Kinh Thánh
Thời kỳ
Sách
Chương
 
      Lm. Trịnh Ngọc Danh
Nghe Nhạc Thánh Ca trên điện thoại android
Bài suy niệm, chia sẻ
CHÚA NHẬT 12 TN _ B: SÓNG GIÓ VÀ THỬ THÁCH


CN XII TN / B

Bài đọc 1 : ( G 1 :8-11). 

Bài đọc 2 : ( 2 Cr 5:14-17). 

Tin Mừng : ( Mc 4:35-41)

 

Sau một ngày vất vả rao giảng Tin Mừng, chiều đến Chúa Giêsu lại bảo các môn đệ: “ Chúng ta sang bờ bên kia đi!” Thế là Chúa Giêsu và các môn đệ bỏ đám đông mà làm một chuyến hải hành về “ bờ bên kia” của Biển Hồ. Cùng đi với thuyền của các môn đệ, cũng có những thuyền khác đi theo. Hồ Tibêria nằm ở mạn bắc Palestine, còn gọi là hồ Gênêsarét hay biển Galilê, nhưng quen gọi là Biển Hồ, có hình bầu dục, chiều dài 21 km, chiều ngang 13 km, thấp hơn mặt biển Địa Trung Hải 209 m, lại nằm bên rặng núi Hermon cao ngất, là hồ nước ngọt thấp nhất trên trái đất, luôn có tuyết phủ; vì thế, các  luồng gió mạnh đều thổi xuống biển hồ, gây nên những cơn giông bão bất thường. Không biết chuyến hải hành đi qua “bờ bên kia” theo chiều dọc hay chiều ngang! Cuộc vượt biển qua bên kia biển hồ lại khởi hành vào chiều đến khi sắp vào đêm đen. Cuộc vượt biển ấy cũng có thể thuận buồm xuôi gió, không xảy ra chuyện gì, nhưng cũng có thể gặp giông bão nổi lên.

 

Lúc thuận buồm xuôi gió, mặc sức cho người ta ngắm trời ngắm nước bao la; chẳng có gì làm cho người ta sợ hãi, dù gió vẫn thổi, sóng vẫn chập chờn, nhưng lại có những lúc hiểm nguy khi cuồng phong bão táp nổi lên. Chuyến đi của Chúa Giêsu và các môn đệ không may đã gặp bão tố: “Một trận cuồng phong nổi lên, sóng ập vào thuyền, đến nỗi thuyền đầy nước.” Các môn đệ đã cuống quít, hốt hoảng, sợ hãi, đánh thức Chúa dậy: “ Thầy ơi, chúng ta chết đến nơi rồi, Thầy chẳng lo gì sao?”; trong khi đó, Chúa Giêsu vẫn bình thản như không có gì xảy ra; mặc cho sóng gió giông bão, Ngài vẫn ở đàng lái, dựa đầu vào chiếc gối mà ngủ.

 

Có thể khi biển êm, Chúa Giêsu ngủ vì sau một ngày làm việc vất vả, nhưng khi cuồng phong nổi lên, bão tố ập đến, chắc chắn Ngài không thể ngủ, nhưng Ngài vẫn giả vờ như đang ngủ. Đây là dịp để Ngài củng cố niềm tin của các môn đệ. Sau khi đánh thức Chúa dậy, Ngài truyền cho sóng biển: “ Im đi ! Lặng đi!”Gió liền tắt, và biển lặng như tờ. Rồi Ngài khiển trách các môn đệ: “ Sao nhát thế? Làm sao mà anh em vẫn chưa có lòng tin?”Chúa giả vờ ngủ, vì Ngài muốn các môn đệ yêu thương, tin tưởng và phó thác vào Ngài. Ngài muôn rèn luyện đức tin cho họ, giúp họ nhận biết về thân phận yếu đuối của mình.

 

Mới theo Chúa, tuy có được chứng kiến nhiều việc lạ Ngài làm, nhưng niềm tin của các môn đệ còn bấp bênh, chưa nhận biết Ngài là ai, bằng chứng là khi thấy Chúa truyền cho gió, biển im lặng, các ông đã hoảng sợ và nói với nhau: “Vậy người này là ai, mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh?”

 

Trên chuyến vượt biển qua bờ bên kia, Chúa vẫn hiện diện bên họ dù ngủ hay thức, nhưng họ đã không quan tâm đến sự có mặt của Ngài. Chỉ khi gặp hiểm nguy, các ông mới cầu cứu đến Ngài. Câu hỏi: “Vậy người này là ai, mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh?”  là câu hỏi của những ai muốn tìm biết Thiên Chúa,  cũng là câu hỏi của người theo Chúa nhưng chưa có lòng tin thực sự hay nghi ngờ sự hiện diện của Thiên Chúa. Còn biết thắc mắc đặt vấn đề là điều kiện đánh thức lương tri, lòng tin của mình để mà tin; chỉ sợ rằng nhìn thấy những kỳ công của Thiên Chúa, những việc Ngài làm mà lại từ chối mới là điều nguy hại.

 

Khi gặp nguy hiểm, hoạn nạn biết kêu cầu Chúa , biết chạy đến với Ngài là điều phải; nhưng chạy đến Ngài, kêu cầu Ngài bằng sự hốt hoảng sợ hãi hay kêu cầu chạy đến Ngài trong niềm tin phó thác, đó mới là vấn đề ! Vì chưa thực sự tin tưởng vào quyền năng của Thiên Chúa, nên các ông đã bị Chúa chê trách : “ Sao nhát thế!” Họ nhát gan sợ sệt, vì họ chưa thực sự có lòng tin. Nhưng lòng tin phải như thế nào để trở nên kiên cường gan dạ như các thánh, đặc biệt là các thánh đã tử vì đạo?

 

Một vận động viên leo núi nổ lực leo lên một ngọn núi rất cao. Trong khi đang lần mò leo lên từng chút trên một bờ đá thẳng đứng, anh lỡ tay trượt xuống.  Giữa lúc hốt hoảng, may mắn anh bám vào được một bụi cây mọc chơ vơ trên vách đá. Bên dưới là vực thẳm. Giữa cảnh nguy hiểm đến tính mạng ấy, anh nhìn lên trời và cầu xin: “ Lạy Chúa, Chúa có ở đó không, xin mau cứu giúp con!” 

Bỗng từ trên trời có tiếng Chúa đáp lại: “ Nếu con muốn Ta cứu con, con phải có lòng tin mới được.” 

Người thanh niên cuống quít thưa: “ Lạy Chúa, con tin nơi Chúa, con tin rất nhiều, tin mạnh mẽ, xin Chúa mau cứu giúp con.” 

Chúa lại phán: “Nếu con thực sự tin vào Ta, con hãy buông tay ra khỏi bụi cây, con sẽ nhẹ nhàng, an toàn rơi xuống phía dưới.”

Sau một lúc im lặng do dự, chàng thanh niên lại gào thật to: “ Ở trên kia, có ai không? Cứu tôi với!”

 

Cuộc vượt biển đi qua “ bờ bên kia” của Chúa Giêsu và các môn đệ mang một ý nghĩa tượng trưng cho cuộc vượt biển trần gian của mỗi người và của Giáo hội; đây không phải là một cuộc vượt biển giữa sóng êm biển lặng, nhưng là một cuộc vượt biển luôn phải chống chọi với sóng gió thử thách của cuộc đời. Nếu thuận buồm xuôi gió an toàn cập bến bờ bên kia thì có lẽ cũng chẳng có gì đáng nói; nhưng chính khi gặp giông bão, những thái độ, nổ lực khó nhọc vất vả của những người vượt biển để đối phó với những cơn giông bão giữa biển khơi để tới bến an toàn mới là điều đáng nói.

 

Hội Thánh như con thuyền vượt biển trần gian luôn gặp những cơn sóng to gió lớn; đó là những sự chống phá của ma qủi và tay sai của chúng. Ngày nay, loài người đang cậy dựa vào khoa học kỹ thuật và tài năng sức lực của mình để phủ nhận sự can thiệp và hiện diện của Thiên Chúa hơn là tin tưởng vào quyền năng của Ngài.

 

Chính trong những giây phút hiểm nguy, con người mới bộc lộ niềm tin của mình: nhận ra có Chúa vẫn ở bên cạnh, Ngài luôn đồng hành với chúng ta, tin tưởng và phó thác vào quyền năng của Ngài. Giông bão, thử thách là dịp cho chúng ta củng cố lòng tin trong tín thác và trông cậy.

 

Thử thách giúp chúng ta nhận biết về con người đích thực của mình, giúp chúng ta tin tưởng và phó thác vào quyền năng của Thiên Chúa. Những lúc gặp khó khăn hiểm nguy, chúng ta còn có đủ niềm tin để cầu xin Chúa giúp đỡ như các môn đệ hay không  hay lại cậy sức mình hay vào sức con người bằng bói toán, cầu cơ! Hãy trở nên đơn sơ và tin tưởng phó thác vào Chúa như em bé tin tưởng và phó thác vào cha mình. Mặt biển dậy sóng là hình ảnh tâm hồn chúng ta khi gặp những chao đảo về đức tin, là hình ảnh của thế gian nổi lên chống lại Thiên Chúa.

 

Cuộc vượt biển trần gian của mỗi người, của Giáo Hội vẫn luôn gặp những cơn bão tố, thử thách đủ mọi bề. Đây là cơ hội để tôi luyện niềm tin của mình

   


Gửi phản hồi - thắc mắc

Tên của bạn *
Địa chỉ
Email *
Điện thoại
   
Câu hỏi