Kinh Thánh
Thời kỳ
Sách
Chương
 
      Lm. Trịnh Ngọc Danh
Nghe Nhạc Thánh Ca trên điện thoại android
Bài viết
CHỦ ĐỀ I - Suy Niệm 19: SỨ MỆNH CHÍNH CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO LÀ LOAN BÁO TIN MỪNG
SUY NIỆM 19
SỨ MỆNH CHÍNH CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO
LÀ LOAN BÁO TIN  MỪNG
      F 1Cr 1,17 : Thánh Phaolô : “Đức Kitô đã chẳng sai tôi đi làm Phép Rửa, nhưng sai tôi đi rao giảng Tin Mừng,và rao giảng không phải bằng lời lẽ khôn khéo để thập giá Đức Kitô khỏi trở nên vô hiệu.”
          1. Dù ông Phaolô đã làm Phép Rửa cho nhiều người lớn nhỏ, cụ thể như gia đình bà Lydia (x Cv 16,14-15) ; gia đình ông Krispo (x Cv 18,8) ; gia đình ông Stêphana (x 1Cr 1,16). Nhưng ông lại nói : “Đức Kitô đã chẳng sai tôi đi làm Phép Rửa, nhưng sai tôi đi giảng Tin Mừng”, vì ba lý do :
          a.Không phải chỉ ban Bí tích Thánh Tẩy mới có ơn tha tội, mà suốt đời người Kitô hữu còn được thanh tẩy bởi Lời Chúa. Thực vậy, Đức Giêsu đã nói với các môn đệ : “Anh em được thanh sạch rồi, nhờ Lời Thầy đã nói với anh em” (Ga 15,3).
         b.Trải nghiệm của Hội Thánh khi thi hành Mục Vụ là muốn cho người tân tòng lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy được sốt sắng và sống Đạo tốt, thì người ấy cần phải được học giáo lý trước khi lãnh Bí tích này.
      Vì thế Công Đồng Vat.II, trong lãnh vực canh tân Phụng Vụ luôn luôn khuyến khích các mục tử nên cử hành Phụng Vụ Lời Chúa trước khi ban bất cứ Bí tích nào cho tín hữu.
       c. Bí tích Thánh Tẩy bằng nước thì nhấn mạnh ơn tái sinh được làm con Thiên Chúa ; còn sinh lại bởi Lời Chúa thì nhấn mạnh việc giáo dục và hướng dẫn người tín hữu sống đẹp lòng Chúa. Ví như cha mẹ không chỉ sinh con là hết nhiệm vụ, mà còn có trách nhiệm giáo dục con cái.
      Đức Hồng y Yves Congar, nhà Thần học, đã đóng vai trò quan trọng trong việc soạn thảo các bản văn của Công Đồng Vat.II đã cho một nhận xét : “Nếu một giáo xứ suốt 30 năm chỉ được nghe giảng Lời Chúa mà không cử hành Thánh Lễ, thì đời sống Đức Tin và lòng Mến của họ vẫn trổi vượt hơn một giáo xứ suốt 30 năm chỉ cử hành Thánh Lễ mà không được nghe giảng”.
       2. “Rao giảng không phải bằng lời lẽ khôn khéo, để thập giá Đức Kitô khỏi trở nên vô hiệu” có nghĩa là :
       a.Ngôn sứ của Chúa không chỉ mong được người nghe khen. Thật đáng buồn vì nhiều thầy giảng muốn tỏ cho giáo dân biết mình là người trí thức, am hiểu nhiều chuyện trên đời, đọc nhiều sách vở, đến nỗi biến Tòa giảng thành đài thông tin những sinh hoạt xã hội! Vì thế thánh Phaolô đòi các thầy giảng phải xác tín :
Tôi giảng mà chẳng có dùng lời lẽ khôn khéo hấp dẫn, nhưng chỉ dựa vào bằng chứng xác thực của Lời Chúa (Thần Khí) và quyền năng Thiên Chúa” (1Cr 2,4).
             b.Người giảng Lời Chúa không chỉ nhắm giảng cho thính giả phải khóc, phải cười, mà phải công bố sự thật, chỉ giảng chân lý Tin Mừng, dù biết có nhiều điều người nghe không chấp nhận. Kìa, ta cứ nhìn Đức Giêsu giảng một bài quan trọng nhất về Bí tích Thánh Thể, mà cả đoàn lũ dân đông vô kể, trong đó có  nhiều môn đệ theo Đức Giêsu lên tiếng chê bai : “Lời chi mà sống sượng thế! Ai nào có thể nghe nổi!” Thế là tất cả lần lượt quay gót bỏ đi! Nhưng Đức Giêsu không hối tiếc về bài giảng không làm vừa ý mọi người, Ngài còn thách thức Nhóm Mười Hai : “Cả các ngươi, các ngươi không muốn bỏ về sao?” (Ga 6,27-67).
      Vì thế thánh Tông Đồ nói : “Nếu tôi còn muốn làm đẹp lòng người đời, thì tôi không phải là tôi tớ của Đức Kitô” (Gl 1,10b). 
Lên đầu trang
Các bài khác cùng chủ đề: