Kinh Thánh
Thời kỳ
Sách
Chương
 
      Lm. Trịnh Ngọc Danh
Nghe Nhạc Thánh Ca trên điện thoại android
Tin tức
Nhà thờ chánh toà ở Geneva Thụy Sĩ khôi phục Thánh Lễ Công Giáo sau 500 năm cấm đoán

Geneva, Thụy Sĩ, ngày 17 tháng 2 năm 2020 ( CNA ).- Lần đầu tiên sau 500 năm bị cấm đoán, một Thánh lễ Công Giáo sẽ được cử hành tại nhà thờ chính toà Saint-Pierre de Genève vào vào ngày 29 tháng 2 tới đây, theo công bố cuả toà Giám Mục Công Giáo cuả giáo phận “Lausanne, Geneva và Fribourg.”

GenevaCathedral.jpg

Ngôi nhà thờ từng là nhà thờ chánh toà cuả Giáo phận Công Giáo ở Genève từ thế kỷ thứ IV cho đến thời Cải cách Tin lành. Thánh lễ cuối cùng đã được cử hành vào năm 1535. Sau cuộc Cải cách, ngôi nhà thờ bị nhómTin lành của John Calvin tịch thu, tượng và tranh của nhà thờ bị phá hủy, và việc thờ phượng Công Giáo bị cấm đoán cho đến ngày nay.

Cha Pascal Desthieux, hạt trưởng các giáo xứ Công Giáo tại Geneva, mô tả nhà thờ “là trung tâm và biểu tượng của lịch sử Kitô giáo ở Geneva”.

“Sau cuộc cải cách, nhà thờ đã trở thành một biểu tượng của giáo phái Calvinist,” Ngài viết trên trang web cuả ngài.

Nhắc lại, Ông John Calvin là người sống ở Geneva và đã sáng lập ra giáo phái Calvinist, thành phố này đã trở thành điểm đến của nhiều người Tin lành gốc Pháp phải chạy trốn vì bị đàn áp. Nhà thờ Saint-Pierre de Genève trở thành trụ sở chính của giáo phái Calvinist và chiếc ghế của ông Calvin được trưng bày bên cạnh bục giảng của nhà thờ.

Giáo phận (bị bức tử) Genève đã được sát nhập vào một Giáo phận mới là giáo phận “Lausanne, Geneva và Fribourg.” Ngày nay, không đầy 40% người Thụy Sĩ còn theo đạo Công Giáo.

Theo yêu cầu của người Tin lành ở Geneva, thì Cha Desthieux sẽ cử hành Thánh lễ chứ không phải là Đức Giám Mục Charles Morerod của Lausanne, Geneva và Fribourg. Nhưng, theo Cha Desthieux cho biết, thì Đức cha Morerod coi Thánh lễ này là một sự kiện lịch sử cuả địa phương.

Trong khi thừa nhận rằng sự tái lập Thánh lễ Công Giáo ở nhà thờ là một nguyên nhân để vui mừng, Cha Desthieux cũng cảnh báo người Công Giáo không nên có một thái độ chiến thắng, hoặc có bất kỳ ngôn ngữ nào cho thấy người Công Giáo đang tìm cách chiếm lại ngôi nhà thờ.

“Với các anh chị em Tin lành, là những người đang chào đón chúng ta trong nhà thờ của họ, chúng ta muốn thực hiện một cử chỉ đại kết mạnh mẽ, một dấu hiệu cho thấy tất cả chúng ta sống cùng nhau tại Geneva,” Cha nói. “Thánh lễ là một biểu hiệu cuả sự hiếu khách trong cộng đồng Kitô giáo của thành phố,” vị linh mục nói.

“Những người anh em Tin lành của chúng ta sẽ chào đón chúng ta, và chúng ta sẽ cho phép mình được chào đón,” Cha Desthieux nói.

Ngày và thời gian của Thánh lễ được chọn trùng với thời điểm bắt đầu mùa Chay sám hối. Thánh lễ sẽ được cử hành lúc 6:30 chiều thứ bảy, làm tức là lễ vọng cuả Chúa Nhật đầu tiên Mùa Chay.

“Chúng ta chọn cử hành Thánh lễ lịch sử này vào đầu Mùa Chay, để diễn tả việc đền tội và xin ơn tha thứ cho các tội lỗi chống lại sự hiệp nhất của chúng ta.”

Tất cả các Thánh lễ thứ Bảy khác tại thành phố Geneva sẽ bị hủy vào ngày 29 tháng 2, để tất cả mọi người Công Giáo ở thành phố đi tham dự Thánh lễ tại nhà thờ chính toà.

Nhưng có một vấn đề đang trở thành đề tài tranh cãi không lối thoát.

Một số ý kiến địa phương đã gợi ý rằng nên cho những người Tin lành được rước lễ trong dịp này, mặc dù đây là điều giáo luật cấm.

Theo Ông Daniel Pilly, chủ tịch hội đồng giáo xứ Saint-Pierre de Genève, thì việc cho những người Tin lành rước lễ trong các buổi đọc kinh chung là một việc thông thường đã xảy ra ở Geneva.

“Người Tin Lành được Rước Lễ là một việc đã được thực hiện trong nhiều giáo xứ trong những buổi lễ đại kết”, ông Pilly nói như vậy với thông tấn xã Protest Info, một hãng thông tấn cuả Thụy Sĩ.

Nhưng theo tin cuả tờ báo Geneva Tribune, thì những người theo đạo Tin lành tham dự Thánh lễ vào ngày 29 tháng 2 sẽ không được khuyến khích rước lễ.

Theo giáo luật Công Giáo, thì chỉ những người Công Giáo được rửa tội và ở trong tình trạng ân sủng mới được phép rước lễ.

“Những người có đức tin khác ngoài Công Giáo sẽ không được mời chính thức đến Bí tích Thánh Thể, tức là việc chia sẻ bánh và rượu,” theo lời cuả bài báo.

Nói với tờ Geneva Tribune, Cha Desthieux cũng trích dẫn văn bản Redemptionis sacentum, là tài liệu năm 2004 cuả Thánh Bộ Kỷ luật về Bí tích, ngài giải thích rằng những người Tin lành tham dự Thánh lễ thường không được phép rước lễ.

“Tuy nhiên, trong hoàn cảnh đặc biệt như thế này, chúng tôi thực hành những gì chúng tôi gọi là lòng “hiếu khách bí tích” bằng cách chào đón tất cả những người tiến lên nhận Mình Thánh Chúa,” Ngài nói.

Tuy nhiên Cha Desthieux đã không giải thích rõ ràng được là “hiếu khách bí tích” là một cơ sở như thế nào, mà phép “Thánh Thể” được phân phối một cách có chủ ý cho người Tin lành.

“Dù sao đi nữa,” Cha Desthieux nói một cách mập mờ, “tất cả mọi người đều được chào đón trong Thánh lễ.”.

Trần Mạnh Trác

(vietcatholic 18.02.2020)

Lên đầu trang