BÀI ĐỌC 1 VÀ 2 (NẾU CÓ)
BÀI ĐỌC : Hc
5,1-8
1
Đừng cậy vào tài sản của con, và đừng nói: "Tôi có đủ cả rồi! " 2
Đừng chiều theo ước muốn và sức lực của con, mà thoả mãn những đam mê của lòng
mình. 3 Đừng nói: "Ai làm gì được tôi? " Vì Đức Chúa là
Đấng công minh sẽ trừng phạt. 4 Đừng nói: "Tôi đã phạm tội
nhưng nào có sao? "Bởi vì Đức Chúa nhẫn nại đó! 5 Đừng ỷ được
tha thứ mà khinh nhờn, rồi cứ chồng chất tội này lên tội khác.6 Đừng
nói: "Người rất mực cảm thương, tôi có phạm tội nhiều, Người cũng tha thứ
cả! " Vì Người thương xót, Người cũng nổi lôi đình, và cơn lôi đình của
Người ập xuống quân tội lỗi. 7
Đừng trì hoãn, hãy trở về với Đức Chúa đi; đừng lần lữa hết ngày này qua ngày
khác, vì thình lình Đức Chúa sẽ nổi cơn thịnh nộ,và trong thời trừng phạt, con
sẽ phải tiêu vong. 8 Đừng cậy dựa vào của cải bất chính, vì điều đó
chẳng ích gì cho con ngày con gặp bất hạnh.
ĐÁP CA : Tv
1
Đ. Phúc
thay người đặt tin tưởng nơi Chúa. (Tv 39,5a)
1 Phúc
thay người chẳng nghe theo lời bọn ác nhân,chẳng bước vào đường quân tội lỗi,
không nhập bọn với phường ngạo mạn kiêu căng, 2 nhưng vui thú với lề
luật Chúa, nhẩm đi nhẩm lại suốt đêm ngày.
3 Người
ấy tựa cây trồng bên dòng nước, cứ đúng mùa là hoa quả trổ sinh, cành lá chẳng khi
nào tàn tạ.Người như thế làm chi cũng sẽ thành.
4 Ác
nhân đâu được vậy: chúng khác nào vỏ trấu gió thổi bay. 6 Vì Chúa
hằng che chở nẻo đường người công chính, còn đường lối ác nhân đưa tới chỗ diệt
vong.
BÀI GIẢNG
PHẨM GIÁ
CON NGƯỜI DO Ý HƯỚNG VIỆC LÀM
Ông
Gamaliel đã xác tín cho chúng ta : Mọi việc của loài người dù có giá trị đến
đâu trước sau ra tro bụi, chỉ việc nào của Thiên Chúa mới có giá trị vĩnh cửu,
không ai phá hủy được, kẻ nào phá sẽ chuốc họa vào thân (x Cv 5, 38-39). Cũng
tư tưởng này, thánh Tông Đồ nói : “Mọi
việc ta làm nhờ, với, trong Chúa Giê-su, mới quy về Thiên Chúa và tôn vinh Ngài”
(Rm 11,36). Do đó dù ăn, uống, hay làm bất cứ việc gì, hãy làm vì Chúa chứ
không cho người đời, như vậy mới tôn vinh Thiên Chúa (x Cl 3,23 ; 1Cr 10,31).
Những
chứng từ mạc khải trên đưa đến kết luận : Phẩm
giá của con người là do ý hướng việc làm, chứ không phải do bản chất của công
việc. Đan cử : Ta đang lái xe với vận tốc cao, thình lình bánh trước nổ
tung, xe lao vào một người đi đường làm chết tại chỗ. Sự cố ấy tai hại quá lớn
lao, nhưng ta vô tội vì ngoài ý muốn ta. Trái lại, ta mơ ước giết một người để
trả thù, dù ta chưa giết được họ, ta đã mang tội sát nhân! Chính vì thế Đức
Giê-su nói : “Ai nấy sẽ được thanh luyện
bằng lửa như thể ướp bằng muối” (Mc 9, 49 : Tin Mừng).
Ø
“Ai
nấy sẽ được thanh luyện bằng lửa”. Thánh Phao-lô nói : “Người ta có thể dùng vàng, bạc, đá quý, gỗ,
cỏ, rơm mà xây trên nền đó. Nhưng công việc của mỗi người sẽ được phơi bày ra
ánh sáng. Thật thế, Ngày của Chúa sẽ cho thấy công việc đó, vì Ngày ấy tỏ rạng
trong lửa; chính lửa này sẽ thử nghiệm giá trị công việc của mỗi người. Công
việc xây dựng của ai tồn tại trên nền, thì người ấy sẽ được lĩnh thưởng. Còn
công việc của ai bị thiêu huỷ, thì người ấy sẽ phải thiệt.” (1Cr 3, 12-15a).
Ø
“Như
thể ướp bằng muối”. Luật Do Thái nói về lễ vật dâng Chúa được Ngài chấp
nhận : “(Các) ngươi phải bỏ muối vào mọi
lễ phẩm (các) ngươi dâng tiến; (các) ngươi không được để lễ phẩm (các) ngươi
thiếu muối của giao ước của Thiên Chúa (các) ngươi; (các) ngươi phải dâng muối
cùng với mọi lễ tiến của (các) ngươi” (Lv 2,13). Nghĩa là cuộc đời của ta
phải như muối mặn, nó rất cần cho sự sống con người, vì lương thực ta dùng dù
có là cao lương, nhưng nếu thiếu muối (thiếu mặn), thì nó ra vô vị! Bởi đó nếu
ta cứ ăn lạt, chắc chắn tử thần sẽ đón ta! Chính vì thế mà Đức Giê-su nói : “Muối là cái gì tốt. Nhưng muối mà hết mặn,
thì anh em sẽ lấy gì ướp cho mặn lại? Anh em hãy giữ muối trong lòng anh em, và
sống hoà thuận với nhau.” (Mc 9,50 : Tin Mừng). Vì thế ta phải ý thức sống
hai điều :
-
Tích cực : chia sẻ khả
năng cho đồng loại.
-
Tiêu cực : không gây cớ
vấp phạm cho ai.
I. TÍCH CỰC : CHIA SẺ KHẢ NĂNG CHO ĐỒNG LOẠI.
Ta
sống phải trở nên như muối mặn, hữu dụng cho hết thảy mọi người, nhất là đối
với những người thuộc về Chúa Ki-tô, họ là “kẻ bé nhỏ” (x Mt 25,40 ; 1Ga
2,1.12.14.18.28). Bởi vì Chúa ta phải ưu tiên chia sẻ cho người thuộc về Đấng
Ki-tô, họ chính là “kẻ bé nhỏ”, như Lời Chúa nói : “Ai cho anh em uống một chén nước lã
vì lẽ anh em thuộc về Đấng Ki-tô, thì Thầy bảo thật anh em, người đó sẽ không
mất phần thưởng đâu” (Mc 9,41 : Tin Mừng). Vì ý hướng này mà ông Tôbya
dạy con : “Con ơi, con hãy đi tìm trong
số các anh em chúng ta bị đày ở Ni-ni-vê, một người nghèo hết lòng tưởng nhớ
Thiên Chúa, rồi dẫn người ấy về đây cùng dùng bữa với cha. Này, con ơi, cha đợi
con cho đến khi con về.” (Tb 2,2) ; cũng trong ý hướng này mà tác giả sách
Huấn ca nói : “Hãy cho người đạo hạnh,
nhưng đừng giúp kẻ tội lỗi. Hãy xử tốt với người khiêm tốn, và đừng ủng hộ quân
vô đạo, hãy khước từ, đừng cung cấp bánh ăn cho nó, kẻo nó được đàng chân lân
đàng đầu; con sẽ gặp hoạn nạn gấp đôi đối lại tất cả những việc lành con đã làm
cho nó. Vì chính Đấng Tối Cao cũng gớm ghét phường tội lỗi, Người sẽ trừng phạt
để trả oán quân vô đạo. Hãy cho người tốt, nhưng đừng giúp kẻ tội lỗi” (Hc
12, 4-7).
II. TIÊU CỰC : KHÔNG GÂY CỚ VẤP PHẠM CHO AI.
Đức
Giê-su lên tiếng răn đe : “Ai làm cớ cho một trong những kẻ bé mọn đang
tin Thầy đây phải sa ngã, thì thà buộc cối đá lớn vào cổ nó mà ném xuống biển
còn hơn” (Mc 9,42 : Tin Mừng).
“Biển”
: Quan niệm của người Do Thái là sào huyệt của quỷ thần, vì thế thánh Gioan nói
đến ngày cánh chung, “biển không còn nữa” (Kh 21,1), tức là vào ngày cánh chung
không còn quỷ thần quấy nhiễu con người được! Như thế, buộc cối đá vào kẻ gây
cớ vấp phạm quăng xuống biển, phải hiểu là : Kẻ gây cớ vấp phạm là tay sai của
quỷ thần.
Dựa
vào Bài đọc trong Thánh Lễ hôm nay, Hội Thánh muốn chúng ta không được gây cớ
vấp phạm :
1/ Đừng cậy dựa vào của cải để rồi chẳng sợ
hãi chi, đến nỗi dù có phạm tội, Chúa vẫn thương : “Đừng trì hoãn, hãy trở về với Đức Chúa đi; đừng lần lữa hết ngày này
qua ngày khác, vì thình lình Đức Chúa sẽ nổi cơn thịnh nộ,và trong thời trừng
phạt, con sẽ phải tiêu vong. Đừng cậy dựa vào của cải bất chính, vì điều đó
chẳng ích gì cho con ngày con gặp bất hạnh” (x Hc 5, 1-8 : Bài đọc năm lẻ).
2/ Đừng đắc thủ của cải để thỏa mãn khoái lạc
bản thân. Của cải nó sẽ tố cáo ta trước tòa Chúa phán xét, nhất là của cải
thu tích do bóc lột sức lao động của công nhân, hoặc do cướp mạng sống người
công chính, họ không có sức cự lại (x Gc 5,1-6 : Bài đọc năm chẵn).
Vậy
phải quyết liệt khai trừ cớ vấp phạm, cả những gì ta cho là rất cần thiết bảo
vệ an toàn sự sống thân xác ta như tay chân, mắt, nếu nó nên cớ phạm tội, ta
phải loại đi, huống hồ là những gì không phải là phần thân thể ta, như công
việc làm, bạn bè, tiền của, mà nó đẩy ta
vào con đường tội lỗi, thì ta càng phải quyết liệt loại trừ hơn nữa! Như Lời
Đức Giê-su đã nói : “Nếu tay anh làm cớ
cho anh sa ngã, thì chặt nó đi; thà cụt một tay mà được vào cõi sống còn hơn là
có đủ hai tay mà phải sa hoả ngục, phải vào lửa không hề tắt. Nếu chân anh làm
cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi; thà cụt một chân mà được vào cõi sống còn
hơn là có đủ hai chân mà bị ném vào hoả ngục. Nếu mắt anh làm cớ cho anh sa
ngã, thì móc nó đi; thà chột mắt mà được vào Nước Thiên Chúa còn hơn là có đủ
hai mắt mà bị ném vào hoả ngục, nơi giòi bọ không hề chết và lửa không hề tắt.”
(Mc 9,43-48: Tin
Mừng).
Ai
sống được giáo huấn dựa vào các Bài đọc trong Thánh Lễ hôm nay, thì họ quả là “người có phúc vì đã đặt tin tưởng nơi Chúa”
(Tv 40/39,5a : ĐC năm lẻ), “họ đã đón
nhận Lời Chúa không phải như lời người phàm, nhưng như Lời Thiên Chúa, đúng
theo bản tính của Lời ấy”(1Tx 2,13 : Tung Hô Tin Mừng). Họ thực là người bé
nhỏ trong Nước Thiên Chúa, trở nên chứng nhân của mối Phúc đầu tiên trong Hiến
Chương Nước Trời : “Phúc thay ai có tâm
hồn nghèo khó, vì Nước Trời của họ” (Mt 5,3 : ĐC năm chẵn).
THUỘC LÒNG
Dù ăn, dù uống, hay làm bất cứ việc gì, anh
em hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa (1Cr 10,31).
http://phaolomoi.net
Lm Giuse Đinh Quang Thịnh