chưa hoàn hồn, thì một đầy tớ khác chạy đến, gương mặt tái xanh, giọng
run run :
- Ba
toán người Kanđê cướp hết lạc đà và giết hết các tôi tớ, còn mình tôi thoát chạy
về đây …
Ông
Gióp chưa nghe hết câu, thì bỗng một người khác với gương mặt đầy kinh hoàng chạy
đến :
- Có
môt cơn gió lốc từ sa mạc ùa vào làm sập nhà các con ông đang ăn uống, tất cả
đều chết bẹp dí trong đó, chỉ còn mình tôi may mắn thoát chết chạy về báo tin
cho ông….
Bao
nhiêu tai họa dồn dập trút xuống ông Gióp. Dầu vậy vẫn không lay chuyển được lòng
trung tín của ông đối với Thiên Chúa, như ông nói : “Chúa đã ban cho Ngài lại lấy đi, xin chúc tụng danh Chúa !” (G
1,21)
Ma qủy
lại được Thiên Chúa cho phép làm hại trên thân xác ông Gióp : ung nhọt lở loét
khắp người, ông ngồi trên đống tro và dùng mảnh sành cạo máu mủ chảy xuống!
Bấy
nhiêu đau khổ cũng chưa chua xót bằng chính người vợ ông đã không tiếc lời xỉa
xói : “Ông còn kiên quyết trong sự liêm
chính của ông nữa hay thôi? Hãy nguyền rủa Thiên Chúa và chết đi cho rồi !”
Rõ ràng
ông Gióp bị Satan, người đời, cả vợ cũng xông vào tấn công, mà xem ra Chúa chẳng
thương! Cả vào thời ân sủng, thời mà Con Thiên Chúa vào đời, Đức Giêsu cũng gặp
thấy cảnh con người phải khổ đủ mặt ở khắp nơi nội trong một ngày, và Ngài đã ra
tay cứu giúp :
ü Sáng sớm, Đức
Giêsu vào hội đường, thấy một người bị thần ô uế ám thét lên, Ngài xua đuổi nó
đi tức khắc ! (x Mc 1,26t)
ü Khoảng 9 giờ
sáng, Ngài về nhà mẹ vợ ông Phêrô, gặp bà đang lên cơn sốt nặng, Ngài cầm lấy
tay bà, cơn sốt liền biến mất! (x Mc 1,29t)
ü Chiều đến, Đức
Giêsu vẫn còn thấy người ta khiêng đủ loại bệnh nhân đến, và Ngài đã đáp ứng
mọi nhu cầu của họ! (x Mc 1,32t). Sự lạ này lan nhanh khắp nơi, thế là càng có
thêm nhiều bệnh nhân được đưa đến, mỗi lúc càng đông hơn, làm Đức Giêsu phải trốn
đi cầu nguyện, chuẩn bị giảng Lời. Ông Phêrô và các bạn đi lùng kiếm Ngài, mãi
đến sáng mới gặp được Ngài đang cầu nguyện nơi vắng vẻ,họ lên tiếng trách khéo:
“Thưa Thầy, mọi người đi tìm Thầy”,
có nghĩa là tại sao Thầy nỡ bỏ những người bệnh tật mà trốn đi! Nhưng Ngài nói
với họ: “Chúng ta còn phải đi tới các
làng khác để giảng Tin Mừng, đó là lý do Thầy đã ra đi” (x Mc 1,35-39 : Tin
Mừng).
Đức
Giêsu bước vào đời, không phải Ngài đến đập phá mọi thập giá, vì chính Ngài “dầu là Con Thiên Chúa, Ngài cũng phải trải
qua nhiều đau khổ, để học cho biết thế nào là vâng phục”(Dt 5,8), để Ngài
dạy cho mọi người biết biến đổi khổ giá
thành Thánh Giá chuộc tội mình, và
cộng tác với Đức Giêsu, hy vọng được bù vào những gì còn thiếu sót trong cuộc
Tử Nạn của Ngài (x Cl 1,24), một khi biết vâng phục thánh ý Thiên Chúa để được
kết hợp với Chúa Giêsu.
Dĩ
nhiên sự vâng phục Thiên Chúa không phải chỉ là noi gương anh trộm lành vào giờ
hấp hối (x Lc 23,39-43), nhưng là noi theo mẫu gương phục vụ của Đức Giêsu. Ta
cứ nhìn vào thời khóa biểu một ngày làm việc của Ngài ưu tiên theo thứ tự : CẦU
NGUYỆN – GIẢNG LỜI – CHĂM SÓC NHU CẦU CON NGƯỜI.
Như
thế Đức Giêsu đã gác bỏ việc phục vụ nhu cầu thân xác người ta để đi cầu
nguyện, vì đó là việc quan trọng đứng hàng đầu mọi sinh hoạt mỗi ngày, rồi đi
rao giảng Lời Chúa. Đó là cách Chúa ở cùng loài người, để mọi việc ta làm được Ngài
đồng công cộng tác biến mọi sự nên tốt đẹp (x Rm 8,28), có giá trị cứu độ không
kẻ nào có thể cướp mất. Trái lại, nếu tự sức mình làm, dù có thu tích được gì,
trước sau sẽ ra tro bụi (x Cv 5,38-39).
Thật
đúng đời là một “thung lũng đầy nước mắt,”
những nỗi thống khổ con người phải chịu mà Đức Giêsu đã chứng kiến trong cùng một
ngày như vừa kể trên, là tiếng than nối dài nỗi đau khổ của ông Gióp !
Có mấy
ai trên đời không thốt lên : Không ai vất vả khổ cực bằng tôi, ăn không trọn bữa,
ngủ không yên giấc, ba chìm bảy nổi, chín lênh đênh, không còn tia hy vọng nào!
Chính ông Gióp cũng gạt bỏ những lý luận của xã hội về sự đau khổ, vì cả đến người
công chính, đầy tin tưởng vào Thiên Chúa như ông cũng phải thốt lên :
“Cuộc
sống con người nơi dương thế chẳng phải là thời khổ dịch sao? Và chuỗi ngày lao
động vất vả đâu khác gì đời kẻ làm thuê? Tựa người nô lệ mong bóng mát, như kẻ
làm thuê đợi tiền công, cũng thế, gia tài của tôi là những tháng vô vọng, số
phận của tôi là những đêm đau khổ ê chề.
Vừa nằm xuống, tôi đã nhủ thầm: "Khi nào trời sáng?" Mới thức
dậy, tôi liền tự hỏi: "Bao giờ chiều buông?" Mãi tới lúc hoàng hôn,
tôi chìm trong mê sảng. Ngày đời tôi thấm thoát hơn cả thoi đưa, và chấm dứt,
không một tia hy vọng.
Lạy Đức Chúa, xin Ngài nhớ cho, cuộc đời con
chỉ là hơi thở, mắt con sẽ chẳng thấy hạnh phúc bao giờ” (G 7, 1-7 : Bài đọc I).
Đúng
như lời kinh ta vẫn thường đọc : “Châu lệ
là cơm bánh đêm ngày, khi thiên hạ thường ngày cứ hỏi : Này Thiên Chúa ngươi đâu
?” (Tv 42/41,4).
Những
khốn cực nói lên sự bất lực của loài người trước mầu nhiệm đau khổ. Thực vậy, ba
người bạn của ông Gióp khi đến thăm, họ chỉ biết nhìn ông với lòng thương cảm mà
không thể thốt lên thành lời trong suốt cả tuần lễ! (x G 2,11-13).
Vậy
chỉ người nào biết làm việc theo mẫu thời khóa biểu của Đức Giêsu : Lấy việc
cầu nguyện làm khoen móc nối kết từng ngày trong đời, rồi đi sinh hoạt Lời Chúa
và phục vụ nhu cầu thân xác người anh em, mới có thể làm vơi nhẹ nỗi đau chung
của thân phận con người.
II. ĐAU KHỔ ĐƯA ĐẾN VINH QUANG.
Nguyên
nhân chính Đức Giêsu bị giết cách tủi nhục trên thập giá, chính là Ngài thiết
tha giảng Lời Cha đã truyền, làm cho giới lãnh đạo Do Thái giáo căm phẫn (x Mt
23). Đối với người không tin Đức Giêsu là Chúa, thì ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, là
ngày Ngài thất bại! Nhưng đối với những ai tin Ngài là Đấng Cứu Độ duy nhất (x
Cv 4,12), thì hãy thể hiện Đức Tin bằng việc đến hiệp dâng Thánh Lễ là được
hưởng trọn hiệu quả Hy Lễ của Chúa Giêsu thực hiện trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh,
để được sống trong Chúa Giêsu Phục Sinh (x Ga 6,57), đến như được đồng hóa với
Ngài (x Gl 2,20). Ơn huệ ấy còn trổi vượt hơn suốt 33 năm Đức Giêsu chữa bệnh,
xua trừ ác thần, phục sinh kẻ chết. Vì đó là cách Ngài bày tỏ sự toàn năng và
tình yêu tuyệt đỉnh của Thiên Chúa dành cứu loài người thoát án tử bởi tội mình
gây ra, và Ngài đi vào vinh quang siêu vời vốn sẵn có từ thuở đời đời. Ngài là
hiện thân của ông Gióp : Sau chuỗi ngày Thiên Chúa thử thách,Ngài đã ban lại
cho ông tài sản gấp đôi, và ông còn sinh
được 7 trai, 3 gái xinh đẹp hơn trước (x G 42,12t).
Vì thế,
thánh Phaolô trong Bài đọc II, đã tìm thấy hạnh phúc trong nhiệm vụ ngôn sứ, ông
nói : “Đối với tôi, rao giảng Tin Mừng
không phải là lý do để tự hào, mà đó là một sự cần thiết bắt buộc tôi phải làm.
Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng! Tôi mà tự ý làm việc
ấy, thì mới đáng Thiên Chúa thưởng công; còn nếu không tự ý, thì đó là một
nhiệm vụ Thiên Chúa giao phó” (1Cr 9,16-17). Bởi vì như Thầy chí thánh cũng
các Tông Đồ chỉ làm phép lạ hay trừ qủy sau khi đã giảng Lời, mới phát sinh sự
bình an cho người đón nhận, cũng như cho người giảng (x Mt 10,13).
Dầu
vậy ngay trong thư gởi giáo đoàn Côrinthô, thánh Phaolô cũng thốt lên những
gian nan khốn khó ông phải chịu vì Tin Mừng :
- Nào là ông phải phân trần về lý do ông đem theo một
phụ nữ để giúp ông (x 1Cr 9,5).
- Nào là ông phải giải thích về tiền của người ta giúp
ông trong việc phát triển Tin Mừng cho dân ngoại, ông cũng có quyền hưởng, vì “thợ thì đáng được ăn công,” nhưng ông đã
không dùng quyền ấy, nếu có nhận tiền của ai chỉ để ông giúp giáo đoàn khác mà
thôi, còn ông thì đã đưa Tin Mừng biếu không (x 1Cr 9,7-18).
- Nhất là ông Phaolô vì hết lòng rao giảng Tin Mừng mà
bị ra tù vào khám như cơm bữa.
Tông
Đồ Phaolô sống như thế chỉ vì muốn trở nên nô lệ cho mọi người. Ông nói : “Tôi đã trở nên yếu với những người yếu, để
chinh phục những người yếu. Tôi đã trở nên tất cả cho mọi người, để bằng mọi
cách cứu được một số người. Vì Tin Mừng, tôi làm tất cả những điều đó, để cùng
được thông chia phần phúc của Tin Mừng” (1Cr 9, 22-23 : Bài đọc II).
Vậy
trước mầu nhiệm đau khổ qua Mạc Khải cho ta niềm hy vọng và những xác tín:
* Chỉ có người Kitô hữu biết cầu nguyện, giảng Lời, và
phục vụ nhu cầu thân xác người anh em, là phương thế hữu hiệu nhất làm vơi đi
những đau khổ của đồng loại.
* Đau khổ là phương thế Chúa dùng để đạt vinh quang, vì
“không có đổ máu, không có ơn cứu độ”
(Dt 9,22). Vì cả đến Đức Kitô cũng phải trải qua đau khổ mới đi vào vinh quang
(x Lc 24,26).
* Đau khổ là nguyên cớ kích thích khối óc sáng tạo của
con người.
F
Vì đi bộ mỏi chân
mới sáng chế ra xe đạp, xe máy, máy bay…
F
Vì trí óc con
người có giới hạn, nên người ta sáng chế ra máy vi tính…
* Đau khổ còn là phương thế người cha giáo dục con cái
nên thành toàn (x Dt 12,5-11).
* Phục vụ trong đau khổ để bày tỏ sự toàn năng của Thiên
Chúa. Toàn năng là biến dữ ra lành.
* Phục vụ có đau khổ đến chết mới biểu lộ tình yêu tuyệt
đối. Đức Giêsu nói: “Không có tình yêu
nào cao quý hơn tình yêu của người đã hy sinh mạng sống vì bạn hữu của mình”
(Ga 15,13).
* Đức Giêsu suốt cuộc đời phục vụ nhu cầu mọi người
theo ý Cha trên trời, đến nỗi bị đánh bầm dập,lúc ấy ông Philatô mới giới thiệu
Ngài với mọi người : “Này là Người” (x Ga 19,5). Như thế,
có phục vụ mọi người dưới ánh sáng Tin Mừng, ta mới sống đúng nghĩa người như
Chúa Giêsu !
Một
người ngoại giáo mắc bệnh Siđa sắp chết lên tiếng răn đời: “Phải chi mọi người biết được giây phút kết
thúc đời mình, chắc thế giới này sẽ sống trong tình huynh đệ thắm thiết… Nếu ai
nói Siđa là chiếc roi Thiên Chúa dùng để phạt kẻ hư đốn, họ đã lầm. Kiểu nói như
thế chỉ đánh lừa những ai kém lòng tin nơi Chúa. Xin hãy rao giảng về một Đức
Giêsu, Đấng an ủi vỗ về… Không phải vì sợ chết mà tôi tiến gần đến Chúa. Tôi không
biết Ngài có chữa lành bệnh cho tôi hay không, tôi không xin điều đó. Tôi chỉ
xin Ngài hãy cứ làm cho tôi biết cảm nhận những ngày sống đơn thường như hôm
nay, và xin Ngài đồng hành với tôi trong nỗi khổ đau, cho tôi nhận ra sự hiện
diện của Ngài …!”
(trích báo
CGDT số Xuân 792 – năm 1991- trang 21)
Như
vậy chính anh ngoại giáo đau khổ này đã trở nên như thủ lãnh Phêrô, dẫn một đoàn
người đi tìm Chúa và thưa Ngài : “Mọi người đi tìm Thầy” (x Mc 1,36-37).
Vì chỉ có Thầy Giêsu mới đáp ứng nhu cầu sự sống loài người, nên “hãy ca ngợi Chúa đi, Người chữa trị bao cõi
lòng tan vỡ” (Tv 146,3a : Đáp ca). Bởi lẽ “Đức Kitô đã mang lấy các tật nguyền của chúng ta và gánh lấy các bệnh
hoạn của ta” (Mt 8,17 : Tung Hô Tin Mừng).
THUỘC LÒNG.
Noi gương ngày làm việc của Chúa Giêsu ưu
tiên theo thứ tự : Cầu nguyện – Giảng Lời – Phục vụ nhu cầu thân xác mọi người (x
Mc 1,29-39).
http://phaolomoi.net
Lm GIUSE ĐINH QUANG THỊNH