BÀI ĐỌC 1 VÀ 2 (NẾU CÓ)
BÀI ĐỌC I: 2 Mcb 7,
1.20-23.27b-29
1 Hồi
ấy, có bảy anh em bị bắt cùng với bà mẹ. Vua An-ti-ô-khô cho lấy roi và gân bò
mà đánh họ, để bắt họ ăn thịt heo là thức ăn luật Mô-sê cấm.
20 Bà
mẹ là người rất mực xứng đáng cho ta khâm phục và kính cẩn ghi nhớ. Bà thấy bảy
người con trai phải chết nội trong có một ngày, thế mà bà vẫn can đảm chịu đựng
nhờ niềm trông cậy bà đặt nơi Đức Chúa.21 Bà dùng tiếng mẹ đẻ mà
khuyến khích từng người một, lòng bà đầy tâm tình cao thượng; lời lẽ của bà tuy
là của một người phụ nữ, nhưng lại sôi sục một chí khí nam nhi; bà nói với các
con:22 "Mẹ không rõ các con đã thành hình trong lòng mẹ thế
nào. Không phải mẹ ban cho các con hơi thở và sự sống. Cũng không phải mẹ sắp
đặt các phần cơ thể cho mỗi người trong các con.23 Chính Đấng Tạo
Hoá càn khôn đã nắn đúc nên loài người, và đã sáng tạo nguồn gốc muôn loài.
Chính Người do lòng thương xót, cũng sẽ trả lại cho các con hơi thở và sự sống,
bởi vì bây giờ các con trọng Luật Lệ của Người hơn bản thân mình."
27b Bà
nói với người con út: "Con ơi, con hãy thương mẹ: chín tháng cưu mang, ba
năm bú mớm, mẹ đã nuôi nấng dạy dỗ con đến ngần này tuổi đầu.28 Mẹ
xin con hãy nhìn xem trời đất và muôn loài trong đó, mà nhận biết rằng Thiên
Chúa đã làm nên tất cả từ hư vô, và loài người cũng được tạo thành như vậy.29
Con đừng sợ tên đao phủ này; nhưng hãy tỏ ra xứng đáng với các anh con, mà chấp
nhận cái chết, để đến ngày Chúa thương xót, Người sẽ trả con và các anh con cho
mẹ."
ĐÁP CA: Tv 125
Đ. 5
Ai nghẹn ngào ra đi gieo giống,
mùa gặt mai sau khấp
khởi mừng.
1 Khi Chúa dẫn tù nhân Xi-on trở về,
ta tưởng mình như giữa giấc mơ. 2ab Vang vang ngoài miệng câu cười
nói, rộn rã trên môi khúc nhạc mừng.
2cd Bấy giờ trong dân ngoại, người ta
bàn tán: "Việc Chúa làm cho họ, vĩ đại thay! " 3 Việc Chúa
làm cho ta, ôi vĩ đại! ta thấy mình chan chứa một niềm vui.
4 Lạy Chúa, xin dẫn tù nhân chúng con
về, như mưa dẫn nước về suối cạn miền Nam.5 Ai nghẹn ngào ra đi gieo
giống, mùa gặt mai sau khấp khởi mừng.
6 Họ ra đi, đi mà nức nở, mang hạt
giống vãi gieo; lúc trở về, cười reo hớn hở, vai nặng gánh lúa vàng.
BÀI ĐỌC 2: Rm 8,31b-39
31b Thưa
anh em, có Thiên Chúa bênh đỡ chúng ta, ai còn chống lại được chúng ta?32
Đến như chính Con Một, Thiên Chúa cũng chẳng tha, nhưng đã trao nộp vì hết thảy
chúng ta. Một khi đã ban Người Con đó, lẽ nào Thiên Chúa lại chẳng rộng ban tất
cả cho chúng ta?33 Ai sẽ buộc tội những người Thiên Chúa đã chọn?
Chẳng lẽ Thiên Chúa, Đấng làm cho nên công chính?34 Ai sẽ kết án họ?
Chẳng lẽ Đức Giê-su Ki-tô, Đấng đã chết, hơn nữa, đã sống lại, và đang ngự bên
hữu Thiên Chúa mà chuyển cầu cho chúng ta?
35 Ai có thể tách chúng ta ra khỏi
tình yêu của Đức Ki-tô? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm
nguy, bắt bớ, gươm giáo?36 Như có lời chép: Chính vì Ngài mà mỗi
ngày chúng con bị giết, bị coi như bầy cừu để sát sinh.
37 Nhưng trong mọi thử thách ấy,
chúng ta toàn thắng nhờ Đấng đã yêu mến chúng ta.
38 Đúng thế, tôi tin chắc rằng: cho
dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương
lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào,39 trời cao hay vực thẳm hay bất cứ
một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của
Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta.
BÀI GIẢNG
Ngày khai
sinh của Giáo Hội Việt Nam vinh dự không kém ngày Sinh Nhật của Giáo Hội Mẹ
Roma, vì cả hai đều được sinh ra trong máu của người tin Chúa Giê-su suốt 300
năm. Ở Việt Nam, cuộc bách hại bắt đầu từ thế kỷ thứ 16, và khốc liệt nhất vào
thế kỷ thứ 19.
Ngày
19/06/1988, Đức Gio-an Phao-lô II đã phong hiển thánh cho 117 vị, trong số
130.000 người Tử Đạo tại Việt Nam, gồm có: 8 Giám mục ; 50 Linh mục ; 14 thầy
giảng ; 1 chủng sinh, 44 giáo dân. Trong đó có 10 vị người Pháp, 11 vị người
Tân Ban Nha, còn lại là người Việt.
Các thánh
trên đã Tử Đạo bởi 5 triều đại vua sau đây:
ò
Trịnh Nguyễn (1745-1773): 4 vị.
ò Cảnh
Thịnh (1798) : 2 vị.
ò Minh
Mạng (1820-1840): 50 vị.
ò
Thiệu Trị (1841-1847) : 3 vị.
ò Tự
Đức (1848-1883) : 58 vị.
Các
ngài chịu đủ mọi cực hình :
-
Bá đao (mỗi người bị cắt 100 miếng
thịt): 1 vị.
-
Lăng trì (chặt chân tay trước khi
chém đầu): 4 vị.
-
Thiêu sống: 6 vị.
-
Chém đầu: 75 vị.
-
Xử giảo (quấn dây vòng cổ rồi kéo hai
đầu cho đến chết: 22 vị.
-
Rũ tù: 9 vị.
Người
cao tuổi nhất như cha Loan 84 tuổi ; trẻ nhất như Tô-ma Thiện 18 tuổi. Trong số
117 vị Tử Đạo chỉ có một phụ nữ là bà A-nê Lê Thị Thành (thánh Đê.)
Các vị trên
đủ mọi thành phần trong đạo-đời, quan có, lính có, dân có ; nhưng đa số là giáo sĩ trong Hội Thánh: Giám
mục, Linh mục, chủng sinh. Số người trẻ từ 18 đến 40 tuổi chiếm 1/3 trong 117
vị Tử Đạo.
Ngày
15/10/1989, Hội Đồng Giám mục Việt Nam xin Tòa Thánh ghi vào lịch Phụng Vụ thế
giới: ngày 24/11 là ngày kính các thánh Tử Đạo, nhằm kỷ niệm ngày thành lập Hội
Đồng Giám Mục Việt Nam năm 1958, và được Bộ Phượng Tự chấp thuận ngày 14/02/1990,
và đặc biệt được kính trọng thể vào Chúa nhật 33, áp Chúa nhật 34, lễ Chúa
Ki-tô Vua, với hàm ý: 117 vị thánh Tử Đạo tại VN đã phần nào diễn tả chiến
thắng của Vua vũ trụ.
VINH QUANG CỦA CÁC THÁNH TỬ ĐẠO Ở ĐIỂM NÀO?
Thực ra, tổ
chức nào, tôn giáo nào cũng có những anh hùng, họ đâu trông cậy vào ơn Chúa
giúp. Đan cử
- Anh Nguyễn
văn Trỗi dám liều mạng ám sát Đại sứ Hoa Kỳ tại cầu Công Lý Saigon. Anh đã được
Đảng Cộng sản VN tôn vinh là anh hùng dân tộc.
- Thượng tọa
Thích Quảng Đức phản đối chính quyền Việt Nam Cộng Hòa bằng việc tự thiêu, nên
được Phật Giáo tôn vinh như Phật sống.
Đối với các thánh Tử Đạo, giá trị của
các ngài hệ tại ở chỗ minh chứng Chúa Giê-su là Đấng Cứu Độ duy nhất, chỉ
vì :
1/ TIN VÀO GIÁ TRỊ PHỤC SINH. Niềm tin này đã được mạc
khải trong sách Macabê: Bà mẹ động viên bảy người con đừng sợ những khổ hình do
vua Antiokho ra lệnh dùng roi và gân bò đánh cho chết, nếu không ăn thịt heo!
Bà nói: “Mẹ không rõ các con đã thành
hình trong lòng mẹ thế nào. Không phải mẹ ban cho các con hơi thở và sự sống.
Cũng không phải mẹ sắp đặt các phần cơ thể cho mỗi người trong các con.Chính
Đấng Tạo Hoá càn khôn đã nắn đúc nên loài người, và đã sáng tạo nguồn gốc muôn
loài. Chính Người do lòng thương xót, cũng sẽ
trả lại cho các con hơi thở và sự sống, bởi vì bây giờ các con trọng Luật
Lệ của Người hơn bản thân mình." (2Mcb7,1.20-23: Bài đọc I).
2/ TIN VÀO ĐỨC GIÊSU LÀ CON MỘT THIÊN CHÚA CHA BAN TẶNG ĐỂ CỨU THẾ GIAN,
ngoài Ngài không có thần thánh nào biến dữ ra lành cho con người để sống hạnh
phúc dồi dào muôn đời (x Cv 4,12). Thánh Phao-lô nói: “Có Thiên Chúa bênh đỡ chúng ta, ai còn chống lại được chúng ta? Đến như
chính Con Một, Thiên Chúa cũng chẳng tiếc, nhưng đã trao nộp vì hết thảy chúng
ta. Một khi đã ban Người Con đó, lẽ nào Thiên Chúa lại chẳng rộng ban cho chúng
ta tất cả làm một với Ngài? Ai sẽ buộc tội những người Thiên Chúa đã chọn?
Chẳng lẽ Thiên Chúa, Đấng làm cho nên công chính ? Ai sẽ kết án họ? Chẳng lẽ
Đức Giê-su Ki-tô, Đấng đã chết, hơn nữa đã sống lại và đang ngự bên hữu Thiên
Chúa mà chuyển cầu cho chúng ta?
Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình
yêu của Đức Ki-tô ? Phải chăng là gian truân, khốn khó, đói rách, hiểm nguy,
bắt bớ, gươm giao? Nhưng trong mọi thử thách ấy, chúng ta toàn thắng nhờ Đấng đã yêu mến chúng ta. Bởi thế không có
gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu
Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta” (Rm 8,31b-39: Bài
đọc II).
3/ ĐỨC TIN CÔNG GIÁO PHẢI THỂ HIỆN BẰNG VIỆC LÀM. Đức
Giê-su dạy: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ
chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống
mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi, thì sẽ cứu được mạng
sống ấy” (Lc 9,23-24: Tin Mừng). Khi Đức Giê-su vác thánh giá chính là lúc
Ngài dâng Lễ, nên Ngài dạy: “Ai muốn theo
tôi, thì hãy vác thập giá của mình hằng ngày mà theo”, có nghĩa là hằng
ngày ta phải đấu tranh với mọi nghịch cảnh, để có giờ cùng hiệp dâng Thánh Lễ
với Ngài. Có thế mới cứu được mạng sống
mình, và như vậy đi dự Lễ càng phải trả
giá đắt, đến nỗi mất mạng như các thánh Tử Đạo, càng bày tỏ lòng mến cao, thì
càng được nhiều ơn. Đấy mới thực là ý nghĩa và giá trị Chúa dạy ta phải vác
thập giá mình mà theo Ngài mỗi ngày, chứ không phải là Ngài nhắm dạy ta: Phải chịu khó làm việc bổn phận thì thu tích
được nhiều tiền của ! Nếu ta chỉ chú ý cần cù làm việc để đạt thành công trong xã hội, đó chỉ là nhân bản, chẳng cần đến Chúa
nào dạy, người vô thần họ vẫn dạy nhau: “tất
cả cho sản xuất để được giàu mạnh”, và chứng minh được “lao động là vinh quang”, nhưng vẫn thua
kiếp trâu ngựa ! Người Công Giáo dựa trên Đức Tin, ai cũng phải xác tín rằng: dù có cần cù chịu khó làm việc, đạt thành
công đời này, mà không kết hợp với Chúa Giê-su Thánh Thể, thì phải nhớ Lời Chúa
Giê-su dạy: “Được lời cả thế gian mà mất sự
sống mình thì nào có ích gì” (Lc 9,25: Tin Mừng).
Nhờ kết hợp
nên một với Chúa Giê-su Phục Sinh, chúng ta sẽ được:
a-
Ngài
cộng tác trong mọi việc lành ta làm, có thế mới tôn vinh Thiên Chúa (x Rm
11,36). Bởi vì mọi việc con người làm ngoài Chúa Giê-su, trước sau sẽ ra tro
bụi, nhưng nếu được làm trong Chúa Giê-su, thì việc ấy có giá trị cứu độ, và
đem lại cho chúng ta sự sống vĩnh cửu không ai có thể cướp mất! (x Cv 5,38-39)
Chính vì vậy mà Đức Giê-su khẳng định: “Ngoài
Ta, các ngươi không thể làm được việc gì” (Ga 15,5b)
b-
Ngài
ban cho chúng ta nghị lực đối đầu với nghịch cảnh để làm chứng cho Ngài, đến
nỗi:
o
Bằng lòng mất hết
lợi nhuận đời này, như
người mẹ động viên đứa con út trong bảy người con sắp lãnh án tử chỉ vì muốn
trung thành với giáo lý của Chúa: “Con
ơi, con hãy thương mẹ: chín tháng cưu mang, ba năm bú mớm, mẹ đã nuôi nấng dạy
dỗ con đến ngần này tuổi đầu. Mẹ xin con
hãy nhìn xem trời đất và muôn loài trong đó, mà nhận biết rằng Thiên Chúa đã
làm nên tất cả từ hư vô, và loài người cũng được tạo thành như vậy. Con đừng sợ
tên đao phủ này; nhưng hãy tỏ ra xứng đáng với các anh con, mà chấp nhận cái
chết, để đến ngày Chúa thương xót, Người sẽ trả con và các anh con cho mẹ."
(2Mcb 7,27-29: Bài đọc I).
Vua Duy Tân hỏi các quan:
-
Tay dơ lấy gì rửa?
-
Thưa lấy nước rửa.
-
Nước dơ lấy gì rửa?
Không ai đáp. Vua nói
tiếp :
-
Lấy máu rửa nước Việt
Nam.
Nhưng đối với
các thánh Tử Đạo không vì lời ấy mà làm
cho các ngài hoảng sợ đến chối bỏ Đức Tin, bởi vì :
§ Kẻ nhút nhát thì sợ thần chết!
§ Đứa tuyệt vọng thì tìm cái chết!
§ Tên hưởng thụ thì chẳng nghĩ chết!
§ Người anh hùng thì liều mạng chết!
§
Đấng Khôn Ngoan thì chuẩn
bị chết!
Tác giả sách
Khôn ngoan nói: “Nhìn thấy khổ hình như
thế, bọn ngu si coi họ như đã chết, cho là gặp tai họa, bị tiêu diệt, nhưng thực ra họ đang hưởng bình an, chứa
chan hy vọng, trường sinh bất tử. Sau khi chịu sửa dạy đôi chút, họ được hưởng
ân huệ lớn lao, họ rực sáng như tia lửa bén nhanh khắp rừng sậy, họ có quyền
xét xử muôn dân, thống trị muôn nước” (Kn 3,2-8a).
Ông Pascal
nói: “Giá trị con người hơn cả vũ trụ
cộng lại. Vì chỉ con người ai cũng biết mình phải chết. Con người hơn nhau ở
chỗ cuộc đời biết chuẩn bị cho cái chết của mình theo ý Chúa”.
o
Bằng lòng mất mạng để giữ
vững Đức Tin, sau này Chúa trả lại vẹn toàn thân xác bất tử,
như Lời Đức Giê-su đã hứa với các môn đệ: “Ai
từ bỏ mọi sự mà theo Ta sẽ được lãnh gấp trăm bây giờ ở đời này về nhà cửa, anh
chị em, cha mẹ và con cái cùng ruộng vườn, làm
một với cấm cách bắt bớ, và sự sống đời đời trong thời sau hết” (Mc
10,30).
Thánh
Gioan đã nhìn thấy thị kiến về sự chiến thắng của những người đã chết để làm
chứng cho Tin Mừng: “Một đoàn người đông
vô kể thuộc mọi dân, mọi ngôn ngữ. Họ trải qua thử thách lớn lao, họ giặt và
tẩy sạch áo mình trong Máu Con Chiên, không còn đói khát, không bị nắng thiêu
đốt, chính Con Chiên dẫn họ tới nguồn nước trường sinh, họ mặc áo trắng, tay
cầm cành lá thiên tuế tung hô: “Chính Chúa là Thiên Chúa chúng ta, xin chúc
tụng vinh quang, sự khôn ngoan và lời tạ ơn, danh dự, uy quyền và sức mạnh đến
muôn đời” (Kh 7,9-17).
o
Bằng lòng mất đạo hiếu
với cha mẹ trần thế vì phải hiếu với Cha trên trời, tức là kiên trì bảo vệ chân lý. Đan cử: Vua
Sao-lê đã hứa truyền ngôi cho con trai là Gionathan, thế nhưng Gionathan thấy
vua cha tìm mưu tính kế để diệt Đavid, chỉ vì Đavid được toàn dân tung hô: ông
mạnh gấp mười vua Sao-lê, vì ông thành công trên mọi chiến trường để bảo vệ bình an cho dân
tộc và giữ vững vương quyền Sao-lê, nên Gionathan tìm hết cách để Đavid khỏi sa
vào lưới vua cha. Ông sống như thế chắc chắn bị người đời kết án là bất hiếu. Vì “ăn cây nào rào cây đó”, và “một
giọt máu đào hơn ao nước lã” (x 1Sm 20).
Vì thế mà Đức
Giê-su nói: “Anh em đừng tưởng Thầy đến
đem bình an cho trái đất; Thầy đến không phải để đem bình an, nhưng để đem gươm
giáo.Quả vậy, Thầy đến để gây chia rẽ giữa con trai với cha, giữa
con gái với mẹ, giữa con dâu với mẹ chồng. Kẻ thù của mình chính là người nhà”
(Mt 10,34-36).
Nhưng “ai nghẹn ngào ra đi gieo giống, mùa gặt mai
sau khấp khởi mừng” (Tv 126/125,5: Đáp ca).
THUỘC LÒNG
Ông Tertuliano
nói: “Máu các thánh Tử Đạo là hạt giống phát sinh
các Ki-tô hữu”. Vì “người ta càng áp bức dân Chúa, thì dân Chúa
càng thêm đông đảo bành trướng ra, khiến thiên hạ phải run khiếp” (Xh
1,12)
BÀI ĐỌC THÊM:
TRÍCH BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC
THÁNH CHA GIO-AN PHAO-LÔ II
TRONG ĐẠI LỄ TÔN VINH HIỂN THÁNH 117 VỊ CHÂN PHƯỚC TỬ ĐẠO
VIỆT NAM
TẠI RÔ-MA NGÀY 19/06/1988
“Lên tiếng
với anh em để hô vang Chúa Ki-tô Tử nạn Thập Giá, tất cả chúng tôi hôm nay để
lời cám ơn anh em vì tấm gương nhân chứng đặc biệt các vị thánh Tử Đạo của Giáo
Hội Việt Nam anh em đã nêu cao, bất cứ các ngài là con dân Việt Nam hay là
những Thừa sai, xuất xứ từ những nước đã in sâu mầm mống đức tin Chúa Ki-tô.
Làm sao kể
lại cho hết ? Tất cả là 117 vị Tử Đạo, trong số có 8 vị Giám mục, 50 vị Linh mục,
59 giáo dân, trong số đó có một phụ nữ là thánh A-nê Lê Thị Thành, mẹ của sáu
người con.
Truyền thống
còn ghi nhớ lịch sử chết vì đạo của Giáo Hội Việt Nam rất bao quát, phức tạp
ngay từ lúc ban đầu. Từ năm 1533, nghĩa là từ lúc miền Đông Nam Á Châu vừa được
truyền đạo, Giáo Hội Việt Nam đã chịu bách hại suốt ba thế kỷ, trừ một vài năm
cách quãng, giống hệt ba thế kỷ bắt bớ của Giáo Hội Âu Châu thời xưa. Từng ngàn
vạn giáo dân tử đạo, từng trăm số người đã chết lưu lạc trên núi, trong rừng
sâu nước độc !
Để lấy một ví
dụ: Trong các vị Tử Đạo hôm nay, đi tiên phong có thánh Vinh-sơn Liêm, dòng
Đa-minh là người Việt tử đạo đầu tiên năm 1773. rồi tới Linh mục An-rê Dũng
Lạc, sinh trưởng trong một gia đình rất nghèo khó, bên lương, từ nhỏ đã phải
“bán” cho một thầy giảng dạy giáo lý, nhưng rồi Chúa cũng cho tới chức Linh mục
năm 1823, được bổ nhiệm chánh xứ và đương nhiên thành nhà truyền giáo trong
nhiều địa hạt.
Nhiều lần đã
bị lao tù, nhưng vẫn được giáo dân tốt lành đem tiền chuộc về, trong khi bản
thân ngài mong chờ được chết vì Chúa.
“Những người chết vì đức tin, ngài nói – thì lên Thiên đàng thẳng rẵng ; tại
sao chúng ta cứ phải ẩn náu, phải tốn tiền đút lót cho quan quyền ; thà để cho
chúng tôi bị bắt và rồi tử đạo cho phải hơn không ?” Thực ra vẫn một ý chí hăng
say và được ơn Chúa nâng đỡ, ngài đã anh dũng chịu trảm quyết tại Hà Nội ngày
21/12/1839.
Một lần nữa,
hỡi Giáo đoàn Việt Nam, chúng tôi nói lại cho anh em rằng: máu các thánh Tử Đạo
là nguồn ân sủng cho anh em trước tiên, để anh em thăng tiến trong đức tin.
Giữa anh em, đức tin của tổ tiên vẫn tiếp tục và còn truyền tụng sang nhiều thế
hệ tương lai.
Đức tin này
tồn tại để làm nền tảng xây dựng sự kiên trì cho tất cả những người là Việt Nam
thuần túy sẽ trung thành với quê hương đất nước, nhưng đồng thời vẫn còn là
người tín hữu của Chúa Ki-tô.
Ai là người
tín hữu đều ý thức rằng: Lời kêu gọi của Phúc Âm vẫn là phải tuân phục các thể
chế loài người, để tôn thờ tình yêu Thiên Chúa bằng cách làm việc thiện, sống
xứng đáng con người tự do, kiêng nể tha nhân, yêu thương anh em, kính sợ Thiên
Chúa và tôn trọng công quyền và thể chế quốc gia. (x 1Pr 2,13-17)
Do đó công
ích của quốc gia vẫn là thời điểm người công dân phải dấn thân, nhưng đồng thời
phải được tự do tuyên xưng chân lý của Chúa, được cảm thông với các vị chủ chăn
và anh em đồng tín ngưỡng: và như thế là để sống an bình với mọi người và thực
tâm xây dựng hạnh phúc cho toàn dân.”
(Trích Thiên Hùng Sử tr 20-25)