Kinh Thánh
Thời kỳ
Sách
Chương
 
      Lm. Trịnh Ngọc Danh
Nghe Nhạc Thánh Ca trên điện thoại android
Bài giảng
Thứ 6 sau CN 30 TN, năm chẵn
Âm thanh
Video
[ Bấm play 2 lần liên tiếp để xem video. Vui lòng chờ chút nếu kết nối mạng chậm ]
BÀI ĐỌC 1 VÀ 2 (NẾU CÓ)
BÀI ĐỌC: Pl 1, 1-11
1 Chúng tôi, Phao-lô và Ti-mô-thê, là những tôi tớ của Đức Ki-tô Giê-su, kính gửi mọi người trong dân thánh kết hợp với Đức Ki-tô Giê-su ở Phi-líp-phê, cùng kính gửi các vị giám quản và trợ tá.2 Xin Thiên Chúa là Cha chúng ta và Chúa Giê-su Ki-tô ban cho anh em ân sủng và bình an.
3 Tôi cảm tạ Thiên Chúa của tôi, mỗi lần nhớ đến anh em.4 Tôi luôn vui sướng mỗi khi cầu nguyện cho anh em hết thảy,5 vì từ buổi đầu cho đến nay, anh em đã góp phần vào việc rao giảng Tin Mừng.6 Tôi tin chắc rằng: Đấng đã bắt đầu thực hiện nơi anh em một công việc tốt lành như thế, cũng sẽ đưa công việc đó tới chỗ hoàn thành cho đến ngày Đức Ki-tô Giê-su quang lâm.7 Tôi có những tâm tình như thế đối với tất cả anh em, đó là điều hợp lý, bởi vì tôi mang anh em trong lòng tôi. Khi tôi bị xiềng xích, cũng như lúc tôi bênh vực và củng cố Tin Mừng, anh em đều thông phần vào ân sủng tôi đã nhận được.8 Có Thiên Chúa làm chứng cho tôi: tôi hết lòng yêu quý anh em tất cả, với tình thương của Đức Ki-tô Giê-su.9 Điều tôi khẩn khoản nài xin, là cho lòng mến của anh em ngày thêm dồi dào, khiến anh em được ơn hiểu biết và tài trực giác siêu nhiên,10 để nhận ra cái gì là tốt hơn. Tôi cũng xin cho anh em được nên tinh tuyền và không làm gì đáng trách, trong khi chờ đợi ngày Đức Ki-tô quang lâm.11 Như thế, anh em sẽ đem lại hoa trái dồi dào là sống một đời công chính nhờ Đức Giê-su Ki-tô, để tôn vinh và ngợi khen Thiên Chúa.
ĐÁP CA: Tv 110
Đ. Việc Chúa làm quả thật lớn lao. (c 2a)
1 Tôi xin hết lòng cảm tạ Chúa, trong cộng đoàn chính nhân, giữa lòng đại hội. 2 Việc Chúa làm quả thật lớn lao, người mộ mến ra công tìm hiểu.
3 Sự nghiệp Chúa oai phong hiển hách, đức công chính của Người tồn tại thiên thu. 4 Chúa đã truyền tưởng niệm những kỳ công của Người. Chúa là Đấng từ bi nhân hậu.
5 Ai kính sợ Người, Người ban phát của ăn; giao ước đã lập ra, muôn đời Người nhớ mãi. 6 Sức mạnh việc Người làm, Người cho dân thấy rõ, khi tặng ban cho họ gia sản của chư dân.
 
BÀI TIN MỪNG
TUNG HÔ TIN MỪNG: Ga 10,27
Hall-Hall: Chúa nói: Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi; tôi biết chúng và chúng theo tôi. Hall.
TIN MỪNG: Lc 14,1-6
1 Một ngày sa-bát kia, Đức Giê-su đến nhà một ông thủ lãnh nhóm Pha-ri-sêu để dùng bữa: họ cố dò xét Người.2 Và kìa trước mặt Đức Giê-su, có một người mắc bệnh phù thũng.3 Người lên tiếng nói với các nhà thông luật và những người Pha-ri-sêu: "Có được phép chữa bệnh ngày sa-bát hay không? "4 Nhưng họ làm thinh. Người đỡ lấy bệnh nhân, chữa khỏi và cho về.5 Rồi Người nói với họ: "Ai trong các ông có đứa con trai hoặc có con bò sa xuống giếng, lại không kéo nó lên ngay, dù là ngày sa-bát? "6 Và họ không thể đáp lại những lời đó.
 
BÀI GIẢNG
CHIÊN THIÊN CHÚA
KHỬ TRỪ TỘI TRẦN GIAN!
Ta biết Phụng Vụ là đỉnh cao của Luật Chúa, là nguồn suối ơn Chúa tuôn trào cho loài ngừơi. Luật ngày thứ bảy của Do Thái giáo thuộc Luật Phụng Vụ, ngừơi Dothái nghĩ rằng để chuộc lại ơn huệ do tội loài người đánh mất, chỉ có cách là bắt chước Abel giết chiên dâng cho Thiên Chúa, vì xưa Chúa đã không nhận của lễ hoa trái đồng nội của Cain, mà Ngài chỉ nhận con chiên của lễ Abel dâng (x St 4, 1-12). Thực ra Chúa nhận lễ tế của Abel là dấu chỉ Ngài nhận của lễ “Con Chiên Thiên Chúa Đức Giêsu KitôĐấng duy nhất khử trừ tội trần gian” (Ga 1, 29).
Người Do Thái lại quan niệm bệnh là hậu qủa của tội (x Ga 9,2), mà chỉ có Chúa mới có quyền tha tội (x Mc 2,7). Tin Mừng hôm nay ghi nhận việc người Do Thái đã chứng kiến Đức Giêsu chữa lành người bị bệnh phù thũng vào ngày thứ bảy. Như thế việc ấy làm cho người ta nhận ra Đức Giê-su chữa bệnh chính là Ngài tha tội, khiến họ bất mãn với Đấng có quyền tha tội. Do đó họ quyết tâm giết Ngài, chỉ vì họ kết án Ngài đã “lỗi Luật”, dám phạm thượng cướp quyền tha tội của Thiên Chúa. Nhưng chính vì thế minh chứng Ngài thực là Abel mới, dâng lễ được Thiên Chúa chấp nhận, vì Chúa Giê-su vừa là Tư Tế (Abel), vừa là của lễ (con chiên) và đó là lý do ông Phaolô nói: “Abel chết rồi mà ông còn lên tiếng” (Dt 11, 4): “Chúa đã không ưa hy lễ và hiến tế, nhưng đã tạo cho con một thân thể, Chúa cũng chẳng thích lễ toàn thiêu và lễ xá tội, bấy giờ con mới thưa: Lạy Thiên Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài, như Cuốn Sách đã chép về con” (Dt 10, 5-7).
Qua đoạn thư này, thánh Phao-lô đã minh xác cho người Do Thái phải tin: Hy Lễ và hiến tế toàn chiên chiên cừu bò lừa theo Luật Phụng Vụ của ông Mô-sê truyền cử hành vào ngày thứ bảy không thể xóa được tội dân. Hiến tế ấy chỉ có giá trị chuẩn bị lòng dân đón nhận hiến tế Chúa Giê-su thiết lập, Ngài mới chính là “Chiên Thiên Chúa, Đấng khử trừ tội trần gian” mà ông Gioan Bt đã giới thiệu với người Do Thái tại Bêthania, bên kia sông Gio-đan, nơi mà ông Gioan đã làm phép rửa cho Ngài (x Ga 1, 28-29). Như thế, từ khi Ngài chịu phép rửa bằng nước là khởi sự Ngài thiết lập Phụng Vụ mới, và Ngài sẽ hoàn tất vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, rửa tội loài người bằng Máu của Ngài, mà Ngài bồn chồn chờ đến lúc hoàn tất. Ngài gọi đó là lửa thanh tẩy của Ngài ném xuống đất, và mong ước nó được bùng lên (x Lc 12,49-50).
Vì lý do đó mà Tin Mừng Nhất Lãm ghi lại ba lần Đức Giê-su chữa bệnh cho người ta thể hiện quyền tha tội vào ngày thứ bảy :
§   Chữa lành người có tay khô bại (x Mt 12,9t).
§   Chữa lành bà bị còng lưng 18 năm (x Lc 13,10t).
§   Chữa lành người bị bệnh phù thũng (x Lc 14,1t).
Lý do Tin Mừng Nhất Lãm ghi ba lần Đức Giê-su chữa bệnh vào ngày thứ bảy như thế là dấu chỉ sau ba ngày Ngài được an táng, rồi sống lại, lúc đó Hội Thánh mới thực sự cử hành Phụng Vụ để tha tội, chữa lành linh hồn những người biết sám hối đến lãnh nhận. Chính vì vậy ba lần Đức Giê-su loan báo cuộc Khổ Nạn, thì Ngài đều nói: “sau ba ngày Ta sẽ từ cõi chết sống lại” (x Mt 16,21: lần I ; Mt 17,23: lần II ; Mt 20, 19: lần III.
Trong khi thánh sử Gioan chỉ ghi có một lần vào ngày thứ bảy Đức Giê-su chữa lành người bị bất toại 38 năm nằm bên bờ giếng có năm dãy hành lang (x Ga 5,1t). Lý do ông Gioan ghi có một lần, là vì trong Tin Mừng, ông ghi ba lần Đức Giê-su loan báo cuộc Khổ Nạn, thì chiến thắng của Ngài không đợi đến lúc Phục Sinh, mà ơn tha tội được ban tặng cho loài người ngay từ lúc Ngài còn bị treo trên thập giá (x Ga 3, 14-15: lần I ; Ga 8, 28: lần II ; Ga 12, 32: lần III).
Vậy qua bốn tác giả Tin Mừng đều minh chứng rõ ràng: Đức Giê-su qua Mầu Nhiệm Tử Nạn và Phục Sinh, Ngài đã hoàn tất Phụng Vụ mới, thay thế Phụng Vụ Do Thái giáo, vì Phụng Vụ của Ngài mới thực sự có ơn tha tội.
Ông Phaolô trước kia là mẫu người sống đạo theo Luật Môsê, khi ông chưa được “Chiên Thiên Chúa” chiếm đoạt, ông tức cuồng khi thấy những người Do Thái đã bỏ Luật tế tự: không dâng Chúa chiên cừu bò lừa, lại dâng lễ theo thể thức “Con Chiên Thiên Chúa” thiết lập, và truyền cho các môn đệ cử hành. Đó là lý do ông Phao-lô dám lỗi Điều Răn thứ năm của Chúa là đi triệt hạ những người Công Giáo ở Đama, ngờ đâu Chúa Giê-su hỏi ông: “Tại sao ngươi bắt bớ Ta ?” (x Cv 9).
Nhưng khi ông được tham dự Phụng Vụ của Hội Thánh, mắt ông như một cái vảy bong ra, là lúc ông được Chúa mở mắt Đức Tin (x Cv 9,18 ; 22,14-16), để ông nhận ra giá trị Hy Tế mới Chúa Giêsu thiết lập, nhờ đó ông biết thương giống nòi của ông, những người luôn tự hào “là người Israel, họ đã được Thiên Chúa nhận làm con, được Ngài cho thấy vinh quang, ban tặng các giao ước, lề luật, một nền phụng tự và các lời hứa, họ là con cháu các tổ phụ” (Rm 9,4-5a). Thế mà họ lại chối từ Đấng thánh hóa họ, muốn cho họ cùng một xương một thịt với Ngài (x Dt 2,11.14). Bởi đó ông Phaolô rất đỗi ưu phiền và đau khổ khi thấy đồng bào của ông cứng tin. Ông đặt giả thiết cho những người Do Thái khác đang ghét ông, vì ông không giữ Luật tế tự như Mô-sê truyền, thì họ cứ giết ông, để họ lôi ông ra khỏi Đức Giêsu Kitô – Nguồn Sống – làm ông phải chết, và như thế ông trở nên cùng một của lễ với Chúa Giêsu. Nhờ đó những người đồng chủng được tháp vào Chúa Giêsu, thì ông lấy làm vui mừng! (Rm 9, 2-3).
Vì đây thực là Tin Mừng ông Phao-lô đã hết tình rao giảng, đến nỗi ông bị xiềng xích, ngồi trong tù ông viết thư khen và khuyến khích các tín hữu thuộc giáo đoàn Philip, đang cộng tác với ông về việc rao giảng Tin Mừng để đưa công việc đó tới chỗ hoàn thành, cho đến ngày Chúa Giê-su quang lâm. Ông nói: “Điều tôi khẩn khoản nài xin cho lòng mến của anh em, ngày càng thêm dồi dào, khiến anh em được ơn hiểu biết và tài trực giác siêu nhiên, để nhận ra cái gì là tốt hơn. Tôi cũng xin Chúa cho anh em được Đức Ki-tô thanh tẩy anh em nên tinh tuyền, không làm gì đáng trách trong khi chờ đợi ngày Đức Giê-su Ki-tô trở lại, có thế anh em mới xứng đáng là dân thánh, vì được kết hợp với Đức Giê-su Ki-tô” (x Pl 1, 1-11).
Là một ngừơi Kitô hữu, nhờ được tham dự Phụng Vụ của Hội Thánh,để được Chúa ở cùng, “ta tỏa ra hương thơm của Chúa Ki-tô giữa những người được cứu độ và những kẻ bị hư mất!” (2Cr 2,15). Có thế, dân ngoại mới muốn níu lấy áo ta mà nói: “Chúng tôi muốn đi theo anh, vì chúng tôi đã nghe biết Thiên Chúa ở với anh” (Dcr 8,23). Có sống được như thế, ta mới có thể xướng lên bài ca: “Giê-ru-sa-lem hỡi, nào tôn vinh Chúa! Này Xi-on, hãy ca ngợi Thiên Chúa của ngươi! Then cửa nhà ngươi, Chúa làm cho thêm chắc, con cái trong thành, Người giáng phúc thi ân. Cõi biên cương, Người thiết lập hoà bình, và cho ngươi no đầy lúa mì tinh hảo. Người tống đạt lệnh truyền xuống đất, lời phán ra, hoả tốc chạy đi.Chúa bày tỏ lời Người cho nhà Gia-cóp, chiếu chỉ luật điều cho Ít-ra-en.Chúa không đối xử với dân nào như vậy, không cho họ biết những điều luật của Người.” (Tv 148/147,12-20). Vì “việc Chúa làm quả thật lớn lao” (Tv 111/110, 2a).
THUỘC LÒNG
Tôi phải sống đạo sao cho lương dân níu lấy áo tôi mà nói: “Chúng tôi muốn đi theo anh, vì chúng tôi đã nghe biết rằng Thiên Chúa ở với anh (Dcr 8,23).
 
 

Gửi phản hồi - thắc mắc

Tên của bạn *
Địa chỉ
Email *
Điện thoại
   
Câu hỏi

Lên đầu trang
Các bài giảng khác: