BÀI GIẢNG
THUỘC
LÒNG
15.1(C) – Giáo
Lý Công Giáo dựa trên nền tảng nào?
T. Giáo Lý Công Giáo phải dựa trên năm
nguồn này :
1- Thánh Truyền.
2- Thánh Kinh.
3- Phụng Vụ.
4- Giáo Luật.
5- Công Đồng.
GIẢI THÍCH
Một
bài Giáo Lý hoặc bài trình bày về mầu nhiệm Đức Tin Công Giáo theo Sắc Lệnh
Nhiệm Vụ Mục Vụ của Các Giám Mục số 14 trong Công Đồng Vat.II, phải dựa vào năm
nguồn : Thánh Truyền, Thánh Kinh, Phụng Vụ, Giáo Luật, Công Đồng.
1-
THÁNH
TRUYỀN là niềm tin của Hội Thánh từ thời Giáo Hội sơ khai, không được viết thành
văn bản. Thánh Truyền có trước Thánh Kinh, vì Thánh Kinh Tân Ước được viết sớm
nhất vào năm 60, dưới ngòi bút của ông Marcô, sau đó đến bảy tác giả khác viết
tiếp như Matthêu, Luca, Gioan, Phaolô, Phêrô, Giacôbê, Giuđa, đến cuối thế kỷ
thứ nhất là chấm dứt. Như vậy, Thánh Truyền phong phú hơn Thánh Kinh, nhưng
không chính xác bằng Thánh Kinh. Thánh Kinh chỉ ghi lại những nét chính của
Thánh Truyền. Ví dụ : một bài giảng, bài viết thì ngắn hơn bài nói.
2-
THÁNH
KINH : Cựu Ước gồm 46 cuốn (nếu ghép chung Giêrêmia và Aica là một thì kể 45
cuốn), Tân Ước 27 cuốn. Chỉ có hai bản văn Thánh Kinh được Hội Thánh xác nhận
có ơn Vô Ngộ (không sai lầm) là bản văn tiếng Hy Lạp, gọi là bản Bảy Mươi, và
bản văn tiếng La Tinh, gọi là bản Phổ Thông hay bản Vulgata của thánh Giêrônimô
dịch từ bản Bảy Mươi.
3-
PHỤNG
VỤ : Những Chân Lý được trình bày trong các Nghi Thức Phụng Vụ là kết quả suy
tư Thần học Kinh Thánh của các Giáo phụ hoặc của các Công Đồng.
4-
GIÁO
LUẬT là những Quy Định sinh hoạt trong Phụng Vụ, hoặc những sinh hoạt trong tổ
chức cơ cấu phẩm trật trong Giáo Hội.
5-
CÔNG
ĐỒNG là những hướng dẫn cụ thể của Giáo Hội để hiểu và thực hành những điểm
Giáo Lý rút ra từ Kinh Thánh, từ những trải nghiệm sống Đức Tin của Hội Thánh
qua các thời đại. Công Đồng chỉ có giá trị khi Đức Giáo hoàng lên tiếng tập họp các Nghị
phụ trong Giáo Hội, gồm có các Đức Giám mục và các Thần học gia. Bản văn của
Công Đồng chỉ được thi hành trong toàn thể Giáo Hội, khi Đức Giáo Hoàng là Giám
mục Roma ký nhận và tuyên bố cùng với Giám mục đoàn.