Kinh Thánh
Thời kỳ
Sách
Chương
 
      Lm. Trịnh Ngọc Danh
Nghe Nhạc Thánh Ca trên điện thoại android
Bài giảng
BUỔI GIÁO LÝ 13
Âm thanh
BÀI GIẢNG
 14.1(C) – Làm sao ta biết chỉ có đạo Công Giáo mới dẫn đưa loài người đến sự sống hạnh phúc vĩnh cửu?

            T. Tất cả các tôn giáo ngoài Kitô giáo, vị giáo chủ chỉ là người, có sáng kiến hướng dẫn tâm hồn đồng loại vươn lên cõi Vĩnh Phúc. Chỉ có Vị Giáo Chủ đạo Công Giáo là Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người, mặc lấy xác phàm, được đặt tên là Giêsu, phục vụ theo ý Cha trên trời, nhằm đưa hồn xác loài người về nơi Vĩnh Phúc. Vì vậy, chỉ duy có Chúa Giêsu mới có quyền khẳng định : “Không ai đã lên Trời, ngoại trừ Con Người, Đấng từ Trời xuống. Để ai tin vào Người thì được sống hạnh phúc muôn đời” (Ga 3,13.15).

 

 

            Dựa vào hình vẽ ta rút ra những kết luận :

            1/ Mọi tôn giáo, ngoài Công Giáo đều phát xuất từ trái đất, cùng có một chiều nhằm đưa con người lên cõi phúc. Khác với đạo Công Giáo phát xuất từ Trời xuống trái đất, nhằm lôi kéo mọi sự lên cõi Vĩnh Phúc (Thiên Đàng), để làm ứng nghiệm lời cầu nguyện Đức Giêsu dạy trong  kinh Lạy Cha : “Xin cho ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời” (Mt 6,10).

            2/ Chân Lý trong các tôn giáo khác, nếu có giá trị, phải phù hợp với Giáo Lý Công Giáo, để tất cả các tôn giáo cùng một hướng giúp con người vươn lên cõi Vĩnh Phúc. Tuy nhiên có tôn giáo nâng con người lên cao hoặc thấp tùy theo Chân Lý của tôn giáo đó đã biết đón nhận từ Thiên Chúa, nhưng không tôn giáo nào dẫn con người đến đích Vĩnh Phúc. Chỉ có Đạo Công Giáo, nhờ Chúa Giêsu mới bảo đảm chắc chắn đưa người Công Giáo sống Đức Ái tới Thiên Đàng.

            Ví dụ : Có người dẫn ta đi vượt biên qua nước Mỹ, thì không bảo đảm, không chắc chắn tới nơi an toàn bằng chính Tổng thống Mỹ tới Việt Nam dẫn đi theo.

            3/ Ta có thể hiểu Chúa Giêsu là vòng tâm kho tàng Chân Lý, trung tâm ơn cứu độ, các tôn giáo khác ở vòng ngoài, vòng nào càng gần vòng tâm, vòng đó càng nhiều Chân Lý đã nhận từ vòng tâm thông ban cho.

            4/ Không bao giờ có tôn giáo đối nghịch nhau hoàn toàn ; cũng như không thể tự cho chỉ có Đạo Công Giáo mới hướng người ta vươn lên sự thiện, còn các tôn giáo khác dìm con người xuống vực thẳm tội lỗi. Nói cách khác, không có đường thẳng đi lên đối nghịch với đường thẳng chúc xuống.

            5/ Bởi thế người Công Giáo KHÔNG BAO GIỜ ĐƯỢC NÓI ĐẠO NÀO CŨNG LÀ ĐẠO, ĐẠO NÀO CŨNG DẠY ĐIỀU TỐT, AI MUỐN THEO ĐẠO NÀO TÙY Ý CHỌN. Thực ra có nhiều Giáo Lý của các tôn giáo ngoài Công Giáo, nghịch hẳn với Giáo Lý Công Giáo.

            Ví dụ : Giáo Lý đạo Phật dạy : không ăn thịt các động vật, ai ăn là phạm tội. Té ra các động vật là cạm bẫy làm hại con người. Trái lại, Chúa dạy : “Mọi dã thú, mọi chim trời, mọi giống vật bò dưới đất và mọi cá biển sẽ phải kinh hãi khiếp sợ các ngươi : chúng được trao vào tay các ngươi. Mọi loài di động và có sự sống sẽ là lương thực cho các ngươi ; Ta ban cho các ngươi tất cả những thứ đó, cũng như đã ban cỏ xanh tươi” (St 9,2-3). Như thế vạn vật là quà tặng Thiên Chúa ban cho con người.

            6/ Hội Thánh Roma do Đức Giáo hoàng kế vị thánh Phêrô làm thủ lãnh, được gọi là Đạo Công Giáo, vì :

a-      Ơn cứu độ Chúa không dành riêng cho dân tộc nào, vì Ngài đã sai các Tông Đồ đi khắp thế gian loan báo cho mọi loài thụ tạo (x Mt 16,15), trước nhất con người từ loài thụ tạo nhờ Tin Mừng trở thành con Thiên Chúa, và khi đã là con Thiên Chúa, thì phải làm cho muôn loài muôn vật được tham dự vào vinh quang Thiên Chúa, như thánh Phaolô nói : “Muôn loài thọ tạo những ngong ngóng đợi chờ ngày Thiên Chúa mạc khải vinh quang của con cái Người. Quả thế, muôn loài đã lâm vào cảnh hư ảo, là có ngày cũng sẽ được giải thoát, không phải lệ thuộc vào cảnh hư nát, mà được cùng với con cái Thiên Chúa chung hưởng tự do và vinh quang” (Rm 8,19-21). Và thánh Tông Đồ tóm tắt chương trình cứu độ của Thiên Chúa bằng lời : “Mọi sự thuộc về anh em, anh em thuộc về Chúa Kitô, Chúa Kitô thuộc về Chúa Cha” (1Cr 3,22b-23).

b-     Hội Thánh Chúa Kitô được gọi là Hội Thánh Công Giáo, vì những môn đệ Đức Kitô biết hội nhập văn hóa, nghĩa là khi Tin Mừng rao giảng đến dân tộc nào, thì những văn hóa tốt đẹp của họ vẫn được Giáo Hội dùng trong nghi thức Phụng Vụ. Cụ thể : bên Âu Châu xông hương bằng bình lắc, nhưng bên Á Châu thì xông hương bằng lư hoặc bằng những thẻ nhang ; bên Âu Châu dùng đàn organ, nhưng nếu cử hành Phụng Vụ nơi các dân tộc thiểu số bên Á Châu, thì lại dùng cồng chiêng!...

c-  Thánh Sirilô, Giám mục thành Giêrusalem nói : “Hội Thánh được gọi là Công Giáo hay phổ quát vì những lý do sau đây :

-         Hội Thánh đã lan rộng khắp hoàn cầu, từ Đông sang Tây, từ Nam chí Bắc. Hội Thánh dạy không sai sót, cho mọi người biết tất cả những điều phải tin, dù về thế giới hữu hình hay vô hình, dù về những sự trên trời hay dưới đất. Hội Thánh giúp mọi loại người thờ phượng Thiên Chúa cho phải đạo : Thủ lãnh và thường dân, trí thức và ít học.

-         Sau cùng Hội Thánh được gọi là Công Giáo vì Hội Thánh chăm sóc và chữa lành người ta khỏi mọi thứ tội đã phạm trong linh hồn hay ngoài thân xác. Cũng chính Hội Thánh có đủ loại năng lực, dưới mọi danh xưng trong việc làm, lời nói và mọi thứ ơn thiêng. Thánh Phaolô đã viết thư cho ông Timôthêu về Hội Thánh Công Giáo như sau : “Thư này cho anh phải biết ăn ở thế nào trong Nhà của Thiên Chúa, tức là Hội Thánh của Thiên Chúa hằng sống, cột trụ và điểm tựa của Chân Lý”.

 


Gửi phản hồi - thắc mắc

Tên của bạn *
Địa chỉ
Email *
Điện thoại
   
Câu hỏi

Lên đầu trang
Các bài giảng khác: