Kinh Thánh
Thời kỳ
Sách
Chương
 
      Lm. Trịnh Ngọc Danh
Nghe Nhạc Thánh Ca trên điện thoại android
Bài giảng
CHÚA NHẬT 2 MÙA VỌNG - NĂM B
Âm thanh
BÀI ĐỌC 1 VÀ 2 (NẾU CÓ)

BÀI ĐỌC I : Is 40,1-5.9-11

            1 Thiên Chúa anh em phán: "Hãy an ủi, an ủi dân Ta: 2 Hãy ngọt ngào khuyên bảo Giê-ru-sa-lem, và hô lên cho Thành: thời phục dịch của Thành đã mãn, tội của Thành đã đền xong, vì Thành đã bị tay Đức Chúa giáng phạt gấp hai lần tội phạm."

3 Có tiếng hô:"Trong sa mạc, hãy mở một con đường cho Đức Chúa, giữa đồng hoang, hãy vạch một con lộ thẳng băng cho Thiên Chúa chúng ta. 4 Mọi thung lũng sẽ được lấp đầy, mọi núi đồi sẽ phải bạt xuống, nơi lồi lõm sẽ hoá thành đồng bằng, chốn gồ ghề nên vùng đất phẳng phiu. 5 Bấy giờ vinh quang Đức Chúa sẽ tỏ hiện, và mọi người phàm sẽ cùng được thấy rằng miệng Đức Chúa đã tuyên phán."

9 Hỡi kẻ loan Tin Mừng cho Xi-on, hãy trèo lên núi cao. Hỡi kẻ loan Tin Mừng cho Giê-ru-sa-lem, hãy cất tiếng lên cho thật mạnh. Cất tiếng lên, đừng sợ, hãy bảo các  thành miền Giu-đa rằng: "Kìa Thiên Chúa các ngươi!" 10 Kìa Đức Chúa quang lâm hùng dũng, tay nắm trọn chủ quyền. Bên cạnh Người, này công lao lập được, trước mặt Người, đây sự nghiệp làm nên. 11 Như mục tử, Chúa chăn  giữ đoàn chiên của Chúa, tập trung cả đoàn dưới cánh tay. Lũ chiên con, Người ấp ủ vào lòng, bầy chiên mẹ, cũng tận tình dẫn dắt.

ĐÁP CA : Tv 84

ĐC. 8   Lạy Chúa, xin tỏ cho chúng con thấy tình thương của Chúa,

và ban ơn cứu độ cho chúng con.

9 Tôi lắng nghe điều Thiên Chúa phán, điều Chúa phán là lời chúc bình an cho dân Người, cho kẻ trung hiếu 10 Chúa sẵn sàng ban ơn cứu độ cho ai kính sợ Chúa, để vinh quang của Người hằng chiếu toả trên đất nước chúng ta.

11 Tín nghĩa ân tình nay hội ngộ, hoà bình công lý đã giao duyên. 12 Tín nghĩa mọc lên từ đất thấp, công lý nhìn xuống tự trời cao.

13 Vâng, chính Chúa sẽ tặng ban phúc lộc / và đất chúng ta trổ sinh hoa trái. 14 Công lý đi tiền phong trước mặt Người, mở lối cho Người đặt bước chân.

BÀI ĐỌC II : 2Pr 3,8-14

8 Anh em thân mến, một điều duy nhất, xin anh em đừng quên: đối với Chúa một ngày ví thể ngàn năm, ngàn năm cũng tựa một ngày.9 Chúa không chậm trễ thực hiện lời hứa, như có kẻ cho là Người chậm trễ. Kỳ thực, Người kiên nhẫn đối với anh em, vì Người không muốn cho ai phải diệt vong, nhưng muốn cho mọi người đi tới chỗ ăn năn hối cải. 10 Nhưng ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm. Ngày đó, các tầng trời sẽ ầm ầm sụp đổ, ngũ hành bốc cháy tiêu tan, mặt đất và các công trình trên đó sẽ bị thiêu huỷ.

11 Muôn vật phải tiêu tan như thế, thì anh em phải là những người tốt dường nào, phải sống đạo đức và thánh thiện biết bao,12 trong khi mong đợi ngày của Thiên Chúa và làm cho ngày đó mau đến, ngày mà các tầng trời sẽ bị thiêu huỷ và ngũ hành sẽ chảy tan ra trong lửa hồng.13 Nhưng, theo lời Thiên Chúa hứa, chúng ta mong đợi trời mới đất mới, nơi công lý ngự trị.

14 Vì thế, anh em thân mến, trong khi mong đợi ngày đó, anh em phải cố gắng sao cho Người thấy anh em tinh tuyền, không chi đáng trách và sống bình an.

BÀI TIN MỪNG

TUNG HÔ TIN MỪNG : Lc 3,4.6

Hall-Hall : Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi. Hết mọi người phàm sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa. Hall.

TIN MỪNG : Mc 1,1-8

1 Khởi đầu Tin Mừng Đức Giê-su Ki-tô, Con Thiên Chúa: 2 Trong sách ngôn sứ I-sai-a có chép rằng: Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con, người sẽ dọn đường cho Con.3 Có tiếng người hô trong hoang địa: Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi. 4 Đúng theo lời đó, ông Gio-an Tẩy Giả đã xuất hiện trong hoang địa, rao giảng kêu gọi người ta chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội.5 Mọi người từ khắp miền Giu-đê và thành Giê-ru-sa-lem kéo đến với ông. Họ thú tội, và ông làm phép rửa cho họ trong sông Gio-đan. 

6 Ông Gio-an mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da, ăn châu chấu và mật ong rừng.7 Ông rao giảng rằng: "Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người.8 Tôi thì tôi làm phép rửa cho anh em trong nước, còn Người, Người sẽ làm phép rửa cho anh em bằng Thánh Thần."

 

BÀI GIẢNG

A. GIẢI THÍCH :

            1- Mật ong dại (rừng) :

            Theo Gm. Mackie giải thích : Đây không phải là mật ong lấy trên rừng mà là nước nho khô keo lại, là lương thực của các ẩn sĩ trong cộng đoàn Qumrân, nó có vị ngọt và thơm như mật ong (xem Phong Tục Thánh Kinh tr 48).

            2- Sự khác biệt về vị Tiền hô giữa Ml 3,1 so với   Mc 1,2 :

            Ta so sánh hai tác giả : 

Ml  3,1 : Này ta sai Thần sứ của Ta, kẻ sẽ vén đường bạt lối trước nhan Ta.

Mc 1,2 : Này Ta sai Thần sứ của Ta đi trước mặt ngươi, kẻ sẽ dọn đường cho ngươi.

            * Lời sấm của ngôn sứ Malaki theo Tin Mừng Luca cắt nghĩa :

  • Thần sứ của Ta” : đó là ông Gioan Tẩy Giả.

  • Kẻ dọn đường trước nhan Ta” : ông Gioan Tẩy Giả dọn lòng người đón nhận Đấng Mêsia.

            * Lời của ngôn sứ Malaki theo tác giả Marcô lại xác định :

                - “Thần sứ của Ta” : là ông Êlya, vị ngôn sứ của Thiên Chúa.

                - “Đi trước mặt ngươi, dọn đường cho ngươi” : “ngươi” đây là ông Gioan Tẩy Giả.

            Như thế ông Marcô có ý nói : Qua ông Gioan Tẩy Giả, người ta nhận ra khuôn mặt của ông Êlya tái xuất hiện, để chuẩn bị lòng người đón nhận Đấng Mêsia. Vậy nay Chúa muốn qua cách sống của ta, để mọi người  nhận biết Đấng Cứu Độ.

            *Tước hiệu Kitô, từ này được dịch bởi từ Hy Lạp là Christos ; tước hiệu Mêsia là từ Do Thái.

Hai tước hiệu này cùng một nghĩa nói lên sứ mệnh của Chúa Giêsu là Đấng được Chúa Cha xức dầu, đặt làm Vua vũ trụ, vì trong nghi lễ phong vương của người Do Thái, ai được chọn làm vua, người đó được xức dầu ô-liu trên đầu. Theo các ngôn sứ loan báo về Đấng Mêsia (Kitô) sẽ đến phục hưng thế giới thì, Chúa Giêsu chính là Đấng Mêsia (Kitô) sẽ được ban cho loài người, Ngài đã được Thiên Chúa xức dầu Thánh Thần với sứ mệnh thiết lập Nước Thiên Chúa, nhằm cứu độ nhân loại.
 
B. GIÁO HUẤN :
 
 
 

Mà tinh thần của ông Êlya thể hiện nơi ông Gioan Bt, để ông Gioan Bt giới thiệu Chúa Giêsu là Đấng Mêsia đến cứu nhân loại. Nếu không có Chúa Giêsu trợ giúp, thì không ai có thể thực hành Lời Chúa được, cũng không ai có thể bạt lối, lấp hố được. Vì Ngài đã nói : “Không có Thầy, các con không thể làm gì được !” (Ga 15,5)

Nhìn vào tiến trình mạc khải về Đấng Mêsia như trên, đòi hỎi MỌI NGƯỜI PHẢI VỌNG VỀ MẦU NHIỆM PHỤC SINH.

                       Có ba mùa Vọng với niềm tin khác nhau :

1- “ÊLYA  =  GIOAN Bt” : MÙA VỌNG CỦA DÂN DO THÁI THỜI ĐỨC GIÊSU.

            đối với người Do Thái thì ông Êlya là tiền thân của ông Gioan Bt, hay ông Gioan Bt lặp lại lối sống của ông Êlya. Vì cả hai vị đều có lối sống tương đồng :

                *Ăn mặc đơn giản :

  • Ông Êlya mặc áo da lông (x 2V 1,8) ; cũng thế “ông Gioan mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da” (Mc 1,6a).

  • Ông Êlya ăn bánh, thịt do quạ công đến, và uống nước suối (x 1V 17,6) ; cũng thế “ông Gioan ăn châu chấu và mật ong dại” (x Mc 1,6b : Tin Mừng).

*Lòng nhiệt thành như lửa để bảo vệ công lý .

       - Tinh thần ông Êlya nhiệt tình như lửa, lời ông như thể lò thiêu (x Hc 48,1) ; ba lần ông xin lửa trời thiêu sống ba nhóm quân 50 người được vua sai đến bắt ông (x 2V 1,9t) ; ông quyết liệt bảo vệ uy danh Thiên Chúa, nên ông đã tiêu diệt 450 tư tế của vua Akhab truyền tế thần Baal trên núi Carmen (x 1V 18,20t).

       - Tinh thần của ông Gioan Bt : ông thấy nhóm Biệt phái và bè Sa đốc đến xin làm phép rửa, ông bảo : “Nòi rắn độc, ai mách cho các ngươi trốn cơn thịnh nộ hòng đến, hãy sinh quả phúc đức xứng với lòng hối cải, lưỡi rìu đã để sẵn gốc cây, cây nào không sinh trái sẽ bị chặt quăng vào lửa ; cái rê lúa cầm sẵn trong tay, thóc thì thu vào kho, trấu lép thiêu trong lửa không hề tắt” (Mt 3,7-8a.10.12).

Ông cũng can đảm ngăn cản vua Hêrôđê “không được cướp vợ anh mình”, và ông đã phải chấp nhận ngồi tù dẫn đến mất đầu! (x Mt 14,3-12).

Vì thế người Do Thái mong Đấng Mêsia trần thế, Ngài đến để phất cờ khởi nghĩa, động viên toàn dân đánh gục mọi đế quốc, đưa dân tộc Do Thái lên siêu cường, làm bá chủ thế giới. Họ tin ngôn sứ Êlya không chết, ông được Chúa giấu đi, và đến ngày Chúa ra tay cứu dân, thì ông được Chúa cho trở lại trần gian (x Cv 2,1-18). Thậm chí lúc Đức Giêsu bị treo trên thập giá, Ngài dùng Tv 22/21 cầu nguyện cùng Chúa Cha : “Êli, Êli, lema sabakthani” có nghĩa là “lạy Chúa Trời tôi, sao Chúa bỏ tôi”. Thế mà những kẻ đứng đó tưởng Đức Giêsu xin ông Êlya đến cứu (x Mt 27,46-47). Vì thế người ta đã hỏi ông Gioan Bt : “Ông có phải là ngôn sứ Êlya không?” để họ biết là thời đại Đấng Mêsia đã đến. Nhưng ông Gioan Bt chối : “Không” (Ga 1,21). Mặc dầu chính Chúa Giêsu xác nhận : “Gioan Bt là hiện thân của ông Êlya” (x Mt 17,9t).

Vậy từ mùa Vọng của dân Do Thái, Hội Thánh muốn người Công Giáo phải sống tinh thần :

a- Nhu cầu sống đơn giản để có điều kiện làm giàu cho người khác. (x 2Cr 8,9).

b- Phải nhiệt tình bảo vệ chân lý, không sợ chết! Nên không khoan nhượng, không thỏa hiệp với sự ác.

c- Không mong Chúa đến giúp ta thêm sức mạnh để diệt hết kẻ ác.

2- “GIOAN Bt  =  GIÊSU (NADARET) : MÙA VỌNG CỦA ÔNG GIOAN BT.

            Ông Gioan Bt được Đức Giêsu khen là “người cao nhất trong những người do người nữ sinh ra” (Mt 11,11a), lý do giữa ông và Đức Giêsu đều giống nhau từ lúc sinh ra cho đến lúc chết :

            a- Cả hai đều sinh ra trong hoàn cảnh bất thường :

                  - Ông Gioan Bt sinh ra bởi cha mẹ đã cao niên.

                  - Chúa Giêsu sinh ra bởi Mẹ đồng trinh.

             b- Cả hai Đấng vốn giàu có mà lại sống nghèo :

                  - Ông Gioan Bt là con gia đình tư tế giàu có trong thành Giêrusalem, thế nhưng sau khi ông được cắt bì “ông lớn dần nên dũng mãnh về Thần Khí và lưu lại nơi hoang địa cho đến ngày thụ mệnh đến với Israel” (Lc 1,80). Khi ông bắt đầu hoạt động công khai, lương thực của ông là châu chấu và mật ong rừng (nước nho khô), mặc áo lông lạc đà (x Mc 1,6) ; còn Đức Giêsu thì không nơi trú ẩn, như Ngài nói : “Chim có tổ, con cáo có hang, còn tôi không có chỗ ngả đầu” (Lc 9,57-58).

                - Cả ông Gioan và Chúa Giêsu đều chết vì chân lý, vì hạnh phúc người khác, không muốn ai phạm tội (x Mc 6,17 ; Ga 18-19).

            Ông Gioan Bt vẫn tin chắc Đấng Mêsia đến để diệt hết kẻ ác,như lời ông răn đe dân: “Cái rìu đã để sẵn gốc cây, cây nào không sinh trái,sẽ bị chặt quăng vào lò lửa,” cũng như “cái rê đã cầm sẵn để sảy lúa, thóc mẩy thì trữ vào kho, còn trấu lép đốt trong lò !” (x Mt 3,10.12) thế mà ông lại vua Hêrôđê, còn ác hơn cây không trái, độc hơn trấu lép, đã nhốt ông vào tù! Tại sao Đức Giêsu – Đấng Mêsia – không diệt Hêrôđê để ông Gioan Bt khỏi bị tống ngục !? Vì bị nhốt tù, ông Gioan Bt hoảng lên, Đức Tin của ông bị chao đảo, nên ông sai môn đệ đến hỏi Đức Giêsu: “Ngài có phải là Đấng phải đến như tôi đã loan báo “chặt ngay cây không trái,tung trấu lép vào lửa?” Hay chúng tôi còn phải đợi Đấng khác?”(x Mt 11,2t). Rõ ràng mùa Vọng của ông Gioan Bt chỉ mong Đấng Mêsia sớm đến diệt kẻ ác, cứu những người lương thiện, làm cho mọi người đỡ khổ. Nay Chúa Giêsu cũng không muốn người Công Giáo sống mùa Vọng như niềm tin ông Gioan Bt, mà Chúa muốn người Công Giáo phải khao khát Ngài đến diệt tội lỗi của mình đã từng gây ra đau khổ cho nhiều người. Chính vì thế mà Đức Giêsu đã cho các môn đệ ông Gioan Bt chứng kiến nhiều phép lạ Ngài làm và bảo họ về thuật lại cho thầy của họ : “Kẻ què được đi, đứa mù được thấy, kẻ chết sống lại !” (Mt 11,5). Nghĩa là Đấng Cứu Thế đến không phải để diệt kẻ ác, mà là diệt tội ác .Vì quan niệm của người Do Thái: tội gây ra bệnh (x Ga 9,2). Thế nên, Đức Giêsu chữa lành bệnh, cho kẻ chết sống lại, là Ngài đã diệt tội để khỏi phải chết và, làm cho kẻ có tội trở nên người công chính.

            Vậy từ mùa Vọng của ông Gioan Bt, Hội Thánh muốn người Công Giáo phải sống :

            a- Đừng vì gặp gian khổ mà Đức Tin bị chao đảo : vừa tin Chúa, vừa đi coi thầy, coi bói.

            b- Không xin Chúa diệt kẻ ác, chỉ xin Chúa diệt tội ác, để kẻ ác trở nên Thánh.

            c- Thà chết vì chân lý, hơn là sống không chân lý.

3- “GIÊSU NADARET   =   GIÊSU PS”.

            Đây mới là mùa Vọng của người Công Giáo hằng mong đợi Chúa Giêsu Phục Sinh đến  cứu những người có “lòng sám hối và tin vào Chúa Giêsu là Đấng Mêsia, họ thể hiện Đức Tin qua việc lãnh Phép Rửa bằng Thánh Thần” (Mc 1,8 : Tin Mừng).

Ngài đến chăm sóc ta như mục tử chăm sóc chiên. Ngôn sứ Isaia trong Bài đọc I (Is 40,1-5. 9-11) ghi lại đường lối Chúa cứu độ muôn dân :

Ngài đến diệt tội và nâng đỡ ủi an những tâm hồn có lòng sám hối tội mình đã phạm : “Thiên Chúa anh em phán: "Hãy an ủi, an ủi dân Ta: Hãy ngọt ngào khuyên bảo Giêrusalem, và hô lên cho Thành: thời phục dịch của Thành đã mãn, tội của Thành đã đền xong, vì Thành đã bị tay Đức Chúa giáng phạt gấp hai lần tội phạm." (Is 40,1-2: Bài đọc I).

Thành bị tay Đức Chúa giáng phạt gấp hai lần tội phạm”, nghĩa là đền thờ Giêrusalem bị dân ngoại đến phá hai lần : Lần I do vua Nabukodonosor ra lệnh phá vào năm 587-538 trước Công nguyên, và lần II bị đế quốc Roma triệt hạ năm 70 sau Công nguyên. Như thế bất cứ Đền Thờ vật chất nào dù là kiệt tác đứng nhất thế giới, Chúa cũng không ưa chuộng, nếu người ta chỉ lo xây Đền Thờ cho đẹp mà không tin yêu đón Chúa Giêsu Phục Sinh vào cuộc đời mình. Chỉ những người đã thuộc về Hội Thánh kiên trì sống trong Đức Ái (x HCHT số 14), họ mới thực là Đền Thờ Chúa ưa chuộng (x 1Cr 3,16), không bao giờ bị phá hủy, nên sứ mệnh của mỗi Kitô hữu là cùng nhau kết hợp với Chúa Giêsu để xây dựng Hội Thánh, diễn tả mầu nhiệm Nước Thiên Chúa. Vì thế thánh Phêrô nói : Hãy để Thiên Chúa dùng anh em như những viên đá sống động mà xây nên ngôi Đền Thờ thiêng liêng, và hãy để Thiên Chúa đặt anh em làm hàng tư tế thánh, dâng những lễ tế thiêng liêng đẹp lòng Người, nhờ Đức Giêsu Kitô.” (1Pr 2,5).

Ai sống trong Hội Thánh, người ấy hằng ngày hãy đến dự tiệc Thánh Thể, để được đón nhận hết ơn này đến ơn khác (x Ga 1,16). Ơn Chúa ban không đợi đến ngày mai mà là ngay trong thời hiện tại ta đang sống,như trong thư thánh Phêrô nói : “Đối với Chúa một ngày ví thể ngàn năm, ngàn năm cũng tựa một ngày. Chúa không chậm trễ thực hiện lời hứa, như có kẻ cho là Người chậm trễ. Kỳ thực, Người kiên nhẫn đối với anh em, vì Người không muốn cho ai phải diệt vong, nhưng muốn cho mọi người đi tới chỗ ăn năn hối cải.” Kẻ không hối cải, không tin vào Ngài, sẽ bị “thiêu huỷ và ngũ hành sẽ chảy tan ra trong lửa hồng”,điều này xảy đến bất ngờ như kẻ trộm đột nhập vào nhà ! (Bài đọc II : 2 Pr 3,8-14).

           Vậy muốn sống mùa Vọng có hiệu quả, người Công Giáo đừng mong đợi Đấng Cứu Thế như người Do Thái từng mong Đấng Mêsia đến làm cho dân giàu nước mạnh ; cũng đừng mong đợi Đấng Cứu Thế như ông Gioan Tẩy Giả chỉ muốn Ngài đến diệt kẻ ác, mà phải sống mùa Vọng trong tinh thần :

             a/ Cầu nguyện trong Phụng vụ như ông Êlya,như ông Gioan Bt,như Chúa Giêsu, đều khởi đầu sứ mệnh từ sa mạc (x Mc 1,3). “Sa-mạc” là môi trường cầu nguyện tốt nhất (x Lc 5,42), và phải cầu nguyện theo thể thức Hội Thánh dạy : “Lời cầu nguyện phải đi đôi với việc đọc Thánh Kinh.” (x HCMK số 25). Mà “chúng ta chỉ gặp Chúa Giêsu cách thiết thực và trọn vẹn khi ta đọc Thánh Kinh trong Hội Thánh” (x HCPV số 7). Đọc Thánh Kinh trong Hội Thánh phải hiểu cụ thể là dựa vào các Bài đọc Hội Thánh đã chọn trong mỗi Thánh Lễ để tìm sợi dây Giáo Lý xuyên suốt qua các Bài đọc, cũng như từ các Bài đọc ấy, rút ra những Quy Tắc cho đời sống Kitô hữu trong suốt chu kỳ năm Phụng Vụ (x Hiến Chế Phụng Vụ số 24 và số 52). Bởi thế nếu người giảng chỉ lấy một Bài đọc trong Thánh Lễ mà quảng diễn,thì người ấy đã phạm tội giết người. Thánh Phaolô thoát được tội này, ông nói với các tín hữu : “Ngày hôm nay trước mặt anh em, tôi cam đoan rằng tôi hoàn toàn trong sạch về máu mọi người, vì tôi đã không e ngại mà giấu giếm đi để không loan báo cho anh em tất cả ý định của Thiên Chúa” (Cv 20,26-27 – Bản dịch NTT).

             b/ Sống khiêm tốn như ông Gioan Bt không nhận vinh quang người đời ban tặng, mà chỉ muốn quy mọi vinh quang về Chúa Kitô, như lời ông nói : “Đấng đến sau tôi, quyền năng hơn tôi, tôi không đáng cởi dép cho Ngài.” (Mc 1,7 : Tin Mừng)

            Ai sống được tám điểm giáo lý rút ra từ mùa Vọng của dân Do Thái ; của ông Gioan Bt và của thánh Phaolô dạy các tín hữu, là bảo đảm được sự sống Phục Sinh, vì Chúa Giêsu sống lại vào ngày thứ tám. Và như thế là đã thực  hành lệnh “bạt đồi, lấp hố, nắn đường, để mọi người sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa”. (Lc 3,4.6 : Tung Hô Tin Mừng), nhằm mở mắt Đức Tin cho mọi người biết cầu nguyện : “Lạy Chúa, xin tỏ cho chúng con thấy tình thương của Chúa, và ban ơn cứu độ cho chúng con” (Tv 85/84,8 : Đáp ca).

 THUỘC LÒNG.

             Ánh sáng của anh em phải chiếu tỏa trước mặt người ta, để họ thấy việc lành anh em làm mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời. (Mt 5,16).

LM GIUSE ĐINH QUANG THỊNH




Gửi phản hồi - thắc mắc

Tên của bạn *
Địa chỉ
Email *
Điện thoại
   
Câu hỏi

Lên đầu trang
Các bài giảng khác: