BÀI GIẢNG
NGHE VÀ THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Để được Chúa Giê-su đưa vào “Năm
Hồng Ân”: Ngài làm cho tính xác thịt của ta không nhốt ta trong đam mê lầm lạc
(ân xá cho kẻ tù đày), cho ta con mắt nhìn như Thiên Chúa (kẻ mù được thấy) và người
công chính không bị satan tấn công người công chính (kẻ áp bức được giải oan)
[x Lc 4,18-19: Tin Mừng], thì ta phải biết nghe Lời Chúa và đem ra thực hành.
Nhưng :
-
Thế
nào là nghe Lời Thiên Chúa?
-
Chúa
dạy ta lắm điều xem ra phi lý sao thực hành được?
I. THẾ NÀO LÀ NGHE
LỜI THIÊN CHÚA?
Muốn nghe được chính xác Lời Chúa
dạy một cách trực tiếp (x Dt 1,1-2), ta phải có ba tiêu chuẩn
1/ Phải xin ơn Chúa Thánh Thần.
Vì cả đến Đức Giê-su vào hội đường
tại Nazareth,
khi Ngài mở Sách Thánh ra, Ngài nói: “Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, bởi Người đã xức dầu cho tôi, sai tôi đem
Tin Mừng cho người nghèo khó” (Lc 4,18a: Tin Mừng). Bởi thế thánh Phê-rô
nói: “Anh em phải biết điều này: không ai
được tự tiện giải thích một lời ngôn sứ nào trong Sách Thánh.Quả vậy, lời ngôn
sứ không bao giờ lại do ý muốn người phàm, nhưng chính nhờ Thánh Thần thúc đẩy
mà có những người đã nói theo lệnh của Thiên Chúa” (2 Pr 1,20-21).
Thánh Tôma Tiến sĩ nói: “Ai càng yêu mến Hội Thánh, người đó càng
nhiều ơn Chúa Thánh Thần”.
2/ Phải dựa vào Sách Thánh (Mạc khải).
Chính Đức Giê-su là Lời Thiên
Chúa, thế mà khi Ngài vào hội đường giảng dạy, Ngài còn phải mở sách ngôn sứ
Isaia đọc rồi giảng dạy (x Lc 4,17-19: Tin Mừng). Bởi vậy thánh Phao-lô, dù văn
hóa của ông là bậc thầy mọi người, vì ông là học trò của tôn sư Gamaliel (x Cv
22,3), thế mà trong sứ mệnh ngôn sứ, ông nói: “Tôi đã không dùng những lời lẽ hùng hồn hoặc triết lý cao siêu mà loan
báo mầu nhiệm của Thiên Chúa. Tôi giảng mà chẳng cần dùng lời lẽ khôn khéo hấp
dẫn, nhưng chỉ dựa vào bằng chứng xác thực của Thần Khí (Lời Chúa – Ga 6,63),
và quyền năng Thiên Chúa. Có vậy Đức Tin của anh em mới không dựa vào lẽ khôn
ngoan người phàm, nhưng dựa vào quyền năng Thiên Chúa” (1Cr 2,1-5: Bài
đọc). Vì lẽ đó mà người giảng dạy Lời Chúa phải dựa vào quyền giáo huấn của Hội
Thánh, mà Hội Thánh đã được thể hiện quyền ấy bằng việc chọn các Bài đọc trong
Phụng Vụ.
Công Đồng Vat.II trong Hiến Chế
Phụng Vụ số 24 dạy: “Trong việc cử hành
Phụng Vụ, Thánh Kinh giữ vai trò tối quan trọng. Thực vậy, người ta trích những
bài Thánh Kinh để đọc, những bài để dẫn
giải trong Bài đọc, cũng như những bài ca vịnh để hát. Chính nguồn cảm hứng
và sức phấn khởi của Thánh Kinh cũng làm xuất phát những lời kinh, lời nguyện
và những bài phụng ca”.
Hiến Chế Phụng Vụ số 52 dạy: “Bài
giảng phải căn cứ vào Thánh Kinh để trình bày các mầu nhiệm Đức Tin và những
Quy Tắc cho đời sống Ki-tô hữu trong suốt chu kỳ năm Phụng Vụ”.
Bởi thế khi ta tham dự Phụng Vụ,
vị thuyết giảng nào không dựa vào những Quy Tắc trên đây, thì đó cùng lắm chỉ
là lời khuyên đạo đức, không phải là Lời Chúa đúng nghĩa.
3/ Phải sống điều giảng dạy.
Như Đức Giê-su sau khi đọc Sách
Thánh, Ngài nói: “Hôm nay đã ứng nghiệm
lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe.” (Lc 4,21: Tin Mừng).
Như thế người giảng Lời nếu chưa
sống được điều mình giảng, thì ít ra phải sám
hối, và khiêm tốn về giới hạn của mình, như thánh Phao-lô đã thú nhận
với giáo đoàn Roma: “Tôi biết rằng sự
thiện không ở trong tôi, nghĩa là trong xác thịt tôi. Thật vậy, muốn sự thiện
thì tôi có thể muốn, nhưng làm thì không. Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm,
nhưng sự ác tôi không muốn, tôi lại cứ làm” (Rm 7,18-19).
Bởi vì người giảng Lời không phải
là kẻ “quảng cáo dầu cù là” (nói hay
mà không làm), trái lại, phải giống “Đức
Giê-su làm rồi mới dạy” (Cv 1,1), để tiếp tục viết lên trang sử của Hội
Thánh, đó cũng là chủ đích của tác giả Luca viết lời này đầu tiên trong sách
Tông Đồ Công Vụ.
II. CHÚA DẠY TA LẮM
ĐIỀU XEM RA PHI LÝ SAO THỰC HÀNH ĐƯỢC?
Sở dĩ ta nghe Lời Chúa lắm khi
thấy nghịch nhĩ, là vì Ngài là Thiên Chúa toàn năng siêu việt, còn ta là loài
thụ tạo tầm thường. Hỏi rằng giữa ta và con chó đều cùng là cấp độ sinh vật, nhưng
liệu loài chó khôn nhất có hiểu được hết những ý nghĩ của ta hay không? Bởi đó Chúa
dùng miệng ngôn sứ Isaia nói: “Tư tưởng
của Ta không phải là tư tưởng của các ngươi,và đường lối các ngươi không phải
là đường lối của Ta - sấm ngôn của ĐỨC CHÚA. Trời cao hơn đất chừng nào thì
đường lối của Ta cũng cao hơn đường lối các ngươi,và tư tưởng của Ta cũng cao
hơn tư tưởng các ngươi chừng ấy” (Is 55,8-9).
Chính vì thế mà những người đồng
hương với Đức Giê-su không muốn hiểu, không muốn chấp nhận Lời Ngài giảng dạy,
bởi lẽ họ cho Ngài chỉ là con bác thợ mộc Giuse, nếu có tài giỏi thì hãy làm
phép lạ tại quê hương cho mọi người được nhờ. Nhưng Ngài đã không đáp ứng yêu
cầu của họ, nên họ phẫn nộ đứng dậy đuổi Ngài ra ngoài thành và điệu Ngài lên
tận triền núi nơi thành của họ đã được xây cất, có ý xô Ngài xuống (x Lc 4,22-23.28-29:
Tin Mừng). Thành đó là “thành trì tôn giáo vụ vật chất” mà
những người đồng hương của Ngài đã xây cất sẵn trong tâm trí họ! Đức Giê-su chỉ
muốn thực hiện “Năm Hồng Ân” cho những ai tin tuyệt đối vào Lời Chúa và đem ra
thực hành, dù xem ra nghịch lý hoặc ta chưa hiểu thấu đáo. Đó là lý do Ngài
muốn mọi người phải bắt chước bà góa Sarepta và ông Naaman :
ó Nghe Lời Chúa phải thực hành chia sẻ. Đức Giê-su nói: “Vào thời ông Ê-li-a, khi trời hạn hán suốt ba năm sáu tháng, cả nước
phải đói kém dữ dội, thiếu gì bà goá ở trong nước Ít-ra-en ; thế mà ông không
được sai đến giúp một bà nào cả, nhưng chỉ được sai đến giúp bà goá thành
Xa-rép-ta miền Xi-đôn” (Lc 4,25-26: Tin Mừng).
Ta biết ngôn sứ Êlya bảo bà góa
Sarepta làm một điều nghịch lý: giữa lúc hai mẹ con bà lâm cảnh đói giống như
bao nhiêu người, bà chỉ còn một chén bột định làm bánh cho hai mẹ con rồi chờ
chết, thế mà ông Êlya lại nói: “Bà làm
cho tôi ăn trước!” Không lẽ bà giựt chiếc bánh của đứa con đang đói cho
người lạ ăn ư? Bởi thế bà đã chối từ, nhưng ông Êlya bảo: “Chúa sai tôi đến nói với bà, bà
cứ làm bánh đưa cho tôi ăn trước, thì hũ bột và chóe dầu nhà bà không bao giờ
vơi cạn”. Với uy tín của Lời Chúa, bà góa mau mắn làm bánh cho ngôn sứ
Êlya ăn. Quả nhiên mặc dù cả vùng lâm đói vì cảnh hạn hán ba năm sáu tháng,
riêng mẹ con bà góa, hũ bột và dầu không bao giờ thiếu. Thời gian sau con bà
lâm bệnh đã tử vong, thì lại được ngôn sứ Êlya cầu nguyện cho con bà sống lại
(x 1V 17,7t).
ó Nghe Lời Chúa phải tin tuyệt đối.
Đức Giê-su muốn mọi người bắt chước hành động sống Đức Tin của ông Naaman, Ngài
nói: “Vào thời ngôn sứ Ê-li-sa, thiếu gì
người phong hủi ở trong nước Ít-ra-en, nhưng không người nào được sạch, mà chỉ
có ông Na-a-man, người xứ Xy-ri thôi.” (Lc 4,27: Tin Mừng). Đây là mẫu
người sống Đức Tin bằng việc thực hành Lời Chúa dạy mà trí khôn con người cho
là vô lý :
Tướng
quân Na-a-man, sau khi đem quân sang đánh nước Do-Thái, ông bắt được một tớ gái
đem về phục vụ tại nhà ông. Thời gian sau ông bị bệnh cùi, tìm thày chạy thuốc
khắp nơi nhưng tiền mất tật mang! Lúc ấy đứa tớ gái nói với ông chủ :
- Ngài cứ sang xứ chúng tôi, đến gặp
vị ngôn sứ, ông ấy sẽ có lời chữa bệnh
cho ngài.
Ông
Na-a-man không chịu đi, vì đến thày thuốc mà còn chẳng ra gì, chứ đến với ông
ngôn sứ nào có lời chữa bệnh? Thấy đứa tớ gái ngày ngày cứ thúc ông chủ, nghe
mãi ông cũng mủi lòng đi thử coi cho biết. Nhưng muốn sang xứ cầu ân, thì phải
làm hòa với vua ấy đã, do đó ông Na-a-man đến xin vua A-ram cấp cho một bức
thư, ông sẽ cầm qua cho vua Is-ra-en để xin chữa bệnh.
Ông
Na-a-man lên đường cùng với lá thư và đoàn tùy tùng chở vàng bạc châu báu. Khi
vua Is-ra-en đọc thư xong, ông thịnh nộ xé áo mình ra và truyền lệnh tống khứ
Na-a-man về nước. Với lý do là chỉ có Thiên Chúa mới chữa được bệnh cùi, chứ
người phàm làm sao được? Và cho đó là âm mưu của Na-a-man muốn hại vua…!
Ông
Na-a-man ra về với nỗi thất vọng, mà lòng nặng trĩu nỗi buồn miên man, những
người đi theo ông, có kẻ nói :
- Thưa tướng quân, ngài đến lầm địa
chỉ rồi, con bé ấy nói ngài đến nhà ông ngôn sứ nào đó.
Ông
Na-a-man quay trở lại tìm đến nhà ngôn sứ Ê-ly-sa, ông lên tiếng xin được gặp
vị ngôn sứ, nhưng đứng đợi mãi, chỉ có một đứa đầy tớ gái đi ra hỏi :
-
Ông có việc gì mà đến đây.
- Tôi
bị cùi, nghe nói ở đây có vị ngôn sứ chữa được bệnh đó phải không? Na-a-man hỏi
- Ông vui lòng chờ ở đây để con vào
nhà hỏi ông chủ đã. Đầy tớ đáp.
Một lúc sau, nó chạy ra và nói :
- Ngôn sứ bảo là: Nếu ông muốn khỏi cùi cứ đến sông
Gio-đan ngụp xuống rồi trồi lên 7 lần là khỏi.
Nghe nói thế, ông Na-a-man tức
cuồng lên cho quay xe về quê. Trên đường về, ông nói với những người tùy tùng :
- Tưởng ông ngôn sứ cho ta toa thuốc, lại bảo đi tắm sông
Gio-đan. Bộ quê mình không có nước sông nào sạch bằng ở đây sao?
- Thưa ngài, nếu vị ngôn sứ đó bảo ngài phải làm một việc
vất vả, tốn kém gì để chữa bệnh, thì ngài vẫn phải làm, đằng này chỉ là đi tắm
sông, có khó khăn gì đâu? Những người tháp tùng ông nói.
Nghe có lý, ông liền quay lại đến
tắm sông Gio-đan, và qủa nhiên sau khi ngụp, trồi 7 lần, da thịt ông trở nên
trắng nõn như da con nít. Ông mừng quá, trở lại nhà ngôn sứ với vàng bạc châu
báu để tạ ơn, nhưng vị ngôn sứ không nhận và bảo :
- Chúa đã chữa bệnh cho ông chứ
không phải tôi.
Ông Naaman thưa với ngôn sứ Êlysa
:
- Tôi quyết từ nay chỉ thờ Thiên
Chúa của ngài, vậy xin ngài cho tôi ít đất để tôi lập bàn thờ kính Thiên
Chúa! (x 2 V 5).
Thực hành Lời Chúa như bà góa
Sarepta, như ông Naaman mới chính là dòng giống Abraham được Thiên Chúa chúc
phúc, vì ông Abraham được danh là cha những người có Đức Tin, chỉ vì Chúa đã
bảo ông phải thực hành một điều ác đức, phi lý, vô luân: đem con một lên núi sát tế dâng Chúa, ông đã ngoan ngoãn tùng phục.
Nhưng cuối cùng con ông không chết, và từ đó dòng giống ông được Chúa ban “đông như sao trời, nhiều như cát biển, mọi dân thiên hạ sẽ lấy dòng
giống ông mà cầu phúc cho nhau” (x St 22,17-18).
Vậy bất cứ ai nghe Lời Chúa và đem
ra thực hành như những mẫu người trên, họ mới có thể mở miệng đọc lời kinh: “Luật pháp của Ngài, lạy Chúa con yêu chuộng
dường bao” (Tv 119/118,97a: Đáp ca).
Bởi thế thánh Phao-lô nói: “Anh em đừng có rập theo đời này, nhưng hãy
cải biến con người anh em bằng cách đổi mới tâm thần, hầu có thể nhận ra đâu là
ý Thiên Chúa: cái gì là tốt, cái gì đẹp lòng Chúa, cái gì hoàn hảo” (Rm
12,2) ; đó là lý do thánh nhân rên lên: “Ôi
sự giàu có, khôn ngoan và thông suốt của Thiên Chúa sâu thẳm dường nào! Quyết
định của Người, ai dò cho thấu! Đường lối của Người, ai theo dõi được! Thật
vậy, ai đã biết tư tưởng của Chúa? Ai đã làm cố vấn cho Người?” (Rm 11,
33-34)
THUỘC LÒNG
Sự giàu có, khôn ngoan và thông suốt của Thiên Chúa
sâu thẳm dường nào! Quyết định của Người, ai dò cho thấu! Đường lối của Người,
ai theo dõi được! Thật vậy, ai đã biết tư tưởng của Chúa? Ai đã làm cố vấn cho
Người? (Rm 11, 33-34)