Kinh Thánh
Thời kỳ
Sách
Chương
 
      Lm. Trịnh Ngọc Danh
Nghe Nhạc Thánh Ca trên điện thoại android
Bài giảng
BUỔI GIÁO LÝ 08
Âm thanh
BÀI GIẢNG
 9.1(B) – Thiên Chúa Ba Ngôi, sao ta chỉ thờ một Thiên Chúa?

            T. Vì mỗi Ngôi Vị đều là Thiên Chúa trọn vẹn, Chúa Cha là gì thì Chúa Con là thế ấy ; Chúa Con là gì thì Chúa Cha là thế ấy. Chúa Cha và Chúa Con là gì thì Chúa Thánh Thần là thế ấy. Nghĩa là một Thiên Chúa duy nhất cùng một bản tính (x GLHT số 253).

GIẢI THÍCH

            Thiên Chúa Ba Ngôi nhưng chỉ là một Thiên Chúa duy nhất. Bởi vì Chúa Cha hoàn toàn ở trong Chúa Con, hoàn toàn ở trong Chúa Thánh Thần ; Chúa Con hoàn toàn ở trong Chúa Cha, hoàn toàn ở trong Chúa Thánh Thần ; Chúa Thánh Thần hoàn toàn ở trong Chúa Cha, hoàn toàn ở trong Chúa Con (x GLHT số 254).

            Vì Ba Ngôi cùng một bản tính : cùng một danh là “Giavê”, đây là Danh bí nhiệm, phải hiểu

            1- “Ta là Đấng Hiện Hữu” : Ngài không bởi đâu mà sinh ra, không khởi sự, không tận cùng. Thiên Chúa luôn luôn hiện diện nơi những người thuộc về Hội Thánh Chúa Kitô, để mọi sự phải quy thuộc về một đầu một mối là Đức Giêsu Kitô mới tồn tại và hiện hữu (x Ep 1,3-10).

            2- “Ta là Đấng Ta Là” :

                  a. Thiên Chúa là Tình Yêu (1Ga 4,8) : Tình yêu nơi Thiên Chúa, Kinh Thánh dùng từ Agapê, một tình yêu vô vị lợi, một tình yêu bao dung hết mọi loại người. Khác với tình yêu loài người hoặc là Eros chỉ tìm thỏa mãn nhu cầu xác thịt ; hoặc là Philein dựa trên công bằng giao hoán.

            Dấu chỉ tình yêu là quà tặng :

                  - Chúa tạo dựng muôn loài trong vũ trụ rất tốt đẹp và trao ban hết thảy cho loài người làm chủ (x St 1-2).

      - Chúa tặng ban Con Một là Ngôi Hai Thiên Chúa cho thế gian, được đặt tên là Giêsu. Ai tin vào Người Con ấy thì được sống muôn đời (x Ga 3,16).

      - Sau cùng Chúa tặng ban Thánh Thần cũng chính là Lời của Chúa Giêsu đã nhận từ nơi Chúa Cha (x Ga 6,63), như Ngài nói : “Mệnh Lệnh của Cha tôi là sự sống đời đời. Vậy những gì tôi nói thì như Chúa Cha đã nói với tôi” (x 12,50) ; “Chúa Cha sẽ sai Chúa Thánh Thần đến nhân danh tôi, chính ngài sẽ dạy anh em mọi sự và sẽ nhắc cho anh em nhớ lại mọi điều tôi đã nói với anh em” (Ga 14,26).

b. Thiên Chúa cũng dùng những tương quan của loài người, để bộc lộ phần nào về tình yêu của Ngài.

      - Thiên Chúa gọi ta là tôi tớ của Ngài, Ngài là Ông Chủ.Thế mà Con Một của ông chủ là Đức Giêsu lại phục vụ loài người như tôi tớ : Ngài tự ý cúi xuống rửa chân cho các môn đệ, dấu chỉ Ngài phục vụ đến mất mạng (x Ga 13). Việc rửa chân đối với người Do Thái chỉ dành cho nô lệ.

      - Đức Giêsu gọi những kẻ trung tín theo Ngài là bạn của Ngài (x Ga 15,15), cả Giuđa, tên phản bội, Ngài cũng gọi là bạn (x Mt 26,50).

      - Thiên Chúa gọi chúng ta là con, vì Ngài Cha là Mẹ, sinh dưỡng dục chúng ta, Ngài vượt xa tình yêu của cha mẹ trần thế, vì cha mẹ trần thế còn bị xếp vào loại gian ác (x Is 49,15 ; Mt 7,7-11).

      - Đức Giêsu gọi ta là Hiền Thê của Ngài, khởi đi từ lúc lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy (x 2Cr 11,2). Ngài là Tân Lang yêu Hiền Thê của Ngài là Hội Thánh hơn mối tình của ngôn sứ Hôsê đối với cô vợ Gômơ trắc nết (x sách Hs).

c. Thiên Chúa là Chân Lý.

Mọi quyết định của Ngài đều công minh và tồn tại muôn đời (x Tv 119/118,160) ; Đức Giêsu đã nói : “Mọi sự trong trời đất này sẽ qua đi, nhưng Lời tôi nói sẽ không bao giờ qua” (Mt 24,35) ; thánh Giacôbê nói : “Nơi Thiên Chúa không có thay đổi” (Gc 1,17), nên thánh Phaolô nói : “Ngài lúc nào cũng là có” (2Cr 1,17-18).

Cả Ba Ngôi đều là Lời Chân Lý, nhưng thày dạy chỉ có một là Đức Giêsu Kitô (x Mt 23,10), và quyền này Ngài đã trao riêng cho Hội Thánh Ngài thiết lập (x Lc 10,16). Bởi đó bất cứ điều gì không phù hợp với Lời Đức Giêsu dạy, không phù hợp với giáo huấn của Hội Thánh đều là sai lầm giả dối! Muốn tìm Chân Lý phải quy về một đầu một mối, phải hiệp nhất với một thủ lãnh là ông Phêrô. Bởi vì Đức Giêsu đã nói về sự yếu đuối của các môn đệ : “Satan sẽ sàng chúng con một trận như người ta sàng gạo, nhưng Thầy đã cầu nguyện riêng cho Phêrô, vì Phêrô có nhiệm vụ củng cố Đức Tin của cộng đoàn” (Lc 22,31-32).

Thực vậy, nếu có hai điều đúng mà không hợp nhất thì trở thành điều ác. Ví dụ : vợ nói với chồng nhà thành phố quá đắt, và ở thành phố có nhiều gương xấu, bán nhà về quê mua đất rộng rãi cho con cái sau này, và chúng bớt nhiễm lây tật xấu của xã hội. Vợ nói đúng! Nhưng chồng lại nói : ở thành phố có công ăn việc làm, dễ kiếm tiền nuôi gia đình, tiện việc học hành cho con cái. Chồng nói đúng! Nếu cả hai người đều quyết định thi hành cái đúng của riêng mình, thì gia đình sẽ đổ vỡ! Vì hai điều đúng mà thiếu hợp nhất ; nhưng khốn nạn hơn, nếu vợ chồng mỗi người lấy sai làm đúng, thì sẽ giết đàn con cái mình. Ví dụ chồng đồng ý cho vợ lấy người khác ; vợ cũng đồng ý cho chồng lấy vợ khác! Và như thế cả hai người đã lấy cái sai làm cái đúng, thì sự ác sẽ gia tăng biết mấy?!

3- Danh Giavê còn nghĩa là Đấng Có. Nơi Ngài có mọi sự thiện hảo và thông ban cho muôn loài. Bởi thế “không ai lãnh nhận điều gì mà không do tự Trời ban cho” (Ga 3,27). Thánh Phaolô nói : “Bạn có gì mà không bởi được lãnh nhận” (1Cr 4,7). Điều có nơi Chúa ban cho muôn loài là sự tốt đẹp, là sự sống. Riêng đối với những ai tin theo Chúa Giêsu, Ngài ban cho họ sự sống lại, một sự sống dồi dào hạnh phúc,như Ngài nói : “Ta là sự sống lại và là sự sống” (Ga 11,25), “Ta đến để cho các ngươi được sống và sống cách dồi dào” (Ga 10,10).Bởi thế “Chúa rút hơi thở là mọi sinh vật chết ngay và trở về cát bụi” (Tv 104/103,29-30).

 


Gửi phản hồi - thắc mắc

Tên của bạn *
Địa chỉ
Email *
Điện thoại
   
Câu hỏi

Lên đầu trang
Các bài giảng khác: