BÀI GIẢNG
THIÊN CHÚA LÀ CỜ TRẬN CỦA TÔI
(Xh 17,15).
Muốn hiểu và sống Lời Chúa
trong truyện bà goá xin thẩm phán bênh vực công lý của bà (x Lc 18,1-8 : Tin Mừng),
ta luôn lưu tâm điều phải tránh và thực hành điều phải tin :
A. ĐIỀU PHẢI TRÁNH.
1- Ta không
được nghĩ Thiên Chúa giống thẩm phán bạo ngược, không quan tâm đến lời van xin
của bà góa để giải oan cho bà đang bị người ta áp bức ! Trái lại, Chúa là Thẩm
Phán công thẳng, giầu lòng thương xót (x Ep 2, 4), Ngài không thiên vị kẻ yếu
thế, không nể mặt người quyền quý, nhưng xử công minh cho mọi người (x Lv 19,15
; Ep 6,9). Ngài sẽ mau chóng minh xét cho họ (x Lc 18,8a : Tin Mừng), vì người
công chính cũng như kẻ gian ác đều bị Thiên Chúa xét xử (x Gv 3,17).
2- Ta không
được nghĩ : Cứ cầu xin miết từ chỗ Chúa không muốn cho, sau Ngài cũng phải xuôi
lòng. Vì như thế trái với bản tính của Thiên Chúa là Đấng không bao giờ thay
đổi (x Gc 1,17). Ngài luôn luôn là ĐẤNG HẰNG CÓ (Yavê : tên Ngài – Xh 3, 14).
Thánh Phao-lô nói : “Con Thiên Chúa, Đức
Ki-tô Giê-su đã không trở thành : vừa “có”, vừa “không”, trái lại, nơi Ngài
“có” đã thành sự. Vì bao nhiêu điều Thiên Chúa hứa đã thành “có” trong Ngài, và
bởi thế mà nhờ Ngài “Amen” (hoàn hảo) được hô lên cho vinh quang Thiên Chúa”
(2 Cr 2,19-20). Lúc nào Ngài cũng muốn cho loài người điều tốt lành nhất (x Mt
7,11), chứ không phải lúc không, lúc muốn ; lúc ghét, lúc yêu như người phàm,
giống thẩm phán bất lương, bất lương đến nỗi ông chẳng kính sợ Thiên Chúa, mà
cũng chẳng coi ai ra gì (x Lc 18,2 : Tin Mừng), lúc đầu ông không muốn bênh vực
bà góa, sau lại đổi ý xử quách cho bà để khỏi bương đầu bương óc (x Lc 18, 4-5
: Tin Mừng).
Nói cách
khác, người ta không được lấy tâm tư của
loài người mà áp đặt cho Thiên Chúa. Cụ thể không được hiểu Chúa và Mẹ Maria
giống cha mẹ trần thế, vì nghĩ rằng xin bố khó quá, thì xin mẹ dễ hơn, nên ta
cần cầu xin với Đức Mẹ hơn là với Thiên Chúa, như thế là ta xúc phạm đến lòng
thương xót của Thiên Chúa : “Ngài là Đấng
nhân hậu và từ bi hay nén giận, giàu nhân nghĩa và thành tín, giữ lòng nhân
nghĩa với muôn ngàn thế hệ, chịu đựng lỗi lầm, nhưng không coi tội dường như vô
can” (Xh 34,6-7).
Vậy phải xác
tín rằng : Thiên Chúa và Mẹ Maria còn yêu ta và muốn ban ơn hơn cả những điều
ta không biết cầu xin các Ngài, cho ta
được hơn lòng mơ ước (x Ep 3,20), cha mẹ trần thế là loài gian ác, làm sao sánh
với Thiên Chúa được !? (x Mt 7,7-10)
B. PHẢI THỰC HÀNH ĐIỀU TA TIN.
Ta xác tín
rằng : Nếu nhiệt tâm lo việc nhà Chúa, triệt để thi hành Lời Chúa dạy, ta phải
chấp nhận nhiều kẻ thù và bị cô đơn, có thế ta mới thực sự giống cuộc đời phục
vụ của Đức Giê-su. Mà thực, cả cuộc đời Đức Giê-su chỉ lo thi hành ý Cha trên
trời, nhưng Ngài lại gặp nhiều đối kháng. Cụ thể :
-
Đức
Giê-su trốn cha mẹ ở lại Đền Thờ dạy giáo lý cho các bậc kinh sư, khi Mẹ Ngài
tìm được Con, liền lên tiếng trách : “Sao
Con làm thế, Con để cho cha con và mẹ đây phải lo lắng tìm Con ?” (x Lc 2,41).
-
Đức
Giê-su đang say sưa giảng Lời trước một đám đông, thì những người trong gia tộc
đến bắt Ngài lôi đi và nói với mọi người : “Ông
này điên đó !” (Mc 3,21).
-
Đức
Giê-su giảng về Bí tích Thánh Thể là bài quan trọng nhất, thì cả đoàn lũ dân
nghe, họ nhổ bọt chê bai Ngài : “Ăn nói
sống sượng, thô lỗ, chói tai ai nghe cho được !” Họ nhất loạt bỏ đi, cả
nhiều môn đệ trước đây đã theo Ngài, nay cũng quay gót! (x Ga 6,60t).
-
Đau
thương nhất, lúc Đức Giê-su bị treo trên thập giá là đỉnh cao Ngài triệt để thi
hành ý Cha, thì ở dưới có bao nhiêu kẻ đã chịu ơn Ngài, lại thách thức Ngài
xuống khỏi thập giá, và lúc ấy chỉ có ông Gio-an theo Thầy đến cùng, còn 10 môn
đệ kia đã bỏ Thầy trốn hết, Ngài liền thưa với Chúa Cha : “Lạy Chúa Trời tôi, sao Chúa bỏ tôi !” (Mt 27,46). Đây là lần đầu
tiên và lần duy nhất, Đức Giê-su thưa với Cha Ngài là “Chúa Trời tôi”. Đức
Giê-su cầu nguyện như thế vì Người Tôi Tớ Thiên Chúa gặp lúc đau khổ nhất, thì
đọc Tv 22/21, là Thánh vịnh của người lành cầu cứu Thiên Chúa, xin đoái thương
nhận lời trong niềm tin và hy vọng. Do đó, khi ta gặp cơn thử thách quá đau
khổ, ta hãy nhìn lên Chúa Giê-su trên thập giá, có Mẹ Maria đứng dưới chân, xin
Mẹ cho ta bú sữa Đức Tin của Mẹ là vững lòng trông cậy nơi Thiên Chúa toàn năng
biến dữ ra lành.
Thế thì trong nếp sống sinh hoạt mỗi ngày, chúng ta có can đảm sống liêm
chính trong các cơ quan, trong các xí nghiệp không ? Vì nếu ta kiên trì sống
giáo lý của Chúa, rất dễ dàng ta bị đẩy ra khỏi nơi làm việc.
Hoặc nếu ta là người buôn bán, ta
có can đảm cân đúng, nói đúng giá, nói đúng chất lượng của hàng hóa ? Vì nếu ta
nói thật, thì hàng ta sẽ vắng khách ! Trong khi đó, bao nhiêu cửa hàng gian
dối, khách lại tuốn đến đông !
Vậy trong những tình huống trên
đây, liệu ta có còn đủ kiên trì sống Đức Tin, lấy “Chúa làm cờ trận” (x Xh 17,15). Nếu không kiên trì sống như thế, thì
ta thua tinh thần bà góa đến xin ông thẩm phán bất lương bênh vực công lý của
bà! Trong khi ta đến với Chúa là Vị Thẩm Phán đầy nhân ái, mà lại thiếu kiên
nhẫn, trông cậy vào lòng thương xót của Ngài, “luôn minh xét cho những kẻ Ngài đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu
với Ngài, vì Ngài sẽ mau chóng minh xét cho ta” (Lc 18, 6-8a : Tin Mừng), “Ngài chăm sóc ta như con ngươi mắt Ngài”
(Dnl 32,10), đồng thời ta cùng với Mẹ Maria là bà góa luôn đấu tranh đòi công
lý. Thực vậy suốt cuộc đời Mẹ kiên trì sống công chính, gìn giữ ơn Vô Nhiễm mà
chính Đức Giê-su, Con lòng Mẹ đã ban cho qua Mầu Nhiệm Nhập Thể. Vì Đức Maria
là Mẹ Thiên Chúa, nên Mẹ có quyền đòi hỏi cả loài người phải nhìn nhận công lý
của Mẹ, chính là tin và đón nhận Con Mẹ, thực là Con Thiên Chúa muốn đến dẫn
đưa loài người vào con đường chân lý, đạt sự sống thật dồi dào vô cùng tận!
Nhưng suốt 33 năm, xem ra Mẹ không tìm thấy người nào trong nhân loại nhìn nhận
công lý của Mẹ đưa đến là Con Thiên Chúa hằng sống, để họ được sống đời đời (x
Ga 17,3). Cuối cùng Mẹ tới đồi Sọ, đó là nơi tòa án của biết bao nhiêu thẩm
phán bạo
ngược : “Dẫu rằng chúng chẳng kính
sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng coi ai ra gì” (Lc 18,4 : Tin Mừng), nên chúng
đã ra lệnh giết Con của Mẹ, loại trừ công lý khỏi mặt đất, nhưng cuối cùng
chính ông sĩ quan ngoại giáo Roma cũng thuộc loại thẩm phán trong phiên tòa xử
Đức Giê-su, khi nhìn thấy tên lính dùng giáo đâm vào tim Ngài, máu và nước đổ
xuống, lúc ấy ông ta mới nói lên sự thật, nhìn nhận công lý của bà góa Maria :
“Đích thực người này là Con Thiên Chúa”
(Mc 15,39).
Như thế : Ai càng thiết tha sống
chân lý, càng bị nhiều người ghét, cuối cùng cô đơn, chỉ vì tin chiến thắng sẽ
đến vào ngày cánh chung. Muốn kiên trì
sống được chân lý này, ta phải tìm nghị lực trong Thánh Lễ mỗi ngày, vì :
Hoa
trái của Thánh Lễ (cầu nguyện) là Đức Tin.
Hoa trái của Đức Tin là Đức Ái.
Hoa trái của Đức Ái là phục vụ.
Hoa trái của phục vụ là bình an.
Biết giá trị cầu nguyện trong
Thánh Lễ quan trọng đến thế, mà xem ra càng ngày càng có nhiều ngừơi không màng
chi đến. Đức Giê-su thấy trước thảm họa này, Ngài rên lên : “Ngày tôi trở
lại, liệu còn gặp được niềm tin trên mặt đất nữa không ?” (Lc.18, 8). Vì mỗi Thánh Lễ ta tham dự là
mầu nhiệm Con Thiên Chúa nhập thể, lại được tái diễn nơi ta. Giá trị mầu nhiệm
này, tác giả sách Khôn ngoan nói : “Khi
vạn vật chìm sâu trong thinh lặng, lúc đêm trường chừng như điểm canh ba, thì
từ trời cao thẳm, lời toàn năng của Ngài đã rời bỏ ngôi báu, ví tựa người chiến
sĩ can trường xông vào giữa miền đất bị tru diệt, mang theo bản án không thể
huỷ của Ngài như lưỡi gươm sắc bén. Nó
đứng và làm cho vũ trụ đầy chết chóc, đầu đụng trời chân đạp đất”.
Thực vậy, mỗi khi chúng ta hiệp
dâng Thánh Lễ, “Đấng Toàn Năng rời bỏ
ngai báu ví tựa chiến sĩ can trường xông vào giữa miền đất bị tru diệt”,
chính là Chúa Giê-su Phục Sinh, Ngài đã toàn thắng sự dữ, đi vào vinh quang để
cứu ta thoát mọi áp lực của gian dối, còn hơn Chúa rẽ nước Biển Đỏ cứu người
Do-Thái thoát nô lệ Ai-Cập, cũng nước biển ấy lại ập vào chôn sống bọn Ai-Cập
dưới đáy đại dương (x Kn 18,14-16 ; 19,6-9 : Bài đọc năm lẻ). Ngài ở cùng ta,
giúp ta tiếp nối sứ mệnh của Ngài, ít là ta bắt chước ông Gai-ô được thánh
Gioan đề cao : “Anh hành động theo Đức
Tin trong mọi việc anh làm cho các người anh em, dù họ là những người xa lạ.
Anh sẽ làm một việc nghĩa nếu anh giúp đỡ cho chuyến đi của họ cách xứng đáng
trước mặt Chúa. Quả thật, chính vì danh Chúa, họ đã ra đi mà không nhận gì của
người ngoại. Vậy chúng ta phải tiếp đón những con người như thế, để cộng tác
vào việc truyền bá sự thật” (3 Ga 5-8 : BĐ năm chẵn). Đó là cách ông Gai-ô
đã “nhớ lại những kỳ công Chúa thực hiện”
(Tv 105/104,5a : Đáp ca năm lẻ). Và như thế, ông đã làm lộ ra khuôn mặt người
“hạnh phúc biết kính sợ Chúa” (Tv 112/111,1a : Đáp ca năm chẵn).
Một
chàng sinh viên Văn Khoa tò mò vào nhà thờ, tình cờ anh gặp thấy nhà bác học
Ăm-pe (Ampère) sau Thánh Lễ ở lại cầu nguyện. Đợi nhà bác học cầu nguyện xong,
anh theo ông về tới nhà và hỏi :
-
Thưa ngài, con xin hỏi một điều, con học ngành Văn Khoa, nên không dám hỏi về
chuyện khoa học, con chỉ xin hỏi về vấn đề đức tin.
Nhà
bác học ngỡ ngàng:
-
Tôi là kẻ yếu kém về đức tin nhất, nhưng nếu có thể giúp gì cho anh, tôi sẵn
sàng.
Chàng
thanh niên mừng rỡ hỏi tiếp :
-
Thưa ngài, một người có thể vừa là một nhà khoa học vĩ đại, vừa là người Ki-tô
hữu siêng năng dự Lễ cầu nguyện không?
Ông
Ăm-pe ôn tồn đáp :
-
Chỉ thực sự là vĩ đại khi người ta biết dự Lễ và cầu nguyện mà thôi ! Chính
Chúa Giê-su là bậc vĩ đại nhất, vì Ngài toàn năng, muốn gì được nấy, cho kẻ đói
ăn, chữa mọi bệnh hoạn tật nguyền, xua trừ ma quỷ… thế mà Ngài vẫn chu đáo việc
cầu nguyện trước những sinh hoạt trong ngày. Điều ấy Đức Giê-su đã khẳng định
với mọi người : muốn là người vĩ đại, phải ưu tiên việc cầu nguyện (x Mc
1,32-39). Chính vì vậy mà Ngài dạy mọi người rằng : “Chúng con hãy cầu nguyện luôn đừng nhàm chán !” (Lc 18,1).
THUỘC LÒNG
·
Thiên Chúa là cờ trận của tôi ! (Xh 17, 15)
·
Khi Con Người ngự đến liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng ? (Lc
18,8)