Kinh Thánh
Thời kỳ
Sách
Chương
 
      Lm. Trịnh Ngọc Danh
Nghe Nhạc Thánh Ca trên điện thoại android
Bài suy niệm, chia sẻ
CHÚA NHẬT XXXIV THƯỜNG NIÊN - NĂM C: THẬP GIÁ, NGAI VUA TÌNH YÊU

CN XXXIV TN / C

Bài đọc 1 : (2 Sm 5:1-3)

Bài đọc 2 : (Cl 1:11-20)

Tin Mừng : (Lc 23:35-43)


Sau khi bị bắt, trước mặc các kỳ mục, thượng tế và kinh sư, Chúa Giêsu đã xác nhận Ngài là Đấng Mêsia , là Con Thiên Chúa. Nhưng khi điệu Ngài đến trước tòa Philatô, ngoài danh hiệu Mêsia, họ lại còn gán thêm cho Ngài một danh hiệu khác nữa: là vua: “ Chúng tôi phát giác tên này sách động dân tộc chúng tôi, và ngăn cản nộp thuế cho hoàng đế Xêda, lại còn xưng mình là Mêsia, là vua nữa.” Cũng chính từ lời vu khống ấy, Philatô cũng mỉa mai hỏi Ngài: “ Ông là vua dân Do thái sao?” Chúa Giêsu đã gián tiếp trả lời cho Philatô: “Chính ngài nói đó.” Và sau khi bị đóng đinh vào thập giá, Philatô lại cho đóng phía trên đầu Ngài  bản án viết: “ Đây là vua người Do thái.” Không ngai vàng, không cung điện, không thuộc hạ, không binh lính, không vũ khí, không có lấy một tấc đất để cư trú, ai có thể tin được một con người như thế lại là vua?

 

Trong cuộc tử nạn của Chúa Giêsu, đám đông thì đứng nhìn, những người quen biết và đi theo Ngài từ Galilê thì đứng đàng xa, còn các thủ lãnh, binh lính thì buông lời nhục mạ, chế giễu: : “ Nếu ông là vua dân Do thái thì cứu lấy mình đi!”, và ngay cả đến một trong hai tên tội phạm bị treo trên thập giá cùng với Ngài vẫn còn khiêu khích trục lợi: “ Ông không phải là Đấng Kitô sao? Hãy tự cứu mình đi và cứu cả chúng tôi với!” Duy chỉ có một người nhận ra Ngài  là  Thiên Chúa, là Vua của một Vương quốc; đó là “ phạm nhân sám hối”. Làm sao một tội nhân trong chốc lát đã nhận ra ông Giêsu cùng chịu đóng đinh như mình là Thiên Chúa, là một vị Vua?

 

Có lẽ điều đầu tiên làm cho anh ngạc nhiên là một người vô tội bị kết án oan, thế mà mặc cho người ta nhục mạ, chế giễu lại không một lời phản kháng, chỉ im lặng chấp nhận và còn lên tiếng xin với cha ông ấy tha cho họ vì họ không biết việc họ làm. Chính sự bao dung, tha thứ đó đã đáng động tâm hồn anh, đã giúp cho anh nhận ra mình là người đáng tội và nhận ra Đấng đang chịu đóng đinh là Thiên Chúa khi anh mắng tên gian phi kia: “ Mày đang chịu chung một hình phạt, vậy mà cả Thiên Chúa, mày cũng không biết sợ! Chúng ta chịu thế này là đích đáng, vì xứng với việc đã làm. Chứ ông này đâu có làm điều gì trái!” Và từ tâm tình sám hối, qua lời cầu xin với Đức Kitô, anh lại công nhận Ngài là vua của một Vương quốc: “ Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!” Chính thái độ nhận ra mình có tội và biết hối cải mà Đức Giêsu đã không do dự, không để ý gì đến quá khứ của anh, và đã tỏ uy quyền của mình khi quả quyết với anh: “ Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng.” Vua Tình Yêu đã biến đổi bóng tối thành ánh sáng nơi người  tội nhân biết sám hối. Sự cứu chuộc luôn luôn là một ơn huệ của Thiên Chúa. Ngài ban một cách quảng đại cho những ai biết mình tội lỗi và sám hối.

 

Những gì người ta cố tình vu oan để kết án Chúa Giêsu lại trở thành sự thật: Đức Kitô là Vua vũ trụ, Vua Tình yêu. Vua trần thế lấy vũ khí quyền lực để cai trị. Vua Giêsu lại phục vụ trong yêu thương.  Không lung lạc trước những thách thức khiêu khích: “ Nếu ông là vua dân Do thái thì cứu lấy mình đi!” Vua Tình Yêu đã chấp nhận chết như phạm nhân, nhưng trị vì từ trên thập giá. Ngài đã đến không phải để chinh phục mà để hoán cải, không phải để thống trị nhưng để giải phóng, không phải để cai trị nhưng để phục vụ.

 

Thập giá đã đưa Đức Kitô đến tuyệt đình vinh quang thì nhưng người bước đi theo Ngài cũng phải vác thập giá mình mà theo Chúa. Con đường khổ giá mà chúng ta phải theo là sám hối và tin vào Tin Mừng. Hãy nhìn ngắm thánh giá để tôn vinh Thiên Chúa như viên đội trưởng : “ Người này thật là công chính “ và  như đám đông “ đấm ngực trở về nhà”. Người gian phi biết sám hối đã đem lại cho tất cả chúng ta niềm hy vọng vào Vua Tình yêu. 

 


Gửi phản hồi - thắc mắc

Tên của bạn *
Địa chỉ
Email *
Điện thoại
   
Câu hỏi