BÀI GIẢNG
CHÚA GIÊ-SU LÀ ĐẤNG CỨU
CHUỘC
Chúa Giê-su cứu chuộc chúng ta, Ngài
không phải chuộc chúng ta từ tay ma quỷ, vì ma quỷ không có quyền gì đối với
Ngài, dù tổ tông loài người sau khi phạm tội, satan đã trấn lột hết ơn Chúa,
khiến họ phải trần truồng xấu hổ (x St 3,7.10a). Nhưng Chúa Giê-su không đòi
lại từ tay ma quỷ những ơn mà chúng đã cướp nơi loài người, mà Ngài chuộc lại
từ tay Chúa Cha, những ơn huệ lớn lao hơn lòng ta mơ ước (x Ep 3,20), cho ta được
sống và sống cách dồi dào (x Ga 10,10). Vì Thiên Chúa là Đấng từ bi nhân hậu,
ơn huệ từ tay Ngài ban không bao giờ vơi cạn. Để cảm nghiệm được niềm vui ơn
cứu chuộc Chúa Giê-su ban lại cho chúng ta, qua các Bài đọc trong Phụng Vụ hôm
nay, chúng ta tìm hiểu 8 điểm giáo lý sau đây :
·
Tại
sao chủ chiên lại để 99 con trên núi mà đi tìm con lạc ?
·
Một
con lạc trở về, tại sao làm cho chủ vui mừng hơn 99 con không lạc ?
· Cuộc
trở về với Chúa phải khởi sự từ điểm nào quan trọng nhất ?
· Muốn
bạt đồi, lấp hố, nắn đường, làm sao tin mình có khả năng làm được ?
· Ngôn
sứ Isaia 40,6-8 nói; Con người là loài cỏ nay còn mai mất, chỉ có Lời Chúa là
bền vững, ông muốn nói gì ?
· Ngôn
sứ Isaia 40,2 nói; Thời phục dịch của thành đã mãn, tội của thành đã đền xong,
vì thành đã bị tay Thiên Chúa phạt gấp hai lần tội phạm, có nghĩa là gì ?
· Thiên
Chúa chăm sóc chúng ta như thế nào qua lời ngôn sứ Isaia ?
· Tv
96/95 dạy ta phải ca tụng Thiên Chúa thế nào ?
1/ TẠI SAO CHỦ CHIÊN
LẠI ĐỂ 99 CON TRÊN NÚI MÀ ĐI TÌM CON LẠC ?
Hình ảnh núi trong Thánh Kinh nói chung và đặc biệt dưới cái nhìn của
Mát-thêu, ông muốn nói với người Do-Thái; Núi là nơi con người được gặp gỡ
Thiên Chúa và cũng là nơi phát xuất ơn cứu độ, đó chính là Hội Thánh Chúa Ki-tô
được sinh ra từ trên “núi”. Cụ thể :
-
Sau
lụt Hồng thủy tàu Noe mắc cạn trên núi (x St 8,4); Điều này tiên báo Chúa
Giê-su thắng ma quỷ trên núi (x Mt 4,8-11) ; Ngài biểu lộ vinh quang Phục Sinh
ở núi Hiển Dung (x Mt 17,1-8) ; Ngài bị đóng đinh trên núi Sọ (x Mt 27,33).
-
Xưa
kia Chúa ban Luật cho ông Mô-sê trên núi Sinai (x Xh 19,18); Hình ảnh đó tiên báo
Đức Giê-su là Mô-sê mới, Ngài ban Hiến Chương Nước Trời cho Hội Thánh ở trên
núi (x Mt 5,1t) ; từ trên núi miền Ga-li-lê, trước khi Chúa Giê-su lên trời,
Ngài sai Tông Đồ đi khắp thế gian tập họp muôn dân vào Hội Thánh của Ngài ( x
Mt 28,16t).
Vậy hình ảnh chủ để 99 con chiên
không lạc trên núi, dù Đức Giê-su đã đưa 99% loài người vào Hội Thánh, chỉ còn
1% những kẻ lạc xa sự thật ở ngoài Hội Thánh, Ngài cũng muốn chăm sóc họ trong Hội Thánh của Ngài, để chỉ có một đoàn
chiên và một Chủ Chiên, vì thế Hiến Chế Hội Thánh số 9, giáo huấn Công Đồng
Vaticano II dạy ; “Chúa không cứu con
người cách riêng rẽ thiếu liên kết”.
2/ MỘT CON LẠC TRỞ
VỀ, TẠI SAO LÀM CHO CHỦ VUI MỪNG HƠN 99 CON KHÔNG LẠC ?
Nếu ta cắt nghĩa dụ ngôn chiên lạc
theo nghĩa đen, thì thật là vô lý ! Vì người nuôi chiên, ai cũng mong vắt được
nhiều sữa, lấy được nhiều thịt, đạt kinh tế cao. Thế thì 99 con chiên không lạc
làm cho chủ có nhiều lợi tức hơn, vậy tại sao chủ không vui mừng khi 99 chiên
không lạc, mà lại rất vui khi một con trở về, liệu nó có đem lại nhiều lợi tức
cho chủ hơn 99 con kia không ?!
Bởi đó, muốn hiểu đúng ý nghĩa và
giá trị của dụ ngôn chiên lạc, bắt buộc ta phải hiểu;
-
99
con chiên không lạc là các Tông Đồ Đức Giê-su chọn khi Ngài còn sống trên dương
thế !
-
Một
con chiên lạc trở về ràn chiên của chủ, đó chính là ông Phao-lô.
Thực vậy, bao nhiêu công sức của
“các Tông Đồ thượng đẳng” vẫn thua xa công sức riêng một mình ông Phao-lô trở
về, xét cả về lượng cũng như về phẩm chất !
o
Về lượng; Nếu ta gạch bỏ hết những lời ông
Phao-lô nói trong Tân Ước, thì cuốn Kinh Thánh Tân Ước chẳng còn được bao
nhiêu! Và một mình ông Phao-lô thành lập được nhiều giáo đoàn như Cô-rin-tô,
Ga-lát, Ê-phê-xô, Phi-líp-phê, Cô-lô-xê, Thê-xa-lô-ni-kê. Nếu ông Phao-lô không
trở về, thì có lẽ đạo Chúa đã bị ông khai tử từ lúc ông hằm hừ thở ra mùi sát
khí, lãnh trát các thượng tế, xông tới Đa-ma triệt hạ hết những ai tin vào Đức
Giê-su, và hôm nay thế giới chưa ai được biết Chúa !?
o Về phẩm; Giáo lý của thánh Phao-lô giảng
dạy về Đức Giê-su vô cùng phong phú và
sâu sắc, đến nỗi có nhiều người cho là Đức Giê-su không lập Hội Thánh Công giáo, mà là thánh
Phao-lô ! Và như vậy, chúng ta biết thánh Phao-lô không đơn phương độc mã trở
về với Chúa, mà ông còn trở thành chiên đầu đàn dẫn cả dân ngoại, trước đây
không thuộc về đàn chiên của Đức Giê-su, nay được ở trong chuồng chiên, chính
là Hội Thánh, dưới sự chăm sóc, dẫn dắt của Mục Tử Giê-su! Vì thế, thánh Tông
Đồ đã khoe với ông Ti-mô-thê, môn đệ ông rằng; “Đức Giê-su bước vào trần gian để
cứu những người tội lỗi, trong số đó tôi là người thứ nhất !” (1Tm 1,15)
Người thứ nhất ở đây không phải là người đầu tiên được Chúa cứu, mà là mẫu trở
về với Đức Giê-su cho tất cả mọi người.
Hiểu như thế, chúng ta mới biết giá trị câu nói của Đức Giê-su ; “Khi người tội lỗi ăn năn sám hối trở về, thì
cả tầng trời rúng lên vì niềm vui mừng!” (Lc 15,7a).
3/ CUỘC TRỞ VỀ VỚI
CHÚA PHẢI KHỞI SỰ TỪ ĐIỂM NÀO QUAN TRỌNG NHẤT ?
Nhìn vào đời sống của Phao-lô
trước khi trở lại, ông không phải là kẻ bất lương về mặt luân lý, vì ông là một
Biệt phái giữ Luật Mô-sê rất cẩn thủ, mà mục đích Luật Mô-sê dẫn người ta tin
vào Chúa Giê-su để hiệp thông với Ngài. Thế mà ông Phao-lô lại chống đối những
người tin vào Chúa Giê-su, ông chính là “chiên lạc nhà Israel”. Chỉ
khi nào ông thuộc về Chúa Ki-tô, dù ông còn yếu đuối về thân xác, như ông đã
thú nhận; “Sự thiện tôi muốn, tôi không
làm, còn sự dữ tôi không muốn, tôi lại cứ làm” (x Rm 7,18-19), thì trước
mặt Chúa ông vẫn là người công chính, vì Chúa luôn ở với ông, như Lời Ngài nói;
“Ơn Ta đủ cho con, vì chưng quyền năng
trong yếu đuối mới hoàn hảo” (2Cr 12,7-10),
nghĩa là ông đã được Chúa Ki-tô chộp lấy (x Pl 3,12), và được mặc lấy Ngài
(x Gl 3,27).
Vậy muốn trở về với Chúa để sửa
đổi đời sống luân lý bất chính của mình, thì trước hết phải trở về trong lãnh
vực Đức Tin, tức là canh tân đời sống Đức Tin của mình trong giáo lý của Hội
Thánh, như ông Phao-lô sau khi đã được
học giáo lý nơi môn đệ Chúa Giê-su (x Cv 9), ông đã trở nên vị Tông Đồ xuất sắc
không thua kém những môn đệ Chúa chọn (x 2 Cr 11,5).
4/ MUỐN BẠT ĐỒI, LẤP
HỐ, NẮN ĐƯỜNG, LÀM SAO TIN MÌNH CÓ KHẢ NĂNG LÀM ĐƯỢC?
Trong mùa Vọng, lời kêu gọi vang
dội nhất là; “Hãy bạt đồi, lấp hố, nắn
đường” , chính là tu chỉnh đời sống của mình khởi đi từ lãnh vực Đức Tin đến
lãnh vực luân lý như ông Phao-lô. Thiên Chúa đã ghi Luật của Ngài trong tâm
khảm con người là; Ai cũng khao khát được hạnh phúc và bình an trong tâm hồn,
nhưng thực tế không ai có thể tự mình làm mọi điều tốt như lòng mơ ước và tránh
được hết những điều xấu mình ghét. Mẹ Maria nhắn nhủ chúng ta; Muốn thắng được
tính kiêu căng, chỉ nhờ có “Chúa giơ cánh
tay mạnh mẽ oai quyền, Ngài hạ bệ những kẻ quyền thế, kiêu căng”; Chính
Chúa bạt đồi kiêu căng cho ta. “Ngài nâng
cao kẻ khiêm nhường, đói khát Ngài cho no thỏa”; Cũng chính Chúa giúp ta lấp
hố đam mê của xác thịt, “uốn nắn lại con
đường cong queo cho thẳng ”: Cũng
bởi tay Chúa thực hiện (x Lc 1,51-53).
Bởi thế, vua thánh Đa-vít nói; “Ví như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả
cũng là uổng công, thành kia mà Chúa không phòng giữ, uổng công người trấn thủ
canh đêm, bạn có thức khuya hay dậy sớm, khó nhọc làm ăn cũng hoài công, còn kẻ
được Chúa thương dầu có ngủ, Người vẫn ban cho đủ tiêu dùng” (Tv
127/126,1-2).
5/ NGÔN SỨ ISAIA
40,6-8 NÓI; CON NGƯỜI LÀ LOÀI CỎ NAY CÒN MAI MẤT, CHỈ CÓ LỜI CHÚA LÀ
BỀN VỮNG, ÔNG MUỐN NÓI GÌ ?
Người ta chỉ là cỏ, cỏ thì úa tàn
tùy theo thời tiết, cỏ thì cũng giống như loài thú vật, mà những ai không được
tạo dựng lại trong Chúa Giê-su, họ cũng chỉ là loài thú, bởi vì thú chết người
ta cũng chết (x Gv 3,18-19). Vậy ta muốn được sống đời đời trong hạnh phúc vẹn
toàn, thì ta phải :
§ Được sinh lại bởi Lời Chúa, như thánh Phê-rô nói; “Anh em đã được tái sinh không phải do thứ hạt giống mục nát mà là thứ
hạt giống bất hoại, nhờ Lời hằng sống và lâu bền của Thiên Chúa, vì; mọi xác
phàm như cỏ dại,cỏ thì khô cháy, hoa thì rũ tàn, còn ai sinh lại bằng Lời Chúa
thì bền mãi đời đời” (1Pr 1,23-25).
§ Đặc biệt là chúng ta còn được tái sinh bởi Chúa Giê-su Phục Sinh,
như lời thánh Phê-rô nói; “Anh em
hãy sám hối và mỗi người hãy chịu Phép Rửa nhân danh Chúa Giê-su Ki-tô, để được
ơn tha tội, và anh em sẽ nhận được ân huệ là
Thánh Thần” (Cv 2,38).
Vậy ta chỉ nhờ Chúa Giê-su, với
Chúa Giê-su, trong Chúa Giê-su (x Rm 11,36) mà sám hối tội để làm việc lành,
thì ta thoát ra khỏi sự sống của loài thụ tạo (x 1Cr 15,45), để đạt sự sống dồi
dào như Thiên Chúa (x Ga 6,57 ; 10,10).
6/ NGÔN SỨ ISAIA
40,2 NÓI; THỜI PHỤC DỊCH CỦA THÀNH ĐÃ MÃN, TỘI CỦA THÀNH ĐÃ ĐỀN XONG,
VÌ THÀNH ĐÃ BỊ TAY THIÊN CHÚA PHẠT GẤP HAI LẦN
TỘI PHẠM, CÓ NGHĨA LÀ GÌ ?
§ “Thời gian phục dịch của thành đã
mãn, tội của thành đã đền xong”; Ngôn sứ Isaia nhắc cho dân Do-Thái nhớ
lại vào năm – 587 đến – 538, vua Nabukodonosor đã bắt dân Do-Thái đi phục dịch
thân phận nô lệ ở Babylon suốt 40 năm, vì tội của họ không nghe lời các ngôn sứ
giáo dục, nhưng sau đó, Chúa thấy dân vẫn quy tụ lại mỗi ngày thứ bảy để đọc
cho nhau nghe những câu Lời Chúa đã thuộc lòng, vì thời bị lưu đày họ không còn
sách vở. Chúa thấy thiện chí của dân như thế, Ngài đã dùng bàn tay ông Ky-rô,
vua Ba-tư đánh thắng đế quốc Babylon và giải phóng cho dân Chúa được hồi hương,
lại còn giúp cho họ phương tiện tái thiết đền thờ Giê-ru-sa-lem vào năm – 539.
Đó là lý do ngôn sứ Isaia nói; “Tội của
thành đã đền xong”.
§ “Thành bị tay Đức Chúa giáng hai
lần tội phạm”; Ông Isaia lại nói về cảnh hoang tàn của Giê-ru-sa-lem,
vì dân chỉ thờ Chúa bằng môi miệng chứ không bằng tấm lòng, nhất là khi Chúa
Cha ban Con Một Ngài cho họ,họ không đón nhận lại tìm cách loại trừ. Bởi đó,
trong lịch sử thành Giê-ru-sa-lem bị phá hai lần; lần I bởi tay vua
Nabukodonosor vào năm -587, và cả Đền Thờ sau thời lưu đày được tái thiết cũng
bị đế quốc Roma phá năm 70.
Hai lần Đền Thờ của người Do-Thái
bị phá đã trở thành dấu chỉ tiên báo; Chúa không chỉ chọn riêng dân Israel,
Ngài cũng không còn nhận cách tế tự của Israel theo Luật Mô-sê, nhưng Ngài thâu
nhận muôn dân vào Hội Thánh của Ngài ; và Chúa Cha chỉ nhận Hy Tế của Con Một
Ngài thiết lập qua mầu nhiệm Tử Nạn và Phục Sinh, ai gia nhập Hội Thánh và hiệp
thông với Hy Tế của Chúa Giê-su, thì con người của họ có giá trị hơn đền thờ
Giê-ru-sa-lem được xây dựng bởi những vật liệu quý giá, và họ là Đền Thờ của
Chúa cư ngụ vĩnh viễn, không sự ác tàn
phá nổi !(x 1Cr 3, 16-17)
Hình ảnh đền thờ Giê-ru-sa-lem bị
phá hai lần chỉ vì dân không sống theo Lời Chúa dạy, lại trở thành dấu chỉ
người Ki-tô nào không sống theo lời giáo huấn của Hội Thánh, thì cuộc đời của
họ cũng bị satan phá hủy hai lần; vào giờ chết và vào giờ cánh chung.
7/ THIÊN CHÚA CHĂM
SÓC CHÚNG TA NHƯ THẾ NÀO QUA LỜI NGÔN SỨ ISAIA ?
Qua Bài đọc, ngôn sứ Isaia đã hé
mở cho chúng ta; Vào ngày Thiên Chúa cứu độ; “Chúa chăm sóc chúng ta như một Mục Tử chăm sóc đoàn chiên, Ngài tập
trung cả đoàn dưới cánh tay. Lũ chiên con, Người ấp ủ vào lòng, bầy chiên mẹ
cũng tận tình dẫn dắt” (Is 40,11; Bài đọc).
Trong Tin Mừng, thánh sử Luca cũng
ghi Lời Chúa Giê-su thổn thức trong tâm tình muốn chăm sóc dân của Ngài, nhưng
họ không muốn đón nhận, Ngài nói; “Giê-ru-sa-lem,
Giê-ru-sa-lem! Ngươi giết các ngôn sứ và ném đá những kẻ được sai đến cùng
ngươi! Đã bao lần Ta muốn tập họp con cái ngươi lại, như gà mẹ tập họp gà con
dưới cánh, mà các ngươi không chịu” (Lc 13,34).
Ngôn sứ Isaia còn nói; “Có khi nào người mẹ quên được đứa con thơ
của mình,hay chẳng thương đứa con mình đã mang nặng đẻ đau? Cho dù người mẹ có
quên đi nữa, thì Ta, Ta cũng chẳng quên ngươi bao giờ” (Is 49,15).
Bởi thế vua thánh Đa-vít nói; “Lạy Chúa, Ngài dò xét con và Ngài biết rõ,
biết cả khi con đứng con ngồi.Con nghĩ tưởng gì, Ngài thấu suốt từ xa, đi lại
hay nghỉ ngơi, Chúa đều xem xét, mọi nẻo đường con đi, Ngài quen thuộc cả.
Miệng lưỡi con chưa thốt nên lời, thì lạy CHÚA, Ngài đã am tường hết.Ngài bao
bọc con cả sau lẫn trước, bàn tay của Ngài, Ngài đặt lên con.Kỳ diệu thay, tri
thức siêu phàm,quá cao vời, con chẳng sao vươn tới! Đi mãi đâu cho thoát thần
trí Ngài, lẩn nơi nào cho khuất được Thánh Nhan?Con có lên trời, Chúa đang ngự
đó, nằm dưới âm ty, vẫn gặp thấy Ngài. Dù chắp cánh bay từ phía hừng đông xuất
hiện, đến ở nơi chân trời góc biển phương tây,tại đó cũng tay Ngài đưa dẫn,
cánh tay hùng mạnh giữ lấy con. Con mới là bào thai, mắt Ngài đã thấy; mọi ngày
đời được dành sẵn cho con đều thấy ghi trong sổ sách Ngài, trước khi ngày đầu
của đời con khởi sự.” (Tv 139/138,1-10.16)
8/ TV 96/95 DẠY TA
PHẢI CA TỤNG THIÊN CHÚA THẾ NÀO ?
Xưa kia vì tội Adam, Eva, thì vườn
Địa đường trở thành địa ngục; “Gai góc
mọc lên cho họ” (x St 3,18). Có nghĩa là khi họ còn trung thành với Chúa,
thì môi trường họ sống là Thiên Đàng dưới đất (vườn Địa Đàng), và khi bất trung
với Chúa, cũng môi trường ấy trở nên khó sống đối với họ ! Nhưng “ngày của Chúa gần kề, kìa Người ngự đến cứu
chuộc chúng ta” (Tung Hô Tin Mừng), Ngài làm cho cả môi trường sống trở nên
thuận lợi và đem lại hạnh phúc, như vua thánh Đa-vít nói; “Hát lên bài ca mới, hỡi toàn thể địa cầu. Trời hãy vui lên, đất hãy
nhảy mừng, biển gầm vang cùng muôn hải vật, ruộng đồng cùng hoa trái nào hoan
hỷ. Hỡi cây cối rừng xanh, hãy reo mừng trước tôn nhan Thiên Chúa, vì Người ngự
đến, Người ngự đến xét xử trần gian. Người xét xử địa cầu theo đường công
chính, xét xử muôn dân theo chân lý của Người. Hãy nói với muôn dân; Chúa là
Vua hiển trị, Người xét xử muôn nước theo đường ngay thẳng” (Tv
96/95,2-13). “Kìa Thiên Chúa chúng ta
quang lâm hùng dũng” (Is 40,9-10; Đáp ca).
THUỘC LÒNG
Chúa luôn gìn giữ tôi chẳng khác nào con ngươi mắt Ngài (Dnl 32,10).