Kinh Thánh
Thời kỳ
Sách
Chương
 
      Lm. Trịnh Ngọc Danh
Nghe Nhạc Thánh Ca trên điện thoại android
Tin tức
Quân đội Irak đã vào thành phố Qaraqosh

Như đã nhiều lần loan tin, thành phố kitô hữu lớn nhất của Irak đã được giải phóng ngày thứ bảy 22 tháng 10-2016. Thành phố này bị Nhà nước Hồi giáo Tự xưng chiếm đóng từ năm 2014. Phóng viên của báo Thập giá đi theo binh đoàn số 9 của Quân đội Irak.
 

soldat-brandit-croix-bartella-ville-chretienne-voisine-karakoch-libereeaussi-derniers-jours_1_730_494

Một người lính giương cao thánh giá ở Bartella, thành phố kitô hữu gần sát thành phố Qaraqosh, thành phố này cũng được giải phóng trong những ngày gần đây. / © Goran Tomasevic / Reuters

Qaraqosh được giải phóng! Việc giải phóng thành phố Qaraqosh được mong chờ từ lâu. Thành phố này ở ngoại ô phía đông của Mossoul là một thành phố biểu tượng vì ngày xưa đây là thành phố kitô hữu lớn nhất Irak. Nhiều ngày trước khi quân đội Irak đặt chân đến đây, tin đã loan bùng ra trên các trang trang mạng xã hội. Ngày thứ ba 18 tháng 10, đài BBC loan tin thành phố được giải phóng làm cho tín hữu kitô ở Erbil tràn ra đường ăn mừng, Erbil là thủ đô của người Kurde ở Irak, nơi có nhiều người tị nạn sinh sống. Năm 2014, trước khi người tị nạn đến đây, thành phố có 75 000 người dân.

lc-irak-karakoch_0_600_284«

 

Các tín hữu kitô là anh em của chúng tôi. Chúng tôi không để một ai bị hại.»

Cuối cùng, ngày thứ bảy 22 tháng 10 lực lượng Irak đã chiếm được thành phố. Vào buổi trưa, binh đoàn của Đại tướng Qassem, chỉ huy trưởng binh đoàn 9 đã họp ở căn cứ Gwer, cách thành phố Mossoul 50 cây số về hướng đông-nam. Binh đoàn có xe tăng đi kèm là binh đoàn thiện chiến của quân đội Irak.

Binh đoàn còn có tên là «Mộc khiên». Cờ với biểu tượng giáo sĩ hồi giáo Hussein bay trên thành phố, đây là biểu tượng của người hồi giáo chiit, đa số đến từ miền Nam như phần đông dân chúng ở đây.

Từ ngày thứ hai, họ đã chiếm trục đông-nam. «Chúng tôi là ba người bạn của Nassiriya», anh Firas giải thích, anh đang lái xe về Qaraqosh. «Chúng tôi là láng giềng của nhau. Tôi là Ouissam», người ngồi ghế bên cạnh nói. Tuần lễ vừa qua thật khủng khiếp. «Người thứ ba là Qais, anh là lính bắn đại bác. Chúng tôi đến bệnh viện thăm anh hôm qua. Trong vụ tấn công, anh ở trong đoàn xe tăng dẫn đầu. Nhóm của anh bị bom nổ. Anh bị mất một chân. Hôm nay anh sẽ được mỗ.» Binh đoàn 9 đã tấn công lực lượng Nhà nước Hồi giáo Tự xưng trong sáu ngày liềm trên 25 cây số dẫn đến Qaraqosh. «Các tín hữu kitô là anh em của chúng tôi. Chúng tôi không để một ai bị hại,» anh Firas giải thích.

Không một tấm kiếng nào còn nguyên

Sau hai giờ ở ngoài, bụi của đoàn công-voa cho thấy một binh đoàn xe tăng và lính bộ binh đã ở bên ngoài thành phố. Vị chỉ huy trưởng binh đoàn 9 với cặp kiếng dày che nắng xuất hiện với khách mời danh tiếng: Riad Jalal Tewfiq, chỉ huy bộ binh Irak. Ngày thứ hai, ông đã đọc một bài diễn văn trước các ống kính truyền hình ngay trung tâm thành phố kitô giáo.

Thành phố Qaraqosh lúc 15h30. Đường xá ngập rác vắng tanh. Với các cuộc không tập, không một cái kiếng nào còn nguyên, ở cựu trung tâm quân sự, nơi ngày xưa là những cơ sở quan trọng, bây giờ chỉ còn là đống gạch vụn. Tất cả những căn nhà đẹp theo phong thái tân-babylon đều bị hôi của, có những căn bị cháy rụi. Nhưng các tòa nhà vẫn còn. Cách đó khoảng trăm mét về phía trái, có một tháp nhỏ màu trắng. Còn ở đại lộ chính, có một tháp chuông, rồi có hai, có ba tháp chuông còn đó. Và các vòm, một cái màu xanh lục, một cái màu xanh da trời, một cái màu đỏ. Không thể vào các nhà thờ hay các tòa nhà khác vị có thể có mìn.

«Tất cả đều bị phá hủy nhưng nhà thờ vẫn còn đứng vững!»

Mặt trời tắt dần dần, phải đi nhanh theo binh đoàn, họ đóng quân ở giữa đường. «Các thành phố kitô hữu đã được giải phóng, hôm qua là thành phố Bartella, hôm nay là Qaraqosh, vị chỉ huy bộ binh Riad vui mừng loan tin trên các đài truyền hình địa phương. Quý vị có thể thấy sau lưng tôi là các nhà thờ, nhà thờ Thánh Gioan, nhà thờ Thánh Schmoni và nhà thờ này tên là gì?» Một trong các bảng tên nhắc cho ông: «Nhà thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm!»

Ông Neshwan Sami, Chỉ huy trưởng Lực lượng bảo vệ đồng bằng Ninive (NGPF), một đơn vị bán quân sự kitô, khi vào thành phố này ông đã vội đến thăm Nhà thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm. Bây giờ thì ông được mọi người ôm chào. «Đây là ngày đẹp nhất đời tôi. Bên trong thì tất cả đã bị phá hủy, nhưng nhà thờ vẫn còn đứng vững. Một bản viết chữ màu đen ghi: Tài sản của Nhà nước hồi giáo.»

Vào khoảng 18h30 khi màn đêm buông xuống chúng tôi phải ra đi. Ngày hôm sau, lực lượng tăng cường của binh đoàn 9 sẽ đến giữ an ninh cho tất cả các khu phố. Các chiến quân độc lập kitô như các Đơn vị Bảo vệ Nivine (NPGF hay NPU, Nineveh Protection Unit) sẽ thay phiên giữ các tụ điểm kiểm soát. Quân đội chờ bị hạch sách. Nỗi sợ đọc được trên các gương mặt. Tiếng súng đại bác của binh đoàn 9 vẫn nổ rền và vẫn còn các tấn công xe tự sát của kẻ thù.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch

Lên đầu trang