Kinh Thánh
Thời kỳ
Sách
Chương
 
      Lm. Trịnh Ngọc Danh
Nghe Nhạc Thánh Ca trên điện thoại android
Tin tức
Đức Giáo Hoàng ổ Chuột trở về khu ổ chuột

Trần Mạnh Trác 7/25/2013
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Đức Thánh Cha Phanxicô hình như không né tránh những chủ đề chính trị xã hội nhạy cảm của Brazil, đã tuyên bố với cư dân của một khu ổ chuột cuả Rio là các nhà lãnh đạo của họ phải làm việc tốt hơn để giúp họ.

Những ý kiến khiêu khích đó phản ảnh những lý tưởng thân thương nhất cuả vị giáo hoàng đầu tiên từ châu Mỹ: đó là công bằng xã hội và trợ giúp người nghèo.

"Tôi lên tiếng kêu gọi những người sở hữu các nguồn tài nguyên lớn, các cơ quan công quyền và tất cả mọi người có thiện chí đang làm việc cho công bằng xã hội," Đức Giáo Hoàng đã nói với đám đông tụ tập chật ních trên một sân đá bóng mặc dù trời mưa tầm tã, trong một khu ổ chuột (favela) tên là Varginha.
 
"Đừng bao giờ mệt mỏi với việc làm cho mộtthế giới công bằng hơn, đánh dấu bằng sự đoàn kết lớn hơn", Ngài nói trongtiếng vỗ tay nhiệt liệt.

"Không ai được vô cảm với sự bất bình đẳng vẫn còn tồn tại trên thế giới."

Varginha là một khu ổ chuột nghèo thê thảm và đầy bạo lực cho nên đôi khi người ta còn gọi nó là Dải Gaza, đã được hưởng một đôi chút cải tiến từ những nỗ lực mới đây cuả chính phủ trong một chương trình bình định xã hội. Nhưng Đức Thánh Cha dường như muốn nói rằng những nỗ lực như thế vẫn là chưa đủ.

"Ởđây, cũng như ở mọi nơi khác cuả Brazil, có rất nhiều người trẻ tuổi. ... đang có sự nhạy cảm đặc biệt đối với những bất công, nhưng thường bịthất vọng trước những sự việc tỏ tường nói lên nạn tham nhũng cuả những ngườiđặt quyền lợi riêng tư lên trên lợi ích chung".
 
"Hỡi quí bạn và tất cả mọi người, tôi lặplại: Không bao giờ chán nản, không mất lòng tin, không cho phép hy vọng của bạn bị dập tắt. Tình huống có thể thay đổi, con người có thể thay đổi. "

Đó làthông điệp có tính chất chính trị nhất đã được nêu ra trong cuộc hành hương của Đức Thánh Cha và rõ ràng Ngài có ý chỉ về các cuộc biểu tình lớn chống tham nhũng từng nổ ra hồi tháng trước, chỉ trích chính phủ chi tiêu quá nhiều vào thể thao mà thiếu đầu tư vào các dịch vụ như giáo dục cơ bản và chăm sóc sức khỏe.

Mạo hiểm vào khu ổ chuột Varginha có lẽ là việc làm nguy hiểm nhất trong cuộc tông du cuả Đức Giáo Hoàng ở Brazil.Vấn đề an ninh trở thành trầm trọng hơn vì xu hướng cuả Ngài thường vượt qua các qui định. Các đường phố ở khu ổ chuột lại chật hẹp, nhà cửa đổ nát, và đám đông, mặc dù có vẻ ngưỡng mộ Đức Thánh Cha, nhưng không thể đoán trước được.

Nhưngmọi sự đã xẩy ra êm xuôi.
 
Ngay ngày hôm trước, trước khi Đức Thánh Cha tới,khu phố của khoảng 36.000 người vẫn còn chuẩn bị ráo riết. Một bức tường xi măng được đổ thêm, các nhân viên nhà đèn sắp đặt thêm giây cáp điện cho nhà thờ. 

Trong nhiều ngày trước, cảnh sát đã được huy động khắp hang cùng ngõ hẻm. Những tay súng bắn xẻ được bố trí trên các mái nhà.

Đức Thánh Cha đến trên một chiếc xe Fiat (sản xuất tại Brazil) 4 cửa nhỏ, cửa sổ mở toang. 

Hàng ngàn cư dân chờ đợi trong mưa lạnh, cơn mưa bớt đi khi Ngài đến. 

Varginhalà một khu ổ chuột được xây dựng trên một đầm lầy cũ, là một trong những khu ổ chuột đã được 'bình định', nghĩa là chính phủ đã 'chiếm đóng' và đẩy các băng đảng ma túy đi nơi khác, và đã xây dựng các trung tâm cộng đồng, thư viện và trường học. Nhưng cư dân nói rằng họ chỉ nghe toàn lời hứa hão chứ thực tế không có bao nhiêu, và các dịch vụ cơ bản như cống rãnh và điện nước vẫn không có. Họ cũng phàn nàn rằng lực lượng cảnh sát thường lạm dụng và nặng tay, đối xử với dân như là những tên tội phạm.

Sau khi cầu nguyện tại một nhà thờ bé nhỏ nằm sâu trong ngõ hẻm, Đức Thánh Cha bước vào một căn nhà nhỏ, có nước sơn mới hai mầu cuả lá cờ Vatican, vàng và trắng.

"Ngay từ đầu," Đức Thánh Cha nói, "Điều ước mơ của tôi trong lần đến Brazil này là có thể tới thăm tất cả các làng trên toàn quốc. Tôi mong ước được gõ mọi cánh cửa, và nói lời "chào buổi sáng", và xin một ly nước lạnh, uống một hớp cafezinho, nói chuyện như một người bạn bè của gia đình.

"Tuy nhiên, Brazil lớn quá! Tôi không thể gõ mọi cánh cửa ", Ngài nói.

Vậy thì, Đức Thánh Cha nói, Favela sẽ là đại diện cho "tất cả các làng của Brazil."
 
Sứ Điệp Hy Vọng ĐTC dành cho Cộng Đồng Varginha
 
Phaolô Phạm Xuân Khôi 7/25/2013
 
Dưới đây là bản dịch diễn tử của Đức Thánh ChaPhanxicô dành cho dân chúng ở Cộng đồng Varginha ở Rio de Janeiro, Ba tây,trong dịp thăm viếng của ngài ngày 25 tháng 7, năm 2013.

Anhchị em thân mến, Chào anh chị em!

Thật là tuyệt khi được ở đây với anh chị em! Tuyệt đẹp! Ngay từ đầu, khi hoạch định chương trình thăm viếng Ba Tây này, ao ước của tôi là có thể thăm tất cả các quận trên toàn quốc. Tôi đã từng muốn có thể gõ từng cánh cửa, để nói"chào buổi sáng", để xin một ly nước lạnh, để dùng một ly cà phê đen nhỏ (cafezinho), để nói như một người nói chuyện với bạn bè của gia đình, để lắng nghe bầu tâm sự của mỗi người, cha mẹ, con cái, ông bà. .. Nhưng Ba Tây quá lớn! Không thể nào gõ mọi cánh cửa được! Vì vậy, tôi đã chọn đến đây, đến thăm cộng đồng của anh chị em; cộng đồng này hôm nay là đại diện cho tất cả các quận ở Ba Tây. Thật là một điều tuyệt vời khi được chào đón với tình yêu, lòng quảng đại, và niềm vui như thế này! Người ta chỉ cần nhìn vào cách anh chị em trang trí các đường phố của cộng đồng này là đủ hiểu; điều này cũng là dấu chỉ của một cảm tình sâu đậm hơn nữa, xuất phát từ con tim của anh chị em, từ con tim của tất cả mọi người Ba Tây trong tâm tỉnh lễ hội. Xin cám ơn mỗi anh chị em rất nhiều vì cách đón tiếp này! Và tôi cảm cặp vợ chồng Rangler và Joana vì những lời tốt đẹp của họ.

1. Từ giây phút đầu tiên tôi đặt chân lên đất Ba Tây, cho đến buổi gặp gỡ này ở đây với anh chị em, anh chị em đã làm cho cám thấy được đón chào. Và điều quan trọng là biết chào đón; điều này thậm chí còn đẹp hơn tất cả mọi tô điểm hoặc trang trí nhiều. Tôi nói điều này bởi vì khi chúng ta rộng lòng chào đón người khác và chia sẻ điều gì với họ - một ít thực phẩm, một chỗ trong nhà mình, thì giờ của mính – không những chúng ta không còn nghèo nữa, mà chúng ta được giàu thêm. Tôi biết rõ rằng khi một người nào đó cần thực phẩm gõ cửa anh chị em,thì anh chị em luôn luôn tìm cách chia sẻ thực phẩm; như câu tục ngữ nói, người ta có thể luôn luôn "thêm nước vào đậu"! Và anh chị em làm như vậy với tình yêu, chứng tỏ rằng sự giàu có thật không chỉ hệ tại ở vật chất, mà còn hệ tại ở con tim!

Và dân Ba Tây, đặc biệt là những người đơn giản nhất trong anh chị em, có thể cung cấp cho thế giới một bài học quý giá về tình đoàn kết, một từ thường bị người ta quên lãng hoặc không muốn nói đến, bởi vì nó làm cho người ta khó chịu. Tôi muốn kêu gọi những người sở hữu nhiều tài nguyên hơn, các cơ quan công quyền và tất cả mọi người thiện chí đang làm việc cho công bằng xã hội: đừng bao giờ mệt mỏi khi làm việc cho một thế giới công bằng hơn, được đánh dấu bởi tình đoàn kết chặt chẽ hơn! Không ai có thể tiếp tục vô cảm với sự bất bình đẳng vẫn còn tồn tại trên thế giới này! Mỗi người, tùy theo khả năng và trách nhiệm riêng của mình, phải đóng góp cách cá nhân vào việc chặn đứng quá nhiều bất công xã hội. Không phải, không phải nền văn hóa ích kỷ và cá nhân chủ nghĩa thường kiểm soát xã hội chúng ta, là nền văn hóa xây dựng và dẫn đến một thế giới dễ sống hơn; không phải nền văn hóa ấy, nhưng nền văn hóa đoàn; nền văn hóa đoàn kết chính là nhìn thấy trong những người khác không phải một đối thủ hoặc một con số, nhưng một người anh chị em. Và tất cả chúng ta đều là anh chị em.

Tôi muốn khuyến khích những nỗ lực mà xã hội Ba Tây đang thực hiện để phối hợp tất cả các phần tử của mình, bao gồm cả những người đau khổ nhất và có nghèo đói nhất, qua cuộc chiến chống lại nghèo đói và túng thiếu. Không nỗ lực "xây dựng hòa bình" nào có thể kéo dài, cũng như không một sự hòa hợp và hạnh phúc nào có thể đạt được trong một xã hội mà trong đó một phần của chính nó bị coi thường, đẩy ra ngoài lề hoặc loại ra. Một xã hội như thế chỉ đơn thuần làm cho chính nó thêm nghèo nàn, và mất đi một điều gì đó rất thiết yếu cho chính nó. Chúng ta đừng bao giờ để, không bao giờ được để nền văn hóa tẩy chay nhập vào tâm hồn chúng ta! Đừng để nền văn hóa tẩy chay nhập vào tâm hồn chúng ta,bởi vì chúng ta là anh chị em. Không được tẩy chay ai! Chúng ta hãy luôn nhớ điều này: chỉ khi nào chúng ta có thể chia sẻ thì chúng ta mới thực sự trở nên giàu có; tất cả những gì được chia sẻ đều tăng gấp bội! Hãy nghĩ đến việc Chúa Giêsu hóa bánh ra nhiều! Mức độ vĩ đại của một xã hội được xác định bởi cách nó đối xử với những người nghèo khổ nhất, những người không có gì ngoài sự nghèo đói của họ!

2. Tôi cũng muốn nói với anh chị em rằng Hội Thánh, "người ủng hộ công lý và bảo vệ người nghèo trước những sự bất bình đẳng không thể chấp nhận được về kinh tế và xã hội là những điều kêu thấu trời" (Tài Liệu Aparecida, 395), muốn hợp tác với tất cả mọi sáng kiến có ý thật sự phát triển mọi người và toàn thể con người. Các bạn thân mến, chắc chắn rằng cần phải cung cấp bánh cho người đói; đây là một hành động của công lý. Nhưng cũng còn một sự đói khát sâu thẳm hơn,sự đói khát một hạnh phúc mà chỉ một mình Thiên Chúa mới có thể làm cho thỏamãn. Sự đói khát nhân phẩm. Không có việc cổ võ công ích thực sự hoặc phát triển con người thực sự khi người ta không đếm xỉa gì đến những trụ cột cơ bản nâng đỡ một quốc gia, những lợi ích phi vật chất của nó: sự sống, một món quà của Thiên Chúa, một giá trị luôn luôn phải được bảo vệ và phát huy; gia đình, nền tảng của sự chung sống và biện pháp chống lại sự tan vỡ của xã hội; giáo dục toàn diện, là điều không thể bị thu lại thành việc chỉ truyền thông tin tức với mục đích tạo ra lợi nhuận; sức khỏe, là điều phải tìm kiếm hạnh phúc toàn diện của con người, cũng cả trong chiều kích tinh thần, cần thiết cho sự cân bằng của con người và cho việc chung sống lành mạnh; an ninh, trong niềm xác tín rằng chỉ có thể khắc phục được bạo lực bằng cách thay đổi tâm hồn con người.

3.Tôi muốn nói một điều cuối cùng, một điều cuối cùng. Ở đây, cũng như trong toàn thể nước Ba Tây, có rất nhiều người trẻ. Hỡi các người trẻ! Các con, các người trẻ thân yêu, các con đặc biệt nhạy cảm đối với những bất công, nhưng các con thường thất vọng bởi sự kiện nói về tham nhũng, về những người thay vì đi tìm công ích, lại tìm quyền lợi riêng của mình. Với các con cũng như với tất cả mọi người, cha nhắc lại: không bao giờ được chán nản, đừng mất niềm tin, đừng bao giờ để cho niềm hy vọng của các con bị dập tắt. Thực trạng có thể thay đổi, con người có thể thay đổi. Các con hãy tìm cách là những người đầu tiên mang lại điều lành, đừng học thói quen làm điều ác, nhưng đánh bại nó bằng điều lành.Hội Thánh đồng hành với các con, mang đến cho các con sự tốt lành quý giá nhất là đức tin, mang đến cho các con Chúa Giêsu Kitô, Đấng "đến để cho con người được sống và sống dồi dào" (Ga 10:10).

Hôm nay, tôi nói với tất cả anh chị em, đặc biệt là dân cư của cộng đồng Varginhanày: anh chị em không cô độc một mình, Hội Thánh ở với anh chị em, Đức Giáo Hoàng ở với anh chị em. Tôi mang mỗi người trong trái tim tôi và tôi nhận những ý định mà anh chị em mang tận đáy lòng anh chị em làm của riêng tôi: những lời tạ ơn vì những niềm vui, những lời cầu xin sự giúp đỡ trong những lúc khó khăn,những ước muốn được an ủi trong những lúc buồn rầu và đau khổ. Tôi phó thác tất cả cho sự chuyển cầu của Đức Mẹ Aparecida, Mẹ của tất cả những người nghèo của nước Ba Tây, và với tình cảm bao la, tôi ban phép lành cho anh chị em. Cám ơn!

http://giaoly.org/vn/
Lên đầu trang