BÀI GIẢNG
TÔNG ĐỒ ĐOÀN CỦA ĐỨC GIÊSU
Muốn
Hội Thánh được phát triển, cần có nhiều môn đệ Đức Kitô đi làm việc Tông Đồ, để
tập họp thêm nhiều người vào Hội Thánh. Vì việc Tông Đồ không phải chỉ dành
riêng cho hàng giáo sĩ, mà là của toàn thể giáo dân biết cộng tác với các chủ
chăn của mình. Do đó, ông Luca đã cho chúng ta nhận thức về sứ mệnh Tông Đồ của
mọi Kitô hữu như sau :
1.Mọi
Kitô hữu phải làm Tông Đồ cho Chúa.
2.Làm
Tông Đồ là làm chứng cho sự thật.
3.Người
Tông Đồ xin Chủ ruộng sai thợ đi gặt lúa.
4.Muốn
làm Tông Đồ phải được Hội Thánh sai đi.
5.Con
đường Tông Đồ là con đường chông gai.
6.Tông
Đồ phải sống tinh thần nghèo khó.
7.Làm
Tông Đồ là việc khẩn thiết nhất.
8.Muốn
được bình an phải loan báo Tin Mừng.
9.Việc
Tông Đồ là dìu tha nhân vào Hội Thánh như đặt trẻ thơ vào bầu sữa mẹ.
10. Phó thác việc Tông Đồ cho Chúa.
11. Kẻ khước từ Tin Mừng là tự chuốc
lấy tai họa.
12. Niềm vui đích thực của người Tông
Đồ.
1/ MỌI KITÔ HỮU PHẢI LÀM TÔNG ĐỒ
CHO CHÚA.
Đức
Giêsu không chỉ muốn chọn 12 người đàn ông Do thái làm môn đệ để họ làm việc
Tông Đồ cho Ngài, mà Ngài còn muốn mời gọi muôn dân trên trái đất. Đó là lý do
Ngài chọn 70 hay 72 môn đệ (x Lc 10,1a).Ta biết con số 70 (theo bản văn tiếng
Hipri) hay số 72 (theo bản văn tiếng Hy Lạp) môn đệ Đức Giêsu chọn là hình ảnh
con cháu ông Noe sau lụt Hồng Thủy (x St 10), mà lụt Hồng Thủy là hình ảnh tiên
báo về Bí tích Thánh Tẩy ; đồng thời số 72 cũng là dòng giống dân Israel (x Xh
1,5). Do đó những ai đã nhận Bí tích Thánh Tẩy đều là giống nòi của Israel mới,
để có nhiều môn đệ cộng tác vào việc Nước Thiên Chúa, như thuở xưa một mình ông
Môsê điều hành Israel không nổi, nhạc phụ ông đã khuyên nên chọn lấy 72 vị kỳ
lão để tiếp tay với ông (x Xh 18,13t).
Vào
thời Tân Ước, hàng giáo sĩ là hiện thân Nhóm Mười Hai của Đức Giêsu chọn, cũng
cần phải được nhiều giáo dân cộng tác. Bởi thế, trước khi Ngài lìa biệt Nhóm
Mười Một về cùng Cha, Ngài truyền lệnh cho môn đệ đi khắp thế gian tập họp môn
đệ cho Ngài bằng hai việc : Làm Phép Rửa cho họ nhân danh Chúa Cha và Chúa Con
và Chúa Thánh Thần, và dạy họ tuân giữ
những Lời Chúa Giêsu đã truyền (x Mt 28, 19-20), thì công việc Mục Vụ của Hội
Thánh mới đạt được kết quả cao.
2/ LÀM TÔNG ĐỒ LÀ LÀM CHỨNG CHO SỰ
THẬT.
Đó
là lý do Đức Giêsu sai từng hai người môn đệ đi làm việc Tông Đồ (x Lc 10,1b).
Không phải chỉ nhằm để họ giúp đỡ nhau, mà “đôi chứng nhân” có ý nhấn mạnh :
làm Tông Đồ là đi loan báo sự thật. Vì theo theo luật Do Thái, một điều gọi là
chân lý có gía trị, phải có ít là hai người chứng (x Dnl 19,15), hầu tất cả
công việc được đoán định do miệng hai, ba nhân chứng (x Mt 18,16). Nhưng chứng
của hai hay nhiều người có khi còn gia tăng sự gian ác, như các chứng nhân
trong phiên tòa xử Đức Giêsu ! Vậy “cặp chứng nhân’’ chỉ có gía trị khi người
Tông Đồ của Chúa ý thức sống những điều sau :
Þ Mến Chúa phải yêu người (x Mt
22,34).
Þ Làm trước rồi mới dạy (x Mc 6,30).
Þ Phá hủy để xây dựng (x Gr 1,10).
Þ Đau khổ đến vinh quang (x Lc
24,26).
Þ Nô lệ mới làm chủ (x Mc 10,35).
Þ Lãnh nhận để dâng hiến (x Mc
10,28t).
Þ Dùng gía trị đời này để quy hướng về gía trị đời sau (x Lc
19,9).
Sống được những đòi hỏi như trên
là dọn chỗ tâm hồn đồng loại cho Đức Giêsu đến để ban phát ơn cứu độ (x Lc
10,1b).
3/ NGƯỜI TÔNG ĐỒ XIN CHỦ RUỘNG SAI
THỢ ĐI GẶT LÚA.
Đức
Giêsu nói : “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt
lại ít” (Lc 10,2a).
Thợ gặt ít : Suốt ba năm Đức Giêsu chọn và
huấn luyện các Tông Đồ (Nhóm Mười Hai). Thế mà khi Ngài về trời, chỉ còn 11
người được Ngài sai đi. Đấy là về lượng! Còn về phẩm, trong số những người Đức
Giêsu sai đi, có kẻ còn hoài nghi! (x Mt 28,16-17)
Muốn thêm người tham gia việc Tông
Đồ, muốn bớt hoài nghi về Đức Tin, ta cần phải tích cực loan báo Tin Mừng, để
quy tụ thêm nhiều người đến gặt lúa Nước Thiên Chúa, tức là đón nhận ơn cứu độ
từ Hy Tế của Chúa Giêsu thiết lập và truyền cho Hội Thánh cử hành, như Lời Đức
Giêsu nói : “Bốn tháng có qua, mùa màng
mới đến ! Này : Ta bảo các ngươi hãy ngước mắt lên mà nhìn : đồng lúa đã chín
vàng chờ gặt ! Rồi kìa thợ gặt lĩnh công và thu lượm hoa mầu cho sự sống đời
đời, để cho kẻ gieo một thể cùng người gặt đều hoan hỷ. Vì đây lời tục ngữ cũng
thật : Người này gieo kẻ khác gặt ! Ta sai các ngươi đi gặt điều các ngươi
không vất vả làm ra ! Có những kẻ khác đã vất vả rồi, còn các ngươi đã đến thừa
hưởng công lao của họ” (Ga 4, 35-38).
Lý do Đức Giêsu nói : “Bốn tháng có
qua mùa màng mới đến”
là vì người Do Thái xuống giống vào tháng 11 đến 12 (mùa Giáng Sinh) ; mùa gặt
vào giữa tháng 4 (mùa Phục Sinh). Thế thì từ mùa Giáng Sinh đến mùa Phục Sinh
thời gian là bốn tháng,đây là thời Đức Giêsu thực thi chức Tư Tế của Ngài trên
trần gian, rồi Ngài về ngự bên hữu Chúa Cha hằng chuyển cầu cho tất cả những ai
đến tham dự Thánh Lễ mà Hội Thánh làm hiện tại hóa Hy Tế của Chúa Giêsu. Cho
nên đi dự Lễ là gặt hái hoa trái cứu độ được Đức Giêsu cùng các thánh vất vả
làm ra “mùa lúa chín vàng”.
Thế mà có mấy người biết quý trọng
Thánh Lễ, đúng là mùa lúa chín thiếu thợ
gặt Thật là chua xót đối với Đức Giêsu,
mới hơn 20 thế kỷ nay, những người mang danh là Công Giáo nhất là bên Âu Châu
hầu hết bỏ dự Lễ và càng không quan tâm đến việc rước Lễ, không gặt hái mùa lúa
chín vàng do Đức Giêsu và bao nhiêu chứng nhân đã vất vả trồng hạt Lời, và tưới
bón bằng máu thịt của mình, để có mùa lúa chín chờ người gặt.
4/ MUỐN LÀM TÔNG ĐỒ, PHẢI ĐƯỢC HỘI
THÁNH SAI ĐI.
Chúa
phán : “Chúng con hãy xin chủ mùa sai thợ
ra gặt lúa về” (Lc 10,2b). Cụ thể qua đời sống thánh Phaolô, là một Biệt
phái rất nhiệt thành thờ Chúa theo Luật Môsê, ông đã trở thành kẻ giết Chúa (x
Cv 9,4). Nhưng khi được Chúa Giêsu chộp lấy, huấn luyện và sai ông đi làm vườn
nho cho Ngài, ông mới ý thức về việc Tông Đồ Ngài trao cho Hội Thánh, ông nói :
“Làm sao họ kêu cầu Đấng họ không tin?
Làm sao họ tin Đấng họ không được nghe? Làm sao mà nghe, nếu không có ai rao
giảng? Làm sao mà rao giảng, nếu không được sai đi ?’’ (Rm 10,14-15a) Với
lòng xác tín như trên, nên ông Phaolô trước khi đi truyền giảng Tin Mừng, ông
đã đến gặp các thủ lãnh của Hội Thánh để nhận quyền Sai Đi, bằng không việc
phục vụ của ông trở nên vô ích (x Gl 2,1-2).
5/ CON ĐƯỜNG TÔNG ĐỒ LÀ CON ĐƯỜNG
CHÔNG GAI.
Đức
Giêsu nói : “Thầy sai anh em đi như chiên
vào giữa bầy sói” (Lc 10,3). Niềm tin “ở hiền gặp lành” chỉ có thể hiểu
trong thế giới Phục Sinh. Còn đời này phải biết rằng : “Ai càng thiết tha sống chân lý, càng gặp nhiều chống đối, nhiều kẻ
ghét, và cuối cùng vẫn cô đơn !” Ta cứ nhìn vào mẫu gương sống của Đức Giêsu
: Ai thánh thiện bằng Ngài ? Ai thương người bằng Ngài ? Thế mà Đức Giêsu làm
Tông Đồ cho Chúa Cha chưa tròn 3 năm, thì chính những kẻ đã từng thụ ơn lại ra
tay giết Ngài ! Trên thập gía, Ngài nhìn xuống tìm những người đã thụ ơn, họ
đều trốn mất! Chỉ còn lại những kẻ chế diễu Ngài ! Ngài cất tiếng kêu cứu nơi
Chúa Cha, Người lại im lặng! Đến nỗi Đức Giêsu phải thốt lên : “Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của Con, sao
Người bỏ rơi Con ” (Mt 27,46)
Thánh
Tông Đồ ý thức con đường theo Chúa là thế, nên ông đã nói : “Ước chi tôi chẳng hãnh diện về điều gì,
ngoài thập gía Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta!” (Gl 6,14 : Bài đọc II). Bởi đó nếu ta theo
Đức Giêsu chỉ dừng chân ở thập giá thì ta là kẻ khốn nạn nhất trên đời (1Cr
15,19), nên ta phải hướng về mầu nhiệm Phục Sinh. Chính ông Gióp lúc quá khổ, không
thể lý giải sự đau khổ của mình bằng lý luận loài người. Đau khổ của ông cũng
như của loài người chỉ có thể hiểu lý do, ý nghĩa và hiệu quả trong thế giới
Phục Sinh, nên ông nói : “Tôi biết rằng
Đấng bênh vực tôi vẫn sống, và sau cùng, Người sẽ đứng lên trên cõi đất. Sau
khi da tôi đây bị tiêu huỷ, thì với tấm thân, tôi sẽ được nhìn ngắm Thiên Chúa.
Chính tôi sẽ được ngắm nhìn Người, Đấng mắt tôi nhìn thấy không phải người xa
lạ.Lòng tôi những tha thiết mong chờ” (G 19,25-27).
6/ TÔNG ĐỒ PHẢI SỐNG TINH THẦN
NGHÈO KHÓ.
Đức
Giêsu nói : “Đừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép.” (Lc 10,4a) Nghĩa là phải sống
theo gương Đức Giêsu : “Ngài vốn dĩ là
Đấng giàu có, nhưng vì chúng ta, Ngài đã trở nên nghèo khó, để chúng ta được
giàu có, nhờ sự nghèo khó của Ngài
!” (2Cr 8,9) Thì người môn đệ của Đức Giêsu cũng phải cần cù làm việc để có thu
nhập cao, đạt chỉ tiêu giàu có giống Đức Giêsu, nhưng vì phục vụ Tin Mừng mà ta
trở nên nghèo để đồng loại được giàu có về Đức Tin ; còn người môn đệ chấp nhận
nghèo khó như Thầy Giêsu không có nơi ngả đầu (x Lc 9, 58).
Vậy
người môn đệ Đức Giêsu hãy sống nghèo cách cụ thể như Lời Ngài dạy :
vAi cho gì dùng nấy, không lang thang kiếm chác! (x Lc 10,7 :
Tin Mừng)
vChính Chúa mới là gia nghiệp đời
mình. (x Tv 16/15,5)
7/ LÀM TÔNG ĐỒ LÀ VIỆC KHẨN THIẾT
NHẤT.
Đức
Giêsu nói : “Đừng chào hỏi ai dọc đường” (Lc 10,4b). Lời căn dặn này nhắc
lại cho ta chuyện ngôn sứ Êlysa sai đầy tớ là anh Ghêkhaji, cầm gậy của thầy
chạy mau đến nhà bà lớn thành Shunem để đặt gậy lên xác con trai bà, làm cho
cậu hồi sinh. Vì việc cấp bách, nên ngôn sứ Êlysa dặn tên đầy tớ : “Đừng chào hỏi ai” (x 2V 4,18-37). Thế
thì việc loan báo Tin Mừng là hành động cứu cấp đồng loại thoát tay tử thần,
nên không còn để ý đến việc chào hỏi hay từ giã ai (x Lc 9,61t). Nghĩa là không
có gì làm bận tâm để phải trì hoãn việc loan báo Tin Mừng.
8/ MUỐN ĐƯỢC BÌNH AN PHẢI LOAN BÁO
TIN MỪNG.
Đức
Giêsu nói : “Vào bất cứ nhà nào, trước
tiên hãy nói : “Bình an cho nhà này !” Nếu ở đó, có ai đáng hưởng bình an, thì bình an
của anh em sẽ ở lại với người ấy ; bằng không thì bình an sẽ trở lại với anh em” (Lc 10,5-6 : Tin Mừng). Rõ ràng việc rao giảng Tin Mừng luôn luôn
phát sinh sự bình an : Ai biết đón nhận Tin Mừng, sự bình an đến với họ ; bằng
không sự bình an trở về cho sứ giả Tin Mừng. Nói cách khác, làm Tông Đồ là đem bình an cho môi trường sống và phát
sinh bình an trong nội tâm người loan báo. Bởi vì chính Lời Chúa có sức mạnh
ban ơn, như Chúa nói : “Lời Ta một khi
xuất phát từ miệng Ta, sẽ không trở về với Ta nếu chưa đạt kết quả, chưa thực
hiện ý muốn của Ta, chưa chu toàn sứ mạng Ta giao phó” (Is 55,11). Do đó
thánh Phaolô qủa quyết rằng : “Lời Thiên
Chúa, anh em đã đón nhận, không phải như lời người phàm, nhưng như Lời Thiên
Chúa, đúng theo bản tính của Lời ấy. Lời đó tác động nơi anh em là những tín
hữu.” (1Tx 2,13).
9/ VIỆC
TÔNG ĐỒ LÀ DÌU THA NHÂN VÀO HỘI THÁNH NHƯ ĐẶT TRẺ THƠ VÀO BẦU SỮA MẸ.
Ngôn
sứ Isaia nói : “Như trẻ thơ bú no bầu sữa
mẹ.Vì Đức Chúa phán như sau: Này Ta tuôn đổ xuống Thành Đô ơn thái bình tựa
dòng sông Cả, và Ta khiến của cải chư dân chảy về tràn lan như thác vỡ bờ. Các
ngươi sẽ được nuôi bằng sữa mẹ,được bồng ẵm bên hông, nâng niu trên đầu gối.
Như mẹ hiền an ủi con thơ, Ta sẽ an ủi các ngươi như vậy.” (Is 66,11-13 :
Bài I)
Trong
bối cảnh dân Do Thái thoát khỏi thời nô lệ bên Babylon, dân Chúa đã được hồi
hương tái thiết lại đền thờ Giêrusalem, Đền Thờ này trở thành chứng từ về Thiên
Chúa toàn năng, đầy lòng thương xót, muôn phúc lộc từ trời tuôn xuống tràn ngập
cung điện Ngài. Đền thánh Giêrusalem trở thành người mẹ hiền với bầu sữa căng
đang chờ đón đứa con đến bú mớm! (x Bài đọc I) Nhưng lời ngôn sứ Isaia chỉ thể
hiện trọn vẹn khi Đức Giêsu từ cõi chết sống lại. Do đó, người môn đệ Đức Kitô
phải là những ngôn sứ Isaia mới, loan báo cho muôn dân biết về thành Giêrusalem
mới (Hội Thánh), hầu đưa cả loài người vào Hội Thánh, vì Thiên Chúa muốn toàn
thể trái đất qùy lạy tôn vinh Chúa, và reo vui vì được Ngài cứu độ ! (Tv 66/65
: Đáp ca)
10/ PHÓ THÁC, DÂNG VIỆC TÔNG ĐỒ CHO
CHÚA.
Chúa
nói : “Khi gặp chống đối, hãy gĩu bụi chân và ra khỏi thành đó.” (x Lc 10,11)
Đó
là cử chỉ của người Do Thái từ miền dân ngoại trở về quê hương. Vậy kẻ nào
chống đối lời giảng của môn đệ Đức Giêsu, họ là dân ngoại, hãy phó thác họ cho
Chúa. Vì Đức Giêsu hay sang vùng ngoại giáo giảng dạy, bất chấp luật Do Thái
cấm cản (x Mt 4,12t). Đừng quên rằng “ví như Chúa
chẳng xây nhà, thợ nề vất vả cũng là uổng công, thành kia mà Chúa không phòng giữ,
uổng công người trấn thủ canh đêm. Bạn có thức khuya hay dậy sớm, khó nhọc làm
ăn cũng hoài công, còn kẻ được Chúa thương dầu có ngủ, Ngài vẫn ban cho đủ tiêu
dùng” (Tv
127/126,1-2)
11/ KẺ KHƯỚC TỪ TIN MỪNG LÀ TỰ CHUỐC
TAI HỌA.
Ai
không nghe lời Hội Thánh rao giảng, thì tội họ nặng hơn những kẻ làm nghề bán
thân ở Sôđôma, mặc dù Thiên Chúa đã trút lửa xuống thiêu đốt thành này (x Lc
10,12 : Tin Mừng). Bởi vì kẻ giết Chúa, còn được Ngài cầu nguyện cho : “Lạy Cha, xin
tha cho họ, vì họ lầm !” (Lc 23,34) Nhưng Ngài không cầu nguyện cho kẻ không muốn đón nhận
Lời Hội Thánh rao giảng : “Lạy Cha, Con không cầu xin cho thế gian, là kẻ không
tin vào Con do Cha sai đến với họ !” (Ga 17,9)
12/ NIỀM VUI ĐÍCH THỰC CỦA NGƯỜI
TÔNG ĐỒ.
Khi
các Tông Đồ trở về báo cáo lại cho Đức Giêsu : Nhờ danh Ngài mà ma qủy đã lụy
phục họ. Đức Giêsu nói thêm với các Tông Đồ về sự thất bại của ma qủy nhờ lời
rao giảng của môn đệ : “Thầy đã thấy Satan
như một tia chớp sa xuống !” (x
Lc 10,17-18 : Tin Mừng). Là Ngài muốn gợi lại hình ảnh trong sách ngôn sứ Isaia
(14,12-13) như sau :
Thiên
thần Lucifer (mang ánh sáng) chỉ hành tinh Venus (sao mai), vì kiêu ngạo nên đã
bị quăng xuống vực thẳm. Tuy nhiên các môn đệ chớ mừng vì ma qủy đã khuất phục
họ, nhưng hãy mừng vì tên của các ông đã được ghi trên trời, nghĩa là được cứu
độ. (x Kh 3,5)
Mà
làm sao có tên ghi ở trên trời? Nếu người Tông Đồ không sống điều mình đã loan
báo ! Thánh Phaolô đã để lại cho chúng ta mẫu gương sống Đạo, như lời ông nói :
“Tôi nhắm con ngươi đồng tử mà thụi vào
chính thân tôi, và bắt nó quỵ lụy phục tùng, kẻo nhỡ ra đã làm thày dạy kẻ khác
mà chính tôi lại bị thải” (1Cr 9,27). Bởi vì, cho dù họ có nhân danh Chúa
mà nói tiên tri, nhân danh Chúa mà trừ qủy, nhân danh Chúa mà làm phép lạ, mà
họ không thi hành ý Cha trên trời, thì trước tòa phán xét, họ sẽ bị kết án là
đã làm những điều gian ác ! (x Mt 7,21)
Truyện kể :
Một cán bộ Cộng sản nói với các
Linh mục trong dịp Tĩnh Tâm như thế này : “Theo tôi, các Linh mục Ấn Độ chậm
tiến ít là 200 năm. Các ông mù tịt về tất cả các hệ thống tân thời để quảng bá
tư tưởng. Các ông dùng tiền để xây cơ sở, còn chúng tôi dùng tiền để in sách và
làm báo chí. Các ông mở trường và dạy con nít biết đọc biết viết, rồi các ông
không cho chúng nó cái gì để đọc. Chúng tôi cho tất cả, từ những chữ viết trên
tường tới báo chí, từ những sách lớn tới sách nhỏ thích hợp cho mỗi lứa tuổi và
hoàn cảnh. Các ông có rất nhiều báo chí đạo đức, nhưng có rất ít báo chí tư
tưởng…
Các
ông lập các nhà in để kiếm tiền, chúng tôi lập nhà in để tuyên truyền, các ông
phân phát sữa bột cho dân nghèo, chúng tôi phân phát tư tưởng. Các ông bận tâm
lo lắng nuôi cái bụng của dân, chúng tôi nuôi tâm trí. Các ông nói là tư tưởng
hướng dẫn thế giới, nhưng các ông không quảng bá tư tưởng. Trong cuộc đọ sức tư
tưởng, các ông đã thua trên khắp thế giới và cả trên đất Ấn Độ… trên bình diện
tư tưởng các ông đã bại trận, vì chúng tôi tạo được dư luận, còn các ông thì
bất lực. Các ông phải tiêu hơn ít nữa 100 lần cho báo chí, phim ảnh, truyền
thanh, truyền hình để giúp những ai muốn học và những ai có khả năng tạo dư
luận. Lời khuyên của tôi đáng giá ngàn vàng. Và vì đã cho các ông lời khuyên
này, tôi đáng bị loại khỏi đảng !”
THUỘC LÒNG.
Tôi không hề nhúng tay vào việc đổ máu người nào, vì
tôi không thiếu sót việc rao giảng Tin Mừng. (Cv 20,26-27)
http://phaolomoi.net
Lm Giuse Đinh Quang
Thịnh