BÀI TIN MỪNG
TUNG HÔ TIN
MỪNG :
Hall-Hall : Lạy Đức Ki-tô, Ngài nắm giữ chìa khóa nhà Đa-vít,
Ngài mở cửa đưa vào Nước vĩnh hằng. Xin Ngài đến đem ơn giải thoát, cho tù nhân
khỏi hết xích xiềng, cho họ không còn ngồi dưới bóng đêm. Hall.
TIN MỪNG :
Lc 1,26-38
26
Bà Ê-li-sa-bét có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần Gáp-ri-en đến
một thành miền Ga-li-lê, gọi là Na-da-rét,27 gặp một trinh nữ đã
thành hôn với một người tên là Giu-se, thuộc dòng dõi vua Đa-vít. Trinh nữ ấy
tên là Ma-ri-a.
28 Sứ
thần vào nhà trinh nữ và nói: "Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức
Chúa ở cùng bà." 29 Nghe
lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì.
30 Sứ
thần liền nói: "Thưa bà Ma-ri-a, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa.31
Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giê-su.32
Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa
sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đa-vít, tổ tiên Người.33 Người sẽ trị
vì nhà Gia-cóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận."
34 Bà
Ma-ri-a thưa với sứ thần: "Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết
đến việc vợ chồng! "
35 Sứ
thần đáp: "Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ
rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa.36
Kìa bà Ê-li-sa-bét, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang
một người con trai: bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được
sáu tháng.37 Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm
được." 38 Bấy giờ bà Ma-ri-a nói: "Vâng, tôi đây là nữ tỳ
của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói." Rồi sứ thần từ
biệt ra đi.
BÀI GIẢNG
ƠN CHÚA CỨU ĐỘ LÀ ƠN NHƯNG KHÔNG
Thánh
Gioan tuyên xưng Đức Tin : “Thiên Chúa là
Tình Yêu” (1Ga 4,8). Dấu hiệu của tình yêu là quà tặng. Ở đâu có tình yêu ở
đó có quà tặng, đặc biệt chỉ có Thiên Chúa tặng quà cho con người một cách
nhưng không, tức là không do công nghiệp của ai, cũng không do sự cân xứng công
lao mà được nhận quà, hoặc chẳng phải do người ta van xin, nhưng tất cả vì
Thiên Chúa yêu thương con người cách vô vị lợi. Cụ thể :
-
Trước khi Thiên Chúa có
ý định tạo dựng con người, thì Người đã tạo dựng vạn vật trong vũ trụ, mọi sự
đều tốt đẹp, rồi tặng ban hết cho loài người (x St 1.2).
-
Khi con người phản bội
Thiên Chúa, Người có sáng kiến đi tìm họ trước, dù nghe tiếng Chúa đến, họ lẩn
trốn, nhưng cuối cùng Ngài cũng tìm được họ, Ngài đứng về phía họ và hứa ban
Con Một của Người đến bênh vực họ chống lại Satan, như tác giả sách Sáng thế
ghi lại Lời tiền Tin Mừng Thiên Chúa hứa cứu loài người : “Miêu duệ người nữ đạp nát đầu rắn” (St 3,15).
Chúa đã chọn Đức Maria cộng tác với Người thực hiện
Lời hứa cứu độ ấy. Bởi đó Chúa sai sứ thần Gabriel báo tin cho Đức Maria : “Mừng vui lên, hỡi Đầy ân sủng, Đức Chúa ở
cùng bà." Nghe lời ấy, bà rất bối
rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì. Sứ thần liền nói: "Thưa bà
Ma-ri-a, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. Và này đây bà sẽ thụ thai,
sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giê-su. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi
là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua
Đa-vít, tổ tiên Người. Người sẽ trị vì nhà Gia-cóp đến muôn đời, và triều đại
của Người sẽ vô cùng vô tận.” (Lc 1,28-33 : Tin Mừng). Điều ấy càng làm cho
Đức Maria ngỡ ngàng và xin thiên thần giải thích, vì Đức Maria không ăn ở với
người nam nào. Sau khi Đức Maria đã hiểu quyết ý của Thiên Chúa, Mẹ mau mắn
thưa : “Này tôi là tôi tớ Chúa, xin Chúa làm cho tôi điều Chúa nói” (Lc
1,38). Từ giờ phút ấy, cả loài người muốn được sống muôn đời hạnh phúc thì phải
đến cùng Đức Maria, và trong mầu nhiệm Hội Thánh Chúa Kitô, thì Đức Maria lại
là một phần chi thể quan trọng trong Thân Mình Mầu Nhiệm Chúa Kitô, sẽ đặt Đấng
Emmanuel vào tâm hồn từng người, để chẳng còn gì phải sợ hãi, hầu sống thánh
thiện mà phụng thờ Chúa suốt cả cuộc đời. Đây là ơn nhưng không, làm ứng nghiệm
Lời Chúa đã hứa cứu dân Israel
dưới triều đại của vua Akhaz bất xứng.
Đọc lại lịch sử Israel đen tối nhất vào thời vua
Akhaz : Ông Teglat Phalasar III là vua của đế quốc Assur, triều đại từ năm 745
– 727 trước Công nguyên, ông này có tham vọng chiếm các miền Syria, Palestin,
thế nên vào năm -740, ông bắt đầu chiếm miền bắc Syria, và vào năm – 738 sau
khi hạ được Đamakus, ông chiếm trọn miền Syria. Đến năm – 734, ông tiến quân
đến Gora, vua thành Gora là Hanun phải bỏ thành mà trốn sang Ai Cập. Teglat
Phalasar thành công : tất cả những nước nhỏ trên giải đất Syria -
Palestin đều nằm dưới quyền của ông. Ông đã tách chúng ra khỏi ảnh hưởng của Ai
Cập, đặt ách đô hộ và bắt tất cả các nước chư hầu phải nộp thuế.
Vào năm -733, hai nước chư hầu là Syria và Israel
liên kết với nhau để lật đổ ách thống trị của vua Assur, hai nước này rủ vua
Akhaz nước Giuda thành một khối đồng minh. Nhưng vua Akhaz muốn chơi mảnh, ông
từ chối sự liên minh này, để bợ đỡ Teglat Phalasar : xưng tụng vua này là cha
của mình. Trước khi Syria và
Israel tiến đánh Assur, thì
hai nước này họp lại trừng phạt Giuda, muốn tiêu diệt dòng Đavid, để thay một
vua khác gốc người Aram
(x Is 7,6).
Trong sách Các Vua quyển thứ II (16,5t) còn thuật lại
rõ hoàn cảnh này : Syria và Israel bao vây
Giêrusalem , vua Akhaz sai xứ đến với Teglat Phalasar mà tâu rằng : “Tôi là nô bộc, là con của ngài. Xin ngài lên
cứu tôi khỏi bàn tay vua Syria
và Israel,
vì họ đang dấy lên đánh tôi” (2V 16,7). Teglat Phalasar đưa quân đến giải
vây cho Giêrusalem.
Trong bối cảnh thành Giêrusalem bị bao vây, nhà Đavid
bị khủng hoảng, dân mất niềm tin vào Akhaz, vì vua không tin vào Thiên Chúa che
chở, lại tin tưởng vào thế lực của người đời, đã xin Teglat Phalasar ra tay che
chở, trong khi ông này đang bắt dân Giuđa nộp thuế. Như thế vua Akhaz vô tình
tạo thêm hai kẻ thù là Syria
và Israel,
vì nếu ông liên kết với hai nước này thành một khối, thì ông chỉ có một kẻ thù
là Teglat Phalasar. Trong tình thế bế tắc như vậy, vua Akhaz bèn đi coi bói và
thiêu sống con để tế thần theo lời thầy tướng số dạy để cầu may. Tội ác ấy
khiến ngôn sứ Isaia lên tiếng khiển trách : “Ông làm phiền lòng người ta chưa đủ lại còn làm phiền lòng Thiên Chúa
nữa ư?”
-
“Làm phiền lòng người ta”
: Tức là vua Akhaz đã không liên minh với Syria
và Israel,
lại đi cầu cứu với vua Teglat Phalasar đang thống trị nước Giuđa. Ông là vua
dẫn dắt dân tôn thờ Thiên Chúa mà lại đi coi bói, làm theo lời thầy tướng số.
Hành động đó quả là gương mù đối với dân, ông đã tự làm mất uy tín của mình.
-
“Làm phiền lòng Thiên Chúa”
: Vì vua Do Thái là con Thiên Chúa, như Chúa đã nói với vua trong ngày ông được
xức dầu tấn phong : “Con là con của Cha,
hôm nay Cha đã sinh ra con” (Tv 2,7), thế mà ông lại xưng con với vua ngoại
giáo ! Thay vì ông cầu khẩn với Thiên Chúa là Cha của mình, thì ông lại dựa vào
thế lực của người đời, nhất là hành động mê tín của ông đã xúc phạm đến giới
răn I là tôn thờ Thiên Chúa duy nhất, đồng thời ông cũng xúc phạm đến giới răn
V là thiêu sống con trai mình (x 2V 16,2-3).
Thế mà ngôn sứ Isaia vẫn động viên ông hãy cầu nguyện
với Thiên Chúa để Người ban cho một dấu đến cứu dân tộc ông. Ông thưa lại : “Tôi không xin Thiên Chúa, vì tôi không dám
thử thách Ngài” (Is 7,12 : Bài đọc). Nhưng Chúa vẫn ban cho ông một dấu : “Này đây một trinh nữ sẽ thụ thai, hạ sinh con trai và đặt tên
là Emmanuel”, nghĩa là “Thiên Chúa ở
cùng chúng ta” (Is 7,14 : Bài đọc).
Thiên Chúa ở cùng ai thì phần chiến thắng luôn luôn thuộc về họ, nên không còn phải
khiếp sợ ! Đây là ơn nhưng không Chúa ban cho loài người qua sự vâng phục của Đức
Maria. Nhưng chỉ những ai biết vâng phục ý Chúa như Đức Maria mới được Chúa ở
cùng, khởi đi từ lúc lãnh Bí tích Thánh Tẩy và hoàn hảo nhờ tham dự Bí tích
Thánh Thể. Chỉ trong Bí tích Thánh Thể ta mới được nên một trọn vẹn với Chúa
Giêsu, đến nỗi được đồng hóa với Ngài vì đã ăn “Quả lòng Bà Maria”, tức là rước Lễ (x Lc 1,42 : Bản dịch NTT), để được
trở nên giống Thiên Chúa (x St 1,26). Đó là quyết ý của
Thiên Chúa tự muôn thuở muốn tạo dựng
con người. Bởi đó mơ ước của nguyên tổ Adam, Eva tưởng rằng “ăn quả Chúa cấm” là đạt, nhưng họ đã thất
bại, vì thần chết liền xuất hiện chịt cổ cả dòng giống này. Thực vậy, Chúa
Giêsu chỉ hứa cho những ai ăn Thịt và uống Máu Ngài mới được trở nên một dòng
giống, cùng một nguồn gốc, cùng một sự sống với Thiên Chúa (x Dt 2,11.14 ; Ga
6,32-63).
“Ôi tình Chúa thật lạ lùng, Ngài là Đấng
chạnh thương, huệ ái, bao dung, đầy nhân nghĩa, tín thành. Giữ nghĩa cho đến
ngàn đời, chịu đựng lỗi lầm, quá phạm, tội khiên, nhưng không coi tội dường thể
vô can” (Xh 34,6-7), để muôn đời muôn dân nước phải cất lời ca khen, bởi vì
“Chúa sẽ ngự vào : Chính Người là Đức Vua
vinh hiển” (Tv 24/23, 7c.10b : Đáp ca).
Vậy chúng ta hãy cùng với Hội Thánh cầu nguyện : “Lạy Đức Ki-tô, Ngài nắm chìa khóa nhà Đavid,
Ngài mở cửa đưa vào Nước vĩnh hằng. Xin Ngài đến đem ơn giải thoát, cho tù nhân
khỏi hết xích xiềng, cho họ không còn ngồi dưới bóng đêm” (Tung Hô Tin
Mừng).
THUỘC LÒNG
Chúa
nói : “Các ngươi đã không công mà được, thì cũng hãy cho không” (Mt
10,8b).
http://phaolomoi.net
Linh mục
GIUSE ĐINH QUANG THỊNH