Kinh Thánh
Thời kỳ
Sách
Chương
 
      Lm. Trịnh Ngọc Danh
Nghe Nhạc Thánh Ca trên điện thoại android
Bài giảng
Thánh Lễ, Thánh Thể
BÀI GIẢNG
 


Mỗi lần tham dự Thánh Lễ và đến phần cuối Lễ, chúng ta lại được Chúa trao cho một sứ mệnh, “anh chi em hãy ra đi bình an và phục vụ Chúa” cỡ như các tín hữu tiên khởi đã gom góp tài sản thành của chung và chia sẻ cho những người túng thiếu. Họ đã hiệp nhất trong lời ca tụng và hành động bẻ bánh để đến độ không quản ngại những khó khăn, sợ hãi, tốn kém, chỉ lo sao Tin Mừng Chúa Phục Sinh được loan truyền. Họ đã sống đúng tinh thần của Thánh Lễ vì Thánh Lễ đối với họ không bao giờ chấm dứt, mà luôn được tiếp diễn qua việc rao giảng Lời Chúa và phân phát cơm ăn áo mặc. Vì thế, câu chúc cuối lễ của linh mục chủ tế cần phải được hiểu cho đúng với tinh thần của Thánh Lễ “Go in peace to love and serve the Lord” nghĩa là “Ra đi trong yêu thương và phuc vụ Thiên Chúa.” Thánh Lễ không bao giờ thật sự chấm dứt nên câu “Lễ xong…” không nên được hiểu theo nghĩa đen “chúc anh chị em ra về bằng an” cũng không được hiểu như là về nhà đóng cửa lại bước vào phòng leo lên giường ngủ cho chắc chắn và bình an. Thay vào đó, người vừa tham dự Thánh Lễ sẽ bước ra ngoài nhà thờ một cách mau mắn và hăng hái để sẵn sàng nói và làm điều gì miễn là Danh Chúa được cả sáng và tha nhân được hưởng nhờ.

Trước khi về trời, Chúa Giêsu ủy thác cho các môn đệ sứ vụ loan báo Tin Mừng như sau: “Anh em hãy ra đi rửa tôi cho muôn dân nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, và giảng dạy cho họ hết mọi điều Thầy truyền day cho anh em” (Gioan 28:19-20). Thường thì chúng ta nhấn mạnh đến việc học đạo trước rồi đến rửa tội sau và như thế là xong, hoặc là học đao trước rồi đám cưới sau và như thế là đủ. Rửa trước và giảng dạy sau nói lên tầm quan trọng của việc tiếp tục học hỏi và sống đạo không bao giờ ngưng cho tới chết.

Như vậy thì Thánh Lễ không bao giờ thật sự chấm dứt và việc rao giảng và học hỏi Lời Chúa cũng không bao giờ được gọi là đầy đủ và hoàn tất. Trải qua bao thế hệ và qua rất nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử Giáo Hội, các Kitô hữu đã hiểu biết về Thiên Chúa và Thánh Kinh ngày một trưởng thành hợn. Ðó là nhờ ơn soi sáng của Chúa Thánh Thần mà Chúa Giêsu hứa ban trong lời nguyên hiến tế của Ngài, “Thần Chân Lý đến từ nơi Cha sẽ dẵn dắt các con dần dần đến sự vẹn toàn.”

Cuộc đời là Thánh Lễ vì Thánh Lễ không bao giờ chấm dứt. Thánh Lễ được khởi sư từ Bàn Tiệc Lời Chúa và Ban Tiệc Thánh Thể. Nếu một Kitô hữu không bao giờ biết suy gẫm Lời Chúa; không chịu đọc Kinh Thánh; không học hỏi thêm về các bài đọc sách thánh qua những sách vở, báo chí, đặc san hoặc trên những trang web thì ít ra cũng cố gắng tham dự Thánh Lễ hằng tuần một cách trọn vẹn. Tham dự Thánh Lễ trọn vẹn chẳng khác chi dự một bữa đại tiệc trọn vẹn. Trong bữa tiệc Thánh Lễ, người tham dự phải biết mở miệng ra ca tụng Thiên Chúa cũng như đáp lại những câu của linh mục chủ tế hoặc ca viên. Ho phải mở tai ra lắng nghe Lời Chúa qua các bài đọc, bài giảng và những câu kinh nguyện cầu cũng như ca tụng. Ðặc biệt là họ phải bước lên bàn thánh đưa tay ra lãnh nhận lấy của ăn Thánh Thể đồng thời miệng thưa “Amen.” Bữa tiệc được tạm kết thúc bằng câu sai đi của Linh Mục chủ tế được hiểu ngầm là “Bạn hãy hăng hái ra đi, tiếp tục suy gẫm những điều đã lắng nghe, cố gắng đem áp dụng vào cuộc sống trong tuần của mình, và trong mọi sự hãy nói và làm sao cho danh Chúa được nhân biết.”

Ðể có lễ vật tinh thần dâng lên Chúa trong Thánh Lễ Chúa Nhật tuần tới, bạn hãy gom góp những thành quả của một tuần sống Lời Chúa qua những sự hy sinh và phục vụ, những hành động chia sẻ, những lời cầu nguyện, những gương lành phúc đức, những cử chỉ khoan dung tha thứ cho một người… Những lễ vật hy sinh nhỏ bé đó được kết hiệp với Chiên Thiên Chúa sẽ trở thành của lễ vĩ đại đẹp lòng Chúa Cha nhất.


Gửi phản hồi - thắc mắc

Tên của bạn *
Địa chỉ
Email *
Điện thoại
   
Câu hỏi

Lên đầu trang
Các bài giảng khác: