Kinh Thánh
Thời kỳ
Sách
Chương
 
      Lm. Trịnh Ngọc Danh
Nghe Nhạc Thánh Ca trên điện thoại android
Bài viết
CHỦ ĐỀ I - Suy Niệm 21: TÍCH CỰC LOAN BÁO LỜI CHÚA LUÔN PHẢI ĐẶT HÀNG ĐẦU
SUY NIỆM 21
 TÍCH CỰC LOAN BÁO LỜI CHÚA                 LUÔN PHẢI ĐẶT HÀNG ĐẦU
F 2Tm 4,2-4 : Thánh Phaolô nhắc nhở đồ đệ Timôthêu : “Hãy rao giảng lời Chúa, hãy lên tiếng, lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện ; hãy biện bác, ngăm đe, khuyên nhủ, với tất cả lòng nhẫn nại và chủ tâm dạy dỗ. Thật vậy, sẽ đến thời người ta không còn chịu nghe giáo lý lành mạnh, nhưng theo những dục vọng của mình mà kiếm hết thầy này đến thầy nọ, bởi ngứa tai muốn nghe. Họ sẽ ngoảnh tai đi không nghe chân lý, nhưng hướng về những chuyện hoang đường. Phần anh, hãy thận trọng trong mọi sự, hãy chịu đựng đau khổ, làm công việc của người loan báo Tin Mừng và chu toàn chức vụ của anh”.  
      Thánh Phaolô muốn ông Timôthê, người môn đệ, phải xác tín rằng : Với trái tim yêu Chúa và đồng loại, thì phải tích cực loan báo Tin Mừng, không một lý do nào làm trì hoãn! Phải giảng Lời Chúa với tinh thần của thầy Phaolô : “Tôi có sự thật của Đức Kitô, thì sẽ không ai bịt miệng tôi được!” (2 Cr 11,10a – Bản dịch NTT).
Chính tình yêu Đức Kitô thúc bách giảng Lời, cả những lúc không còn ai khao khát sự thật, nhất là trong một xã hội phủ nhận Thiên Chúa, thì sự gian dối, xảo trá, lừa đảo tinh vi, lại được người ta cho là khôn ngoan, cao tay ấn,để huênh hoang với đời!! Thực ra,lời thánh Tông Đồ khuyên đồ đệ Timôthê phải tích cực rao giảng Lời trong mọi hoàn cảnh, xem ra trái với Lời Đức Giêsu dạy : Của thánh, đừng quăng cho chó ; ngọc trai, chớ liệng cho heo, kẻo chúng giày đạp dưới chân, rồi còn quay lại cắn xé anh em. (Mt 7,6).
-       “Chó” ám chỉ dân ngoại (x Mt 15,26) ;
-       “Heo” ám chỉ những kẻ thuộc về satan (x Mt 8,32).
Loại người này chỉ mê của đời, coi nó như thần hộ mệnh, chẳng màng chi đến chân lý, lại còn quyết liệt chống đối Thiên Chúa. Người như thế thì chớ hoài công giảng Lời cho nó.
Thực vậy, khi Đức Giêsu đánh đuổi bọn buôn bán ra khỏi Đền Thờ, thì những kẻ chống đối vặn hỏi Ngài : “Ông lấy quyền nào mà làm các điều ấy?” Đức Giêsu thấy họ không có lòng ngay thẳng, nên Ngài trả lời : “Tôi không nói cho các ông tôi lấy quyền nào mà làm các điều ấy” (x Mt 21,23-27).
Ông Phaolô đã gặp trường hợp này, khi ông đến giảng cho dân thành Athêna, đang khi họ thờ một vị thần VÔ DANH, vì chính họ không biết lý lịch về vị thần này! Nên khi dân thành nghe ông Phaolô giảng về Chúa Giêsu Phục Sinh, về sự sống lại, họ cười nhạo và đuổi khéo ông : “Để khi khác chúng tôi sẽ nghe”. Thế là ông Phaolô ra đi không quay lại thành này nữa ! (x Cv 17,16t). Còn lời dạy của ông Phaolô về việc rao giảng trong mọi hoàn cảnh, chỉ có ý nói đến lớp người chưa hề biết Chúa, họ sống trong u mê lầm lạc, thì phải tích cực giảng Lời cho họ.
Bởi thế  “kẻ nào lừng khừng trong việc giảng dạy là  làm mất ơn Chúa, trở nên kẻ cay đắng, gây xáo trộn và làm hư hỏng nhiều người(Dt 12,15).
      F Theo Gn 1 : Ông Giona không muốn giảng Lời Chúa cho dân ngoại, nên ông xuống tầu vượt biển trốn lệnh Chúa. Sóng gió tức khắc nổi lên suýt nhận chìm cả đoàn người trên tầu xuống đáy biển, nếu người ta không xô ông xuống biển cho cá nuốt !
      Ông Giona không đi giảng Lời cho dân ngoại Ninivê, vì người Do Thái tin rằng Chúa chỉ ban Lời cho dân tộc họ, cũng như Chúa chỉ cứu dân tộc này. Nên có giảng Lời cho dân ngoại cũng vô ích, có khi còn bị hại nữa! Thế nhưng Chúa không cho phép ai suy nghĩ như thế. Kẻ nào không hết lòng giảng Lời cho đồng loại là kéo tai họa ập đến phủ đầu mình trước, lại còn gây sóng gió làm xáo trộn những người xung quanh!
Lịch sử Hội Thánh minh chứng : Các Tông Đồ xao nhãng việc cầu nguyện và giảng Lời, vì bận tâm lo phục vụ bàn ăn, đã gây xáo trộn cộng đoàn ! Cuối cùng các Tông Đồ phải trao nhiệm vụ ấy cho các Phó tế, còn các ông trở lại bổn phận chính của mình là cầu nguyện và giảng Lời, từ bấy giờ cộng đoàn được bình an và phát triển (x Cv 6, 1-7).
      Như vậy các Tông Đồ khi nhận tiền của giáo dân dâng cúng để chia sẻ đồng đều cho mọi người, các ông tưởng làm vậy là sống Đạo thực tế. Nhưng trước mặt Chúa các ông mắc tội đã xao nhãng bổn phận chính là cầu nguyện và giảng Lời, vì khi bận rộn nhận tiền và chia sẻ của vật chất, các Tông Đồ đã dồn thời gian vào việc phụ. Đó là lý do gây xáo trộn trong cộng đoàn.
     Với trải nghiệm ấy, thánh Tông Đồ nhắc nhở cho Giám mục Timôthê : Nhiều người hình thức của Đạo Thánh thì họ còn giữ, nhưng cái chính yếu thì đã chối bỏ. Anh hãy lánh xa loại người ấy” (2Tm 3,5).
Thánh Augustin nói mỉa mai : “Bạn chạy khỏe lắm đó, nhưng trật đường mất rồi.
      Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II than phiền : Một nỗi nguy hiểm thường xảy ra nơi các giáo sĩ, là họ quá hăng say trong những công việc của Chúa, mà quên mất Chúa là Chủ của công việc. Nghĩa là cầu nguyện và giảng Lời Chúa mới thực là chủ mọi công việc ta làm.
      Bởi vậy, Giáo phận nào, giáo xứ nào hoặc gia đình nào, người thủ lãnh trong cộng đoàn ấy không quan tâm dạy Lời Chúa, chắc chắn gây xáo trộn và sinh ra nhiều tệ đoan ! 
Lên đầu trang
Các bài khác cùng chủ đề: