BÀI GIẢNG
Giuđa:Nhiều Kitô hữu nghĩ đơn
giản rằng ông Giuđa chính là nhân vật đưa đến cái chết của Chúa
Giêsu. Có người còn nói nếu không có ông Giuđa thì Chúa đã không bị bắt
và bị giết chết và như thế chúng ta sẽ không được hưởng ơn cứu độ của
Chúa. Như thế Giuđa đã có công trong công cuộc cứu độ của Thiên
Chúa. Chúng ta không thể suy nghĩ như vậy được bởi vì trước hết Chúa có
thể cứu con người bằng bất cứ cách nào Chúa muốn. Chúa phán một lời vũ
trụ và con người liền được tạo thành thì Chúa cũng cứu con người bằng
một cái ngoắc tay nào có khó gì. Đức Mẹ, ông Simêon, tên trộm lành, các
Thánh Anh Hài chẳng phải là những người đã nếm mùi thiên đàng đó
sao. Một ngôn sứ rao giảng công bằng và bác ái như Chúa Giêsu; một người
nói và làm những điều trái ngược lại với những lối sống vụ luật và khắt
khe của giới lãnh đạo thì làm sao thoát khỏi sự ganh tị và kết án của
những người cầm quyền. Nếu không có Giuđa thì Chúa Giêsu cũng đã bị giết
chết. Dầu sao, hành động thất vọng đến độ thắt cổ tự tử của ông là một
điều không tốt. Thêm vào đó, lời Chúa Giêsu nói về ông làm chúng ta lo
lắng cho ông, “Đành rằng Con Người phải bị nộp như lời đã loan báo,
nhưng khốn cho kẻ nộp Con Người, thà rằng nó đừng sinh ra thì hơn” (Mc
14,17).
Phêrô: Xét về mức độ nghiêm
trọng của tội thì tội của Phêrô chẳng kém gì Giuđa. Tội bán Chúa và tội
chối Chúa xem ra không khác gì cho lắm. Tuy nhiên, chối Chúa ba lần thì
qủa là tội quá lớn. Dầu sao điểm sáng của Phêrô là ông đã ăn năn sám hối
sau khi nhận ra tội mình. Truyền thuyết còn nói rằng ông khóc lóc thảm
thiết và dai dẳng đến độ tạo nên hai bên sống mũi hai rãnh sâu. Hai anh
trộm cướp bên thánh giá Chúa cũng có tội như nhau, nhưng anh bên phải
tỏ vẻ ăn năn và xin Chúa thương xót đã được phần thưởng to lớn. Anh được
goị là kẻ trộm lành, the good thief. Nếu Giuđa không thất vọng và biết
ăn năn sám hối thì hôm nay chúng ta đã có vị thánh lớn Giuđa rồi.
Quân Dữ: Ai đã xem qua
bộ phim The Passion of The Christ thì ít nhiều đã phãi rùng mình,
xót xa và rơi lệ trước những sự hung bạo và những cú đánh như trời
giáng của những anh linh Roma giành cho tử tội Giesu. Những nhát búa
thật mạnh và những tia máu bắn tung tóe chắc chắn khiến Chúa đau đớn tột
cùng. Dù sao thì những anh lính này đâu có niềm tin vào Chúa gì đâu.
Tổng Trấn Philatô: Tổng trấn
Philatô, chỉ vì sợ mất địa vị nhất là khi nghe đến tên hoàng đế Cesarea,
đã đành lòng phó măc Giêsu cho dân chúng kết án tử hình, dù biết rằng
Ngài không có tội tình gì đáng phải chết. Dù sao ông cũng là người ngọai
giáo thuộc đế quốc ngoai bang Roma đang cai trị tòan cõi Trung Đông thì
tội của ông cũng không làm Chúa đau khổ nhất.
Thầy Cả & Tư Tế: Trong bốn
Phúc Âm, chúng ta nhận thấy những nhóm thầy cả thượng phẩm và tư tế lúc
nào cũng lo sợ bị mất ảnh hưởng khi thấy dân chúng nghe theo Giêsu nên
đã bầy mưu lập kế để giết Ngài cho bằng được. Họ thuộc hạng người thâm
độc, tính toán và âm mưu lật đổ Giêsu cho bằng đưọc. Chính họ đã sách
động đám đông dân chúng hô to kết án Giêsu. Dưới chân thánh giá, cũng
những con người này đã giơ tay, giơ chân, chửi bới và nhục mạ Chúa với
những câu rất hiểm độc. Đan cử như trong Mc:15,30, họ nói to, “Có giỏi
thì xuống khỏi thập giá tự cứu mình đi.” Cái đau cho Chúa Giêsu là vì họ
thuộc hàng những người đại diện cho Thiên Chúa lãnh đạo dân chúng. Họ
quá mù lòa về tình yêu và lòng thương xót trong khi lại hết sức nghiêm
ngặt về chuyện tuân giữ lề luật. Họ đã kết án giết Con Thiên Chúa vì
ganh tị và thi hành lề luật.
Dân
Chúng:Một đám đông dân chúng mới tung hô “Con Vua Davit” ngày hôm
qua mà hôm nay đã đổi ý quay lưng kết án tử hình Ngài. Thật là một nỗi
đau to lớn cho Chúa Giêsu. Hỡi dân của Chúa! Sao các ngươi yếu kém về
đức tin và thiếu lập trường đến thế. Tại sao lại nghe theo những lời dụ
dỗ súi dục của đám giáo quyền ganh tị mà đành lòng giơ tay kết án Giêsu
một cách nhanh chóng dễ dàng như vậy. Hỡi những người dân riêng được
Chúa tuyển chọn trong muôn vàn dân tộc trên thé giới, tại sao đức tin
của các ngươi chỉ trông chờ vào một Đấng Cứu Thế phải giải phóng dân tộc
mình bằng cuộc cách mạng đưa lại tự do, cơm no áo ấm cho thể xác mà
thôi. Những người dân riêng thiếu đức tin trưởng thành và thiếu lập
trường này chắc chắn làm cho Giêsu đau khổ lắm, nhưng Ngài vẫn cầu
nguyện cho họ trước giây phút tắt thở, “Lậy Cha xin tha cho chúng vì
chúng không biết việc chúng làm” (Lc 23: 34).
Sự Thinh Lặng của Chúa Cha: Cả
lần Chúa Giêsu kêu cầu xin Chúa Cha cứu giúp đều nhận được s ự thinh
lặng từ Cha. Trong vườn Cây Dầu, Ngài xin Cha có thể được thì cất chén
đắng khỏi Ngài (Mc 14: 36); lần thứ hai lúc hấp hối trên thánh giá trong
lúc đau đớn cô đơn tột cùng (Mc 15: 34). Phải chăng, ngay cả một Thiên
Chúa cũng không có câu trả lời cho Con Chí Ái của Người trước một mầu
nhiệm đau khổ đó sao. Sự thinh lặng ấy của Chúa Cha cũng chính là sự
đồng ý để cho sự dữ tiếp tục tung hoành làm đau đớn người Con yêu dấu
của Người. Với bản tính loài người trước cơn đau đớn về thể xác, Chúa
Giêsu kêu lên những lời van xin tha thiết như thế, nhưng Ngài vẫn một
niềm xác tín vào Chúa Cha.
Tất cả những sự dữ đến từ những tên
lính Rôma, từ lòng ganh tị kết án bất công của những người thượng tế
giáo quyền, sự ngu muội mập mờ thiếu lập trường của đám đông dân chúng,
và sự thinh lặng của Thiên Chúa Cha vẫn chưa phải là lý do làm Chúa
Giêsu đau khổ vào bậc nhất. Vậy Chúa Giêsu đau khổ nhất vì lý do gì? Ai
làm Chúa đau khổ nhất? Chúng ta sẽ ngạc nhiên khi biết rằng chính
những môn đệ thân tín nhất của Ngài đã làm Ngài đau khổ nhất. Tại sao?
Tại vì họ là những người đã từng nghe Lời Ngài giảng dậy, từng ăn chung,
ở chung mái nhà với Ngài. Ngay cả trong sự thương khó của Thầy mình mà
họ vẫn không hiểu được giáo lý yêu thương của Ngài. Đã vậy tất cả lại
còn bỏ chạy trốn hầu hết trong cuộc thương khó của Chúa. Có anh hốt
hoảng lo chạy thoát thân đến độ vứt bỏ khăn chòang dù phải chiu thân thể
trần truồng (Mc: 14,52). Chỉ có được Phêrô và Gioan tò mò bước theo
Chúa từ đàng xa thì lại chối Chúa đến ba lần. Chúa đau khổ nhất vì Ngài
không có được một sự cảm thông từ những môn đệ thân tín nhất của Ngài.
Cho đến những giây phút trước giờ tử nạn, họ vẫn nghĩ đến danh vọng và
tiền bạc mà thôi. Họ không hiểu rằng Thầy của họ đang hiến mạng cho
chính họ và vì tội lỗi của họ. Người nào yêu một người mà người kia
không hề hay biết hoặc cứ ngoảnh mặt làm ngơ trước những công việc hy
sinh mình đang trải qua thì sẽ bị đau lắm. Chúa Giêsu đau khổ vì Ngài đã
giảng nhiều và đã trả giá hiến mạng nhưng các môn đệ yêu dấu của Ngài
vẫn không hiểu, không biết, không mở mắt, không thông cảm cho Ngài.
Một lý do nữa khiến Chúa đau khổ không
kém. Đó là đau khổ đến từ anh em, họ hàng, thân hữu, đồng hương của
Ngài. Trong Phúc Âm đã có những lần họ gọi Ngài là kẻ điên kẻ mất trí
khi Ngài đang hăng say rao giảng Lời Chúa cho dân. Có lấn, họ không
thích nghe Ngài giảng và cũng không muốn người khác nghe Ngài chỉ vì
Ngài không thỏa mãn nhũng nhu cầu về thể xác của họ (Mc 6:1-6). Họ muốn
được hưởng những miếng ăn thức uống và được khỏi bệnh nhưng Ngài chỉ chú
tâm vào việc giảng Lời và ban Thánh Thể. Khi Ngaì đang ra sức rao giảng
Lời Chúa hết sức mình mà họ còn gạt Ngài sang một bên thì huống chi khi
Ngài bị vu khống, ngược đãi bắt bớ thì họ lại càng không muốn liên lụy.
Chúa Giêsu sẽ còn tiếp tục bị đâm và
chịu đau khổ dài dài cho đến ngày tân thế khi những người con cái của
Chúa, những người có đạo không chịu lắng nghe Lời Chúa, không quí trọng
Thánh Thể và không chịu thi hành Đúc Ái Kitô Giáo theo ý của Ngài. Ngài
đã hy sinh hiến mạng sống để cho chúng ta có được Bí Tích Thánh Thể. Nếu
chúng ta những người tin Chúa Giêsu mà cứ chú trọng đến những nhu cầu
về thể xác như ăn uống, nhà cửa, tiền bạc, danh vọng, khỏi bệnh và hết
đau khổ, thì Chúa vẫn tiếp tục bị những nhát gươm vô hình đâm vào tim
Ngài. Ngài cảm thấy sự hy sinh và hiến mạng của Ngài vẫn chưa mở mắt và
đánh động chúng ta được.
Đứng trước một tình yêu bao la vĩ đại
của một Thiên Chúa tình yêu đã sai Con Một xuống hy sinh hiến mạng để
cứu độ và để mở mắt tâm hồn chúng ta, chúng ta hãy thinh lặng trong
những ngày Tam Nhật Thánh này mà suy gẫm về tình yêu và lòng thương xót
của Thiên Chúa